HỌC NHI BẤT TƯ TẮC VÕNG, TƯ NHI BẤT HỌC TẮC ĐÃI

Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi 
(Vi Chính)

 

學而不思則罔,思而不學則殆

(为政)

 

Học mà không suy tư tất sẽ sai lầm, suy tư mà không học tất sẽ bế tắc. 

Nếu làm một cuộc điều tra trong bạn trẻ về loại sách mà họ thích đọc thì kết quả sẽ cho thấy họ thích đọc loại sách nào? Đang trong thời buổi thực dụng, ai cũng muốn ''khai quyển hữu ích'', chúng ta càng nên đặt ra câu hỏi: Đâu là ích lợi của sách?


Đọc sách là phương thức tốt nhất để tiếp thu tri thức, nhưng ''Tận tín thư bất như vô thư” (Tin hết ở sách thà không có sách còn hơn), mặt khác, nếu đọc sách mà nói lướt qua là biết hết, hoặc đọc ngấu nghiến không chịu suy nghĩ, tiếp thu phiến diện, đại lược, biết một mà chẳng biết hai, nhiều khi nhầm lẫn, như thế thật là tai hại. Đó không phải là lỗi của sách.


Đồ ăn thức uống phải qua quá trình tiêu hóa rồi cơ thể mới hấp thu, tri thức cũng như vậy: Kiến thức là kết quả của quá trình phân loại, chỉnh lý, qui nạp. Những thao tác trên là do công sức của cá nhân quyết định, có người hiểu rõ được vấn đề là do dụng tâm suy nghĩ, dùng kinh nghiệm để tra cứu, hiệu quả tự nhiên lớn. Còn như chỉnh lý khảo sát sơ sài, kiến thức thu vào ngưng kết ở não, như thế càng đọc càng gây tai hại.

 


Phương pháp đọc sách là: ''Bác học, thẩm vấn, thận tư, minh biện, đốc hành" (Học rộng, hỏi kỹ, thận trọng suy nghĩ, biện luận sáng suốt, thực hành cần mẫn). Đây là một châm ngôn toàn mỹ, bạn hãy theo đúng trình tự đó và không được bỏ qua một bước nào.
 

“Hoài nghi và thắc mắc đó là bước khởi đầu của tư duy”. 


Theo: Bách Khoa Tri Thức

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết