10 Nghệ Nhân Làm Ấm Tử Sa Nổi Tiếng Trung Quốc
Các nghệ nhân làm ấm tử sa đều được mọi người dành sự tôn trọng và ngưỡng mộ nhất định.Ấm tử sa Nghi Hưng được xem là 1 trong 4 quốc bảo của Trung Quốc và đã được biết đến như một loại ấm pha trà ngon nhất.Để có được sự nổi tiếng này một phần nhờ dòng đất tử sa quý hiếm nhưng không thể không kể đến các nghệ nhân làm ấm tử sa.Trong suốt thời gian phát triển dòng ấm tử sa đã xuất hiện nhiều nghệ nhân làm ấm tử sa với tay nghề, kỹ thuật, thẩm mỹ, sáng tạo khác nhau.
1. Nghệ Nhân Cố Cảnh Chu
Nghệ nhân làm ấm tử sa Cố Cảnh Chu (1915 – 1996) là một nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc, gia đình ông có truyền thống nghề thủ công làm ấm.Ông được thừa hưởng năng khiếu và được hướng dẫn, truyền thụ từ gia đình cho nên vào năm 18 tuổi ông đã trở thành nghệ nhân ấm tử sa nổi tiếng vùng Nghi Hưng.Ông đã qua đời rất lâu về trước nhưng những tác phẩm của ông tới giờ vẫn được nhiều người yêu thích. Thậm chí chiếc ấm tử sa đắt nhất cũng là do ông chế tác.
Cả sự nghiệp của ông đã cho ra đời rất nhiều dáng ấm nổi tiếng, có giá trị cho đến ngày nay.
Ông chính là một trong các nghệ nhân làm ấm tử sa nổi tiếng khắp thế giới.Một trong những dáng ấm nổi tiếng mà ông đã chế tác có thể kể đến như: Thạch Biều, Báo Xuân Mai, Liên Tử, Tăng Mao, Như Ý,… chúng đều có những chiếc ấm được đấu giá với mức giá rất cao (có thể lên tới hàng tỷ đồng).Có một điều có thể bạn chưa biết là ông không chỉ là nghệ nhân mà còn là một người thầy tận tình.
Ông đã đào tạo nhiều nghệ nhân nổi tiếng như: Lý Cảnh Hồng, Từ Hán Đường,…
2. Nghệ Nhân Tưởng Dung
Nghệ nhân tiếp theo được nhiều người biết đến đó là Tưởng Dung. Bà sinh ra và lớn lên tại vùng đất Nghi Hưng, từ năm lên 11 bà đã bắt đầu làm quen với ấm tử sa.Bà không thành công sớm như nghệ nhân Cố Cảnh Chu. Năm 25 tuổi bà cho ra tác phẩm đầu tiên trong sự nghiệp làm ấm tử sa có tên là Nho Sóc.
Để phát triển cũng như nâng cao tay nghề bà đã gia nhập 1 công ty chuyên sản xuất đồ trang sức giả cổ. Ở đây bà đã được tiếp xúc với nhiều trường phái nghệ thuật và các kỹ thuật làm gốm. Sau một thời gian học hỏi bà đã quay trở về quê nhà và phát triển dòng ấm tử sa.
Những tác phẩm của bà gần gũi với cuộc sống của con người và có tính thẩm mỹ cao. Một số tác phẩm của bà có thể kể đến: Bích Hoa, Bí Ngô, Cà Tím, Trường Thọ,…Con đường của bà không phải dễ dàng, bị gián đoạn khá nhiều, đặc biệt là cách mạng văn hóa ở Trung Quốc.
Tác phẩm của bà thường lấy cảm hứng từ hình dáng cây cỏ hoa lá. Đồng thời bà cũng đào tạo ra nhiều nghệ nhân xuất sắc. Trong số đó có thể kể đến con gái bà là Tưởng Nghệ Hoa.Đặc biệt tác phẩm của bà đã được thủ tướng Chu Ân Lai làm quà để tặng cho chính khách nước ngoài. Trải qua nhiều năm trong nghề bà đã được công nhận là Đại nghệ sư mỹ thuật công nghệ
3. Nghệ Nhân Từ Hán Đường
Nghệ nhân Từ Hán Đường là một trong các nghệ nhân làm ấm tử sa theo học nghệ nhân Cố Cảnh Chu.Ông sinh năm 1932 trong một gia đình có truyền thống nghề làm gốm thủ công. Năm 16 tuổi ông đã bắt đầu làm ấm tử sa. 2 năm sau ông theo học Cố Cảnh Chu.Những tác phẩm của ông có những nét nghệ thuật tương đồng với người thầy của mình.
Ông thiên về những đường nét tinh xảo trên ấm.Ông cũng tham gia công tác nghiên cứu và viết sách, các cuốn sách ông đã cho ra đời như: Trà và ấm, Hình dáng ấm trà truyền thống, Nghệ thuật ấm tử sa truyền thống.Ông đã có những tác phẩm được lưu trữ trong viện bảo tàng như: bảo tàng Nam Kinh, bảo tàng Lịch Sử, và các bảo tàng nước ngoài.
4. Nghệ Nhân Đàm Tuyền Hải
Nghệ nhân Đàm Tuyền Hải là một trong các nghệ nhân làm ấm tử sa, sinh năm 1939 tại Nghi Hưng. Tốt nghiệp Học viện Nghệ Thuật năm 1976.Sau khi tốt nghiệp ông bắt đầu ứng dụng những kiến thức của mình vào những tác phẩm ấm tử sa.Năm 2004 ông chính thức được phong tặng nghệ nhân cấp quốc gia. Ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong ngành gốm sứ.Các tác phẩm của ông được đánh giá cao và nhận được nhiều giải thưởng danh giá:
+ Giải vàng tại Hội chợ ở Đức vào năm 1984
+ Giải nhất tại Triển lãm ở Giang Tô năm 1985
+ Giải nhất tại Triển lãm ở Chiết Giang
5. Nghệ Nhân Uông Dân Tiên
Nghệ nhân Uông Dân Tiên bắt đầu tiếp xúc và làm ấm tử sa từ những năm 14 tuổi. Đến năm 17 tuổi bà nhận được sự dẫn dắt của những nghệ nhân nổi tiếng.Sau hơn 10 năm nhận được sự chỉ dạy bà đã nhận được những kinh nghiệm làm ấm tử sa, cũng như có cho mình mắt thẩm mỹ riêng.Cho tới nay bà đã có hơn 100 sản phẩm đạt nhiều giải thưởng tại các triển lãm gốm sứ trong và ngoài nước.Phần lớn các tác phẩm của bà được sử dụng như lễ vật quốc gia tặng cho chính khách và được lưu giữ tại các bảo tàng lớn.
Các dáng ấm tiêu biểu của nghệ nhân Uông Dân Tiên có thể kể đến: Bí Ngô, Thạch Biều,…
6. Nghệ Nhân Báo Chí Cường
Đây cũng là một trong các nghệ nhân làm ấm tử sa sinh ra và lớn lên tại làng gốm Nghi Hưng. Ông được nhận sự truyền dạy của nhiều nghệ nhân.Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Ngô Văn Căn ông học khắc trên các sản phẩm gốm sứ.
Tác phẩm của ông không chỉ nổi tiếng về dáng ấm mà còn về kỹ thuật tinh xảo và thư pháp được khắc trên những chiếc ấm tử sa.Năm 1975 ông được cử đi nghiên cứu ở Học Viện Kỹ Thuật về gốm sứ.Ông được công nhận là nghệ nhân cấp quốc gia về gốm sứ và có nhiều giải thưởng tại các chương trình triển lãm lớn.
7. Nghệ Nhân Cố Thiệu Bồi
Vào năm 13 tuổi ông được gia đình cho vào trường học nghề làm ấm tử sa.Chính tại đây ông đã được nghệ nhân nổi tiếng Cố Cảnh Chu chỉ dạy. Về sau ông có nhiều tác phẩm đã dành nhiều giải thưởng lớn tại tỉnh lẫn quốc gia.
Năm 1989 ông trở thành phó chủ tịch hội làng nghề gốm sứ tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
8. Nghệ Nhân Lưu Kiến Bình
Lưu Kiến Bình sinh năm 1957, bắt đầu từ năm 19 ông bắt đầu học nghề làm gốm tử sa.
Năm 1983 ông tốt nghiệp Học viện nghệ thuật Nam Kinh, sau đó 6 năm ông tốt nghiệp Học viện mỹ thuật.
Các tác nổi tiếng của ông có thể kể đến: Cô Đề Lương, Châu Bàn.
Những tác phẩm của ông cũng đạt giải lớn tại các chương trình triển lãm.
9. Nghệ Nhân Lý Xương Hồng
Nghệ Nhân Lý Xương Hồng sinh năm 1937 tại làng gốm Nghi Hưng. Từ năm 1955 ông bắt đầu học nghề làm gốm tử sa dưới sự chỉ dạy của nghệ nhân Cố Cảnh Chu.
Các tác phẩm của ông từng giành nhiều giải tại các hội chợ và triển lãm lớn trong, ngoài nước.
Ông dành rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và biên tập các tài liệu liên quan tới ấm tử sa, cho thấy ông rất yêu thích lĩnh vực này.
Ông được công nhận là nghệ nhân 1989 và nghệ nhân cấp quốc gia vào năm 2000.
10. Nghệ Nhân Châu Quế Trân
Nghệ nhân Châu Quê Trân sinh năm 1943 tại Nghi Hưng. Bà cũng là một học trò của nghệ nhân Cố Cảnh Chu.
Bà là một trong các nghệ nhân làm ấm tử sa tiêu biểu, có phong cách nghệ thuật độc đáo.
Một trong những dáng ấm nổi tiếng bà là ấm Thạch Biều, Cô Đề Lương và Tập Ngọc.
—
Trên đây là các nghệ nhân làm ấm tử sa mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn. Còn nhiều nghệ nhân khác chưa được nhắc tới như: Hà Đạo Hồng, Thẩm Cừ Hoa, Chu Khả Tâm, Ngô Vân Căn, Bùi Thạch Dân,…
Đây đều là những gương mặt tiêu biểu nghệ thuật ấm tử sa vào thế kỷ 20. Trong đó 2 nghệ nhân Cố Cảnh Chu và Tưởng Du là những người đi đầu trong phong trào này.
Uống Trà Thôi
Theo vuivoitra
1. Nghệ Nhân Cố Cảnh Chu
Nghệ nhân làm ấm tử sa Cố Cảnh Chu (1915 – 1996) là một nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc, gia đình ông có truyền thống nghề thủ công làm ấm.Ông được thừa hưởng năng khiếu và được hướng dẫn, truyền thụ từ gia đình cho nên vào năm 18 tuổi ông đã trở thành nghệ nhân ấm tử sa nổi tiếng vùng Nghi Hưng.Ông đã qua đời rất lâu về trước nhưng những tác phẩm của ông tới giờ vẫn được nhiều người yêu thích. Thậm chí chiếc ấm tử sa đắt nhất cũng là do ông chế tác.
Cả sự nghiệp của ông đã cho ra đời rất nhiều dáng ấm nổi tiếng, có giá trị cho đến ngày nay.
Ông chính là một trong các nghệ nhân làm ấm tử sa nổi tiếng khắp thế giới.Một trong những dáng ấm nổi tiếng mà ông đã chế tác có thể kể đến như: Thạch Biều, Báo Xuân Mai, Liên Tử, Tăng Mao, Như Ý,… chúng đều có những chiếc ấm được đấu giá với mức giá rất cao (có thể lên tới hàng tỷ đồng).Có một điều có thể bạn chưa biết là ông không chỉ là nghệ nhân mà còn là một người thầy tận tình.
Ông đã đào tạo nhiều nghệ nhân nổi tiếng như: Lý Cảnh Hồng, Từ Hán Đường,…
2. Nghệ Nhân Tưởng Dung
Nghệ nhân tiếp theo được nhiều người biết đến đó là Tưởng Dung. Bà sinh ra và lớn lên tại vùng đất Nghi Hưng, từ năm lên 11 bà đã bắt đầu làm quen với ấm tử sa.Bà không thành công sớm như nghệ nhân Cố Cảnh Chu. Năm 25 tuổi bà cho ra tác phẩm đầu tiên trong sự nghiệp làm ấm tử sa có tên là Nho Sóc.
Để phát triển cũng như nâng cao tay nghề bà đã gia nhập 1 công ty chuyên sản xuất đồ trang sức giả cổ. Ở đây bà đã được tiếp xúc với nhiều trường phái nghệ thuật và các kỹ thuật làm gốm. Sau một thời gian học hỏi bà đã quay trở về quê nhà và phát triển dòng ấm tử sa.
Những tác phẩm của bà gần gũi với cuộc sống của con người và có tính thẩm mỹ cao. Một số tác phẩm của bà có thể kể đến: Bích Hoa, Bí Ngô, Cà Tím, Trường Thọ,…Con đường của bà không phải dễ dàng, bị gián đoạn khá nhiều, đặc biệt là cách mạng văn hóa ở Trung Quốc.
Tác phẩm của bà thường lấy cảm hứng từ hình dáng cây cỏ hoa lá. Đồng thời bà cũng đào tạo ra nhiều nghệ nhân xuất sắc. Trong số đó có thể kể đến con gái bà là Tưởng Nghệ Hoa.Đặc biệt tác phẩm của bà đã được thủ tướng Chu Ân Lai làm quà để tặng cho chính khách nước ngoài. Trải qua nhiều năm trong nghề bà đã được công nhận là Đại nghệ sư mỹ thuật công nghệ
3. Nghệ Nhân Từ Hán Đường
Nghệ nhân Từ Hán Đường là một trong các nghệ nhân làm ấm tử sa theo học nghệ nhân Cố Cảnh Chu.Ông sinh năm 1932 trong một gia đình có truyền thống nghề làm gốm thủ công. Năm 16 tuổi ông đã bắt đầu làm ấm tử sa. 2 năm sau ông theo học Cố Cảnh Chu.Những tác phẩm của ông có những nét nghệ thuật tương đồng với người thầy của mình.
Ông thiên về những đường nét tinh xảo trên ấm.Ông cũng tham gia công tác nghiên cứu và viết sách, các cuốn sách ông đã cho ra đời như: Trà và ấm, Hình dáng ấm trà truyền thống, Nghệ thuật ấm tử sa truyền thống.Ông đã có những tác phẩm được lưu trữ trong viện bảo tàng như: bảo tàng Nam Kinh, bảo tàng Lịch Sử, và các bảo tàng nước ngoài.
4. Nghệ Nhân Đàm Tuyền Hải
Nghệ nhân Đàm Tuyền Hải là một trong các nghệ nhân làm ấm tử sa, sinh năm 1939 tại Nghi Hưng. Tốt nghiệp Học viện Nghệ Thuật năm 1976.Sau khi tốt nghiệp ông bắt đầu ứng dụng những kiến thức của mình vào những tác phẩm ấm tử sa.Năm 2004 ông chính thức được phong tặng nghệ nhân cấp quốc gia. Ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong ngành gốm sứ.Các tác phẩm của ông được đánh giá cao và nhận được nhiều giải thưởng danh giá:
+ Giải vàng tại Hội chợ ở Đức vào năm 1984
+ Giải nhất tại Triển lãm ở Giang Tô năm 1985
+ Giải nhất tại Triển lãm ở Chiết Giang
5. Nghệ Nhân Uông Dân Tiên
Nghệ nhân Uông Dân Tiên bắt đầu tiếp xúc và làm ấm tử sa từ những năm 14 tuổi. Đến năm 17 tuổi bà nhận được sự dẫn dắt của những nghệ nhân nổi tiếng.Sau hơn 10 năm nhận được sự chỉ dạy bà đã nhận được những kinh nghiệm làm ấm tử sa, cũng như có cho mình mắt thẩm mỹ riêng.Cho tới nay bà đã có hơn 100 sản phẩm đạt nhiều giải thưởng tại các triển lãm gốm sứ trong và ngoài nước.Phần lớn các tác phẩm của bà được sử dụng như lễ vật quốc gia tặng cho chính khách và được lưu giữ tại các bảo tàng lớn.
Các dáng ấm tiêu biểu của nghệ nhân Uông Dân Tiên có thể kể đến: Bí Ngô, Thạch Biều,…
6. Nghệ Nhân Báo Chí Cường
Đây cũng là một trong các nghệ nhân làm ấm tử sa sinh ra và lớn lên tại làng gốm Nghi Hưng. Ông được nhận sự truyền dạy của nhiều nghệ nhân.Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Ngô Văn Căn ông học khắc trên các sản phẩm gốm sứ.
Tác phẩm của ông không chỉ nổi tiếng về dáng ấm mà còn về kỹ thuật tinh xảo và thư pháp được khắc trên những chiếc ấm tử sa.Năm 1975 ông được cử đi nghiên cứu ở Học Viện Kỹ Thuật về gốm sứ.Ông được công nhận là nghệ nhân cấp quốc gia về gốm sứ và có nhiều giải thưởng tại các chương trình triển lãm lớn.
7. Nghệ Nhân Cố Thiệu Bồi
Vào năm 13 tuổi ông được gia đình cho vào trường học nghề làm ấm tử sa.Chính tại đây ông đã được nghệ nhân nổi tiếng Cố Cảnh Chu chỉ dạy. Về sau ông có nhiều tác phẩm đã dành nhiều giải thưởng lớn tại tỉnh lẫn quốc gia.
Năm 1989 ông trở thành phó chủ tịch hội làng nghề gốm sứ tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
8. Nghệ Nhân Lưu Kiến Bình
Lưu Kiến Bình sinh năm 1957, bắt đầu từ năm 19 ông bắt đầu học nghề làm gốm tử sa.
Năm 1983 ông tốt nghiệp Học viện nghệ thuật Nam Kinh, sau đó 6 năm ông tốt nghiệp Học viện mỹ thuật.
Các tác nổi tiếng của ông có thể kể đến: Cô Đề Lương, Châu Bàn.
Những tác phẩm của ông cũng đạt giải lớn tại các chương trình triển lãm.
9. Nghệ Nhân Lý Xương Hồng
Nghệ Nhân Lý Xương Hồng sinh năm 1937 tại làng gốm Nghi Hưng. Từ năm 1955 ông bắt đầu học nghề làm gốm tử sa dưới sự chỉ dạy của nghệ nhân Cố Cảnh Chu.
Các tác phẩm của ông từng giành nhiều giải tại các hội chợ và triển lãm lớn trong, ngoài nước.
Ông dành rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và biên tập các tài liệu liên quan tới ấm tử sa, cho thấy ông rất yêu thích lĩnh vực này.
Ông được công nhận là nghệ nhân 1989 và nghệ nhân cấp quốc gia vào năm 2000.
10. Nghệ Nhân Châu Quế Trân
Nghệ nhân Châu Quê Trân sinh năm 1943 tại Nghi Hưng. Bà cũng là một học trò của nghệ nhân Cố Cảnh Chu.
Bà là một trong các nghệ nhân làm ấm tử sa tiêu biểu, có phong cách nghệ thuật độc đáo.
Một trong những dáng ấm nổi tiếng bà là ấm Thạch Biều, Cô Đề Lương và Tập Ngọc.
—
Trên đây là các nghệ nhân làm ấm tử sa mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn. Còn nhiều nghệ nhân khác chưa được nhắc tới như: Hà Đạo Hồng, Thẩm Cừ Hoa, Chu Khả Tâm, Ngô Vân Căn, Bùi Thạch Dân,…
Đây đều là những gương mặt tiêu biểu nghệ thuật ấm tử sa vào thế kỷ 20. Trong đó 2 nghệ nhân Cố Cảnh Chu và Tưởng Du là những người đi đầu trong phong trào này.
Uống Trà Thôi
Theo vuivoitra