Hiểu mỹ thuật sao cho đúng?
Mỹ thuật được con người phát triển và duy trì từ khi chúng ta bắt đầu nhận biết được về vẻ đẹp của tự nhiên và tìm cách để tạo ra những điều mà chúng ta cho là đẹp. Tuy nhiên, khái niệm về mỹ thuật hầu như không được mọi người hiểu đúng. Vậy mỹ thuật là gì? Tất cả sẽ được chúng tôi trình bày tại bài viết này.
1. Mỹ thuật là gì?
Từ khi còn tầm bé, ai trong chúng ta cũng từng học qua một môn học tên là mỹ thuật với hoạt động chủ yếu xoay quanh việc tạo ra các bức tranh bằng bút màu. Đôi khi có một chút những hoạt động nhỏ khác như tạo hình bằng đất nặn hoặc xé dán các tấm giấy màu để tạo thành tranh. Điều này vô hình chung khiến nhiều người nghĩ mỹ thuật đơn thuần là việc tạo ra bức tranh, mô hình đẹp.
Thực tế, khái niệm về mỹ thuật không chỉ đơn giản như vậy. Bản thân từ “mỹ thuật” là một từ Hán Việt được ghép bởi “Mỹ” là từ mang nghĩa chỉ vẻ đẹp, cái đẹp và từ “Thuật” mang nghĩa là nghệ thuật. Từ “nghệ thuật” lại mang ý nghĩa chỉ các hoạt động đặc biệt của con người và các sản phẩm được tạo ra từ các hoạt động đặc biệt này. Hiểu ngắn gọn lại, mỹ thuật chính là những hoạt động đặc biệt của con người và sản phẩm sinh ra từ hoạt động này hướng tới việc tạo ra cái đẹp.
Trong tiếng Anh, nghệ thuật còn gọi là Visual Art hay dịch sang tiếng Việt là nghệ thuật thị giác. Điều này cũng giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa mỹ thuật và nghệ thuật. Mặc dù cùng là những hoạt động đặc biệt của con người, tuy nhiên những sản phẩm của mỹ thuật luôn có thể nhìn thấy được. Nghệ thuật thì đa dạng hơn khi sản phẩm của nó có thể là những bản nhạc, vần thơ, câu chuyện…
Chính vì là môn nghệ thuật tạo ra cái đẹp nên mỗi người cảm nhận về mỹ thuật theo một cách khác nhau. Có thể người này cho rằng những thứ mô phỏng chính xác thực tế mới là đẹp trong khi người khác lại thấy mỹ thuật nên là sự trừu tượng để mang đến những điều mới lạ hơn. Thậm chí, trình độ học vấn, góc nhìn xã hội cũng ảnh hưởng rõ rệt đến cách mà một người đánh giá đến một tác phẩm mỹ thuật. Do đó sự xấu – đẹp khi bình phẩm về một tác phẩm mỹ thuật chỉ mang tính tương đối. Điều này hình thành nên một khái niệm để đánh giá một tác phẩm là giá trị thẩm mỹ. Tác phẩm càng có giá trị thẩm mỹ cao khi nó được càng nhiều người công nhận là đẹp.
2. Mỹ thuật trong từng lĩnh vực của nghệ thuật
Trong nghệ thuật, mỹ thuật xuất hiện chủ yếu trong các bộ môn tạo nên các sản phẩm cảm nhận bằng thị giác, tiêu biểu là hội họa, đồ họa và điêu khắc. Trong mỗi bộ môn nghệ thuật, mỹ thuật được biểu đạt bằng các phương thức khác nhau như:
*Mỹ thuật trong hội họa
Hội họa hay chúng ta vẫn hay gọi là vẽ được hiểu là bộ môn nghệ thuật trên những mặt phẳng trơn, láng. Mặt phẳng trơn, láng trong hội họa có thể là rất nhiều thứ như vải, tường… nhưng phổ biến nhất vẫn chính là giấy. Càng ngày, công nghệ càng cho phép chúng ta có những loại giấy tốt hơn để phục vụ cho hội họa. Để tạo nên những tác phẩm hội họa không thể thiếu đi những dụng để người họa sĩ vẽ lên. Đó có thể là mực, bút chì, bút màu, sơn… Mỗi loại công cụ lại thường sử dụng trên những mặt phẳng riêng, mang đến nhiều màu sắc khác biệt cho tác phẩm. Có những sự độc đáo riêng mà mỗi công cụ sở hữu. Ví dụ như với tranh sơn mài, người vẽ gần như tưởng tượng lại thứ mình đang vẽ và chỉ thực sự nhìn thấy tác phẩm của mình khi lớp sơn được đánh bóng.
*Mỹ thuật trong đồ họa
Khác với hội họa hay các bộ môn mỹ thuật khác thường tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm với tính nghệ thuật cao và gần như không phục vụ một mục tiêu nào khác. Đồ họa lại là bộ môn mỹ thuật sinh ra để phục vụ cho công cuộc quảng cáo, truyền thông cho các đơn vị và doanh nghiệp. Và vì các doanh nghiệp ngày càng nhiều và đơn vị nào cũng cần phải truyền thông, do đó hội họa dần trở thành một ngành hot với các bạn trẻ bởi sự tự do, bay bổng của nghệ thuật nhưng vẫn mang lại thu nhập tốt và ổn định.
Đồ họa có nét tương đồng với hội họa khi sản phẩm của nó cũng được trình bày trên mặt phẳng. Tuy nhiên, thay vì được tạo ra bằng bút và các dụng cụ vẽ, sản phẩm của đồ họa được tạo ra từ công nghệ in ấn. Điều này khiến cho việc nhân bản các sản phẩm đồ họa là rất đơn giản, phục vụ tốt cho nhu cầu tiếp thị. Người làm đồ họa cũng thường là những người trẻ bởi các công cụ làm đồ họa đều là các phần mềm máy tính.
*Mỹ thuật trong lĩnh vực điêu khắc
Điêu khắc là hoạt động nghệ thuật đặc biệt mà sản phẩm của nó tồn tại ở dạng 3 chiều như các hình khối, tượng và ở cả dạng 2 chiều với những tác phẩm chạm khắc trên mặt phẳng. Mặc dù gọi chung là điều khắc nhưng những hoạt động nghệ thuật còn bao gồm cả đúc, gò hay nặn… Các nguyên liệu để sử dụng trong điêu khắc cũng rất đa dạng như gỗ, đá,, kim loại, thủy tinh, đất sét… Đôi khi sẽ là sự kết hợp của nhiều vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều loại vật liệu cũng đồng nghĩa với việc nghệ nhân phải thật sự thấu hiểu về chúng.
Mỹ thuật là một trong những khái niệm không mới nhưng luôn tồn tại và phát triển cùng với thời gian. Cuộc sống phát triển cũng khiến xã hội xem trọng những người làm mỹ thuật hơn rất nhiều, mở ra nhiều cơ hội phát triển cùng với đam mê cho nhiều người
Uống Trà Thôi
Theo arena.fpt.edu.vn
1. Mỹ thuật là gì?
Từ khi còn tầm bé, ai trong chúng ta cũng từng học qua một môn học tên là mỹ thuật với hoạt động chủ yếu xoay quanh việc tạo ra các bức tranh bằng bút màu. Đôi khi có một chút những hoạt động nhỏ khác như tạo hình bằng đất nặn hoặc xé dán các tấm giấy màu để tạo thành tranh. Điều này vô hình chung khiến nhiều người nghĩ mỹ thuật đơn thuần là việc tạo ra bức tranh, mô hình đẹp.
Thực tế, khái niệm về mỹ thuật không chỉ đơn giản như vậy. Bản thân từ “mỹ thuật” là một từ Hán Việt được ghép bởi “Mỹ” là từ mang nghĩa chỉ vẻ đẹp, cái đẹp và từ “Thuật” mang nghĩa là nghệ thuật. Từ “nghệ thuật” lại mang ý nghĩa chỉ các hoạt động đặc biệt của con người và các sản phẩm được tạo ra từ các hoạt động đặc biệt này. Hiểu ngắn gọn lại, mỹ thuật chính là những hoạt động đặc biệt của con người và sản phẩm sinh ra từ hoạt động này hướng tới việc tạo ra cái đẹp.
Trong tiếng Anh, nghệ thuật còn gọi là Visual Art hay dịch sang tiếng Việt là nghệ thuật thị giác. Điều này cũng giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa mỹ thuật và nghệ thuật. Mặc dù cùng là những hoạt động đặc biệt của con người, tuy nhiên những sản phẩm của mỹ thuật luôn có thể nhìn thấy được. Nghệ thuật thì đa dạng hơn khi sản phẩm của nó có thể là những bản nhạc, vần thơ, câu chuyện…
Chính vì là môn nghệ thuật tạo ra cái đẹp nên mỗi người cảm nhận về mỹ thuật theo một cách khác nhau. Có thể người này cho rằng những thứ mô phỏng chính xác thực tế mới là đẹp trong khi người khác lại thấy mỹ thuật nên là sự trừu tượng để mang đến những điều mới lạ hơn. Thậm chí, trình độ học vấn, góc nhìn xã hội cũng ảnh hưởng rõ rệt đến cách mà một người đánh giá đến một tác phẩm mỹ thuật. Do đó sự xấu – đẹp khi bình phẩm về một tác phẩm mỹ thuật chỉ mang tính tương đối. Điều này hình thành nên một khái niệm để đánh giá một tác phẩm là giá trị thẩm mỹ. Tác phẩm càng có giá trị thẩm mỹ cao khi nó được càng nhiều người công nhận là đẹp.
2. Mỹ thuật trong từng lĩnh vực của nghệ thuật
Trong nghệ thuật, mỹ thuật xuất hiện chủ yếu trong các bộ môn tạo nên các sản phẩm cảm nhận bằng thị giác, tiêu biểu là hội họa, đồ họa và điêu khắc. Trong mỗi bộ môn nghệ thuật, mỹ thuật được biểu đạt bằng các phương thức khác nhau như:
*Mỹ thuật trong hội họa
Hội họa hay chúng ta vẫn hay gọi là vẽ được hiểu là bộ môn nghệ thuật trên những mặt phẳng trơn, láng. Mặt phẳng trơn, láng trong hội họa có thể là rất nhiều thứ như vải, tường… nhưng phổ biến nhất vẫn chính là giấy. Càng ngày, công nghệ càng cho phép chúng ta có những loại giấy tốt hơn để phục vụ cho hội họa. Để tạo nên những tác phẩm hội họa không thể thiếu đi những dụng để người họa sĩ vẽ lên. Đó có thể là mực, bút chì, bút màu, sơn… Mỗi loại công cụ lại thường sử dụng trên những mặt phẳng riêng, mang đến nhiều màu sắc khác biệt cho tác phẩm. Có những sự độc đáo riêng mà mỗi công cụ sở hữu. Ví dụ như với tranh sơn mài, người vẽ gần như tưởng tượng lại thứ mình đang vẽ và chỉ thực sự nhìn thấy tác phẩm của mình khi lớp sơn được đánh bóng.
*Mỹ thuật trong đồ họa
Khác với hội họa hay các bộ môn mỹ thuật khác thường tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm với tính nghệ thuật cao và gần như không phục vụ một mục tiêu nào khác. Đồ họa lại là bộ môn mỹ thuật sinh ra để phục vụ cho công cuộc quảng cáo, truyền thông cho các đơn vị và doanh nghiệp. Và vì các doanh nghiệp ngày càng nhiều và đơn vị nào cũng cần phải truyền thông, do đó hội họa dần trở thành một ngành hot với các bạn trẻ bởi sự tự do, bay bổng của nghệ thuật nhưng vẫn mang lại thu nhập tốt và ổn định.
Đồ họa có nét tương đồng với hội họa khi sản phẩm của nó cũng được trình bày trên mặt phẳng. Tuy nhiên, thay vì được tạo ra bằng bút và các dụng cụ vẽ, sản phẩm của đồ họa được tạo ra từ công nghệ in ấn. Điều này khiến cho việc nhân bản các sản phẩm đồ họa là rất đơn giản, phục vụ tốt cho nhu cầu tiếp thị. Người làm đồ họa cũng thường là những người trẻ bởi các công cụ làm đồ họa đều là các phần mềm máy tính.
*Mỹ thuật trong lĩnh vực điêu khắc
Điêu khắc là hoạt động nghệ thuật đặc biệt mà sản phẩm của nó tồn tại ở dạng 3 chiều như các hình khối, tượng và ở cả dạng 2 chiều với những tác phẩm chạm khắc trên mặt phẳng. Mặc dù gọi chung là điều khắc nhưng những hoạt động nghệ thuật còn bao gồm cả đúc, gò hay nặn… Các nguyên liệu để sử dụng trong điêu khắc cũng rất đa dạng như gỗ, đá,, kim loại, thủy tinh, đất sét… Đôi khi sẽ là sự kết hợp của nhiều vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều loại vật liệu cũng đồng nghĩa với việc nghệ nhân phải thật sự thấu hiểu về chúng.
Mỹ thuật là một trong những khái niệm không mới nhưng luôn tồn tại và phát triển cùng với thời gian. Cuộc sống phát triển cũng khiến xã hội xem trọng những người làm mỹ thuật hơn rất nhiều, mở ra nhiều cơ hội phát triển cùng với đam mê cho nhiều người
Uống Trà Thôi
Theo arena.fpt.edu.vn