3 ĐIỀU KHIẾN ĐỜI NGƯỜI HỐI HẬN: KẾT HÔN QUÁ SỚM, ĐỌC SÁCH QUÁ ÍT, CHẤP NHẬN THẤT BẠI QUÁ NHANH

Người kết hôn quá sớm thường là người tuổi trẻ nông cạn, không biết bản thân thực sự muốn gì, ngày qua ngày buồn nhiều hơn vui. Người đọc sách quá ít thì khó có cơ hội mở mang trí tuệ, hoặc thăng tiến, mỗi ngày thường bận rộn với những chuyện mệt mỏi. Người chấp nhận thất bại quá nhanh không thể hiểu rằng, thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu bạn không ngã lòng chùn bước, thì tất sẽ có ngày đến thành công.

 

Cách duy nhất để trở thành một người leo núi giỏi là phải leo núi. Để giỏi giải quyết vấn đề, bạn phải nỗ lực giải quyết chúng. Bạn thấy đấy, thành công không phải là không bao giờ gục ngã, mà là luôn đứng dậy sau mỗi vấp ngã! 

Kết hôn quá sớm

Có cô gái trẻ vừa ra trường, người nhà đã vội vàng giới thiệu cho một đối tượng xem mắt. Cô hoàn toàn thụ động, không phản đối mà cũng chẳng có ý kiến gì. Để rồi một cô sinh viên mới ra trường chưa đến nửa năm đã vội vã bước chân vào cuộc sống hôn nhân.

Sau khi kết hôn, cô mới biết công ty của gia đình chồng đang gặp khó khăn. Chồng cô thì đã thất nghiệp và ở nhà mấy tháng. Bản thân cô khi đó cũng đang mang thai nên không thể đi làm.

Cả hai vợ chồng đều không kiếm ra tiền nên phải xin nhà chồng. Mỗi lúc như vậy, mẹ chồng thường nói những lời rất khó nghe. Cô cứ chịu đựng những ngày tháng ấy cho đến khi sinh đứa bé ra.

Trên đây chỉ là một mẩu chuyện nhỏ về việc “kết hôn quá sớm”.

Khi tuổi đời còn quá trẻ, chúng ta chưa có được những suy nghĩ chín chắn về tình yêu, hôn nhân và cuộc sống. Thiếu đi sự từng trải, chúng ta thường khó mà chống đỡ được với sóng gió cuộc đời.

Khi còn chưa có bất cứ khoản tích lũy nào, chúng ta đã phải gánh vác mọi chi tiêu của một gia đình nhỏ. Tiền sinh hoạt, tiền lễ tết đến tiền sắm sửa đồ đạc, tất cả đều chỉ trông chờ vào những đồng lương ít ỏi mỗi tháng. Nếu nuôi thêm con nhỏ thì chúng ta sẽ phải tiêu tốn nhiều tiền hơn nữa.
 

Nếu gia đình của bạn không có chỗ dựa vững chắc thì đừng vội kết hôn quá sớm. 

Nếu gia đình của bạn không có chỗ dựa vững chắc thì đừng vội kết hôn quá sớm. Trước khi kết hôn, bạn hãy học cách làm cho cuộc sống của bản thân thêm phong phú. Hãy bước ra ngoài để ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia. Học cách tự chịu trách nhiệm với chính mình và với cả con cái chúng ta sau này.


Đọc sách quá ít

Câu chuyện về một người phụ nữ tên Fayza đã nhận được nhiều sự quan tâm khi được chia sẻ trên diễn đàn TED. Năm 8 tuổi, Fayza bị cha mẹ ép phải bỏ học để kết hôn với một người đàn ông địa phương. Năm 14 tuổi, cô bất đắc dĩ trở thành vợ của một người đàn ông 60 tuổi. Khi chưa tròn 18 tuổi, Fayza đã trở thành mẹ của ba đứa con nhỏ.

Tấn bi kịch của cuộc đời và sự vô vọng đã khiến Fayza nhận ra giáo dục chính là con đường duy nhất để thay đổi số phận. Ban ngày chăm con làm việc, tối đến, cô lại cặm cụi ngồi đọc sách học bài. Cuối cùng, sau bao nỗ lực cố gắng, Fayza cũng đã thi đỗ đại học và từng bước thoát khỏi cuộc đời u ám tăm tối trước kia.
 

Đọc sách là cách dễ thực hiện nhất để nâng cấp cuộc đời. Có một câu nói rằng: "Ý nghĩ muốn đọc sách của hôm nay biết đâu lại chính là lời kêu cứu của tương lai đang gửi đến bạn".

Nhân lúc còn trẻ, mỗi người nên đọc nhiều sách hơn và hãy chọn đọc những quyển sách có ích cho mình.

Đối với một người bình thường không tiền cũng không quan hệ, đọc sách chính là cách duy nhất cho ta bản lĩnh để tu thân lập nghiệp. Nếu bạn chịu đọc thêm nhiều sách khi còn trẻ, sau này bạn sẽ bớt đi một lần phải cầu cạnh đến sự giúp đỡ của người khác.

 

"Ý nghĩ muốn đọc sách của hôm nay biết đâu lại chính là lời kêu cứu của tương lai đang gửi đến bạn".


Cha mẹ người Do Thái xức dầu thơm vào từng trang sách để khuyến khích con trẻ yêu và đam mê việc đọc. Họ tin rằng: “Chúng ta sẽ trở thành gì, phụ thuộc vào điều chúng ta đọc, sau khi tất cả các thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở”.


Chấp nhận thất bại quá nhanh

Ở đời, có nhiều người biết vì sao mình khổ nhưng lại chẳng thể nào đổi thay cuộc sống của mình. Ngoại trừ sự phụ thuộc về mặt kinh tế, họ còn bị mắc bệnh ỷ lại. Họ dường như không thể độc lập chống chọi với những thách thức của cuộc sống.

Chúng ta đều đã biết câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”. Không phải ngẫu nhiên mà con người đặt “thất bại” và “mẹ” trong thế so sánh. Khi nói đến mẹ là chúng ta nhớ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa, sự tỉ mỉ trong từng việc dù là nhỏ nhất. Người mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con, hy vọng sự thành công và hạnh phúc sẽ đến với con.

So sánh thất bại với người mẹ, bởi vì thất bại “đối xử” với ta cũng như thế. Thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra điểm hạn chế của mình để bổ sung, hoàn thiện. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu bạn không ngã lòng chùn bước thì tất sẽ bước đến thành công.

Có người hỏi rằng tôi năm nay đã 30 tuổi rồi, liệu còn có thể đi học tiếp không? Tôi đã có mấy đứa con rồi, liệu còn có thể đi học tiếp không? Đáp án đương nhiên là có thể.

Chỉ cần bạn chấp nhận thay đổi thì sẽ không có lúc nào là muộn màng. Điều quan trọng nhất chính là bạn phải bắt tay vào hành động.

 

Thomas Alva Edison là một ví dụ điển hình khác về việc học hỏi từ thất bại. Edison bắt đầu nghiên cứu về bóng đèn điện từ năm 1878. Sau hàng ngàn cuộc thử nghiệm, nghiên cứu thất bại, ông đã thành công và chiếc bóng đèn điện đầu tiên của nhân loại đã ra đời.

“Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách nhưng chưa thành công” - là cách mà ông nói về hàng ngàn thử nghiệm thất bại của mình, để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc trong bóng đèn.

Như lời phát biểu của Tổng thống Trump: “Không bao giờ có điều gì đáng làm mà lại đến một cách dễ dàng cả. Bạn chiến đấu càng ngay chính, bạn sẽ càng phải đối mặt với nhiều trở ngại”, thất bại thực sự là thầy của bạn, một người thầy tận tụy luôn mong đợi những điều tốt đẹp nhất đến với bạn.
 

Tâm An
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết