Vùng trà Phổ Nhĩ sản lượng lớn trên thế giới hiện nay
Trung Quốc vốn đã nổi tiếng là nơi có nhiều loại trà ngon. Trong đó nổi bật nhất là loại trà Phổ Nhĩ của vùng đất Vân Nam.
Nhắc đến trà phổ nhĩ, là nhắc đến Vân Nam, đây được xem là thủ phủ của dòng trà này. Vân Nam là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc giáp với biên giới Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu của Việt Nam. Địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi với độ cao trung bình từ 1000-2000m, thậm chí có nhiều ngọn núi cao tới 2000-3000m.
Vùng trà Vân Nam có nền nhiệt độ dễ chịu, ấm áp, không quá nóng cũng không quá lạnh, độ ẩm ổn định, thời gian chiếu sáng trong ngày ít. Bên cạnh đó, Vân Nam còn được biết đến là một vùng đất màu mỡ. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, cây chè ở đây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh đưa Vân Nam trở thành một trong những vùng trồng chè nổi tiếng ở Trung Quốc và được xem là vùng sản xuất trà đầu tiên trên thế giới. Vân Nam được cho là nơi đã khai sinh ra cây trà khi có những điều kiện đặc biệt thích hợp với sự phát triển của loài cây này. Có thể nói, trà Phổ Nhĩ của vùng trà Vân Nam là một loại trà quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Ở Vân Nam có 3 vùng làm trà phổ nhĩ lớn đó là: Tây Song Bản Nạp, Lâm Thương và Phổ Nhĩ. Phổ Nhĩ chủ yếu là nơi tập trung giao thương còn vùng trà và sản xuất chính là ở Tây Song Bản Nạp với các làng nổi tiếng như Lão Ban Chương, Dị Võ, Bố Lãng...; Lâm Thương với Băng Đảo, Tích Quy...
Cái tên trà Phổ Nhĩ ban đầu được dùng để gọi chung cho tất cả các loại trà từ Vân Nam. Sau Cách mạng Văn Hóa, Phổ Nhĩ Trà được đổi tên thành Tư Mao. Đó là thời điểm năm 1950. Thế nhưng, đến năm 2007, cơn sốt Phổ Nhĩ trà quay lại, do đó chính quyền địa phương đã đổi tên Tư Mao thành tên cũ là Phổ Nhĩ Trà. Từ đó, cái tên này được duy trì cho đến tận ngày nay.
Trước đây, người dân vùng trà Vân Nam chủ yếu sống bằng nghề làm trà nên kinh tế phát triển tương đối chậm. Tuy nhiên, về sau tỉnh này được chú trọng đầu tư phát triển mọi mặt trong đó du lịch cũng là một thế mạnh. Nhờ đó, Vân Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội.
Theo các nhà sử học, trà Phổ Nhĩ ra đời từ hơn 3000 năm trước. Ngày đó, người dân sống ở vùng Tây Song Bản Nạp, Simao, Kunming, Lâm Thương thuộc vùng trà Vân Nam bằng kinh nghiệm của mình đã hái những lá trà shan tuyết cổ thụ và chế biến thành trà vàng. Trà sau đó được ép thành từng bánh trà và gói trong lá khô. Tiếp đó, loại trà này được người dân vận chuyển sang Tây Nam Á, Trung Á để bán. Con đường Trà từ đó cũng đi vào huyền thoại và được ví như Con đường Tơ lụa thứ hai.
Để vận chuyển trà, người dân thường sử dụng lạc đà hoặc ngựa thồ và đi khoảng vài ba tháng mới hết Con đường Trà. Điều đặc biệt là thời gian vận chuyển trà đến nơi bán khá lâu nhưng trà không hề bị hư hỏng mà ngược lại trở nên ngon hơn. Sau khi chế biến, nước trà có màu vàng thì đậm thì khoảng thời gian đó đã chuyển nước trà sang màu nâu đỏ. Vị chát của trà cũng trở nên dịu hơn và có hòa lẫn với vị ngọt thanh và mùi thơm rất đặc biệt, lâu phai. Mãi về sau, loại trà vàng ấy được đặt một tên gọi khác là trà Phổ Nhĩ.
Tại Vân Nam, cây trà được trồng trên núi cao ở vùng Vân Nam hàng chục năm rồi mới bắt đầu thu hoạch để chế biến. Sau khi tuyển những lá trà đủ chất lượng thì gốc trà vẫn được giữ nguyên, tiếp tục chăm sóc cho nhiều mùa sau bởi cây trà càng lâu năm thì sẽ càng cho ra loại trà thượng hạng. Có cây đến hàng trăm năm tuổi vẫn còn được sử dụng tốt. Tuy nhiên điểm mấu chốt để tạo nên sự khác biệt của trà Phổ Nhĩ không phải ở lá trà ngon hay dở mà nằm ở khâu chế biến thành phẩm. Người Vân Nam có câu: "Trà sống ngon dễ kiếm, trà chín tốt khó tìm", ý chỉ để tạo ra một bánh trà đủ chất lượng thì phải tốn nhiều công sức, nhiều năm.
Lá trà Phổ Nhĩ được lên men hoàn toàn ở trạng thái rắn và khô, tách hết nước trong lá trà, nhưng giữ lại các vi sinh vật có trong lá trà cổ thụ để chuyển loại bỏ hết chất xấu, giữ lại chất tốt trong lá trà. Quá trình lên men tự nhiên này rất tốn thời gian, có khi mất vài năm, nén lại thật chặt thành đủ hình dạng, phổ biến nhất là hình tròn với một lỗ hõm ở giữa mới tạo nên một bánh trà hoàn hảo. Bù lại có thể để bao lâu cũng được bởi chúng không có hạn sử dụng. Giống như rượu vang ủ lâu năm thì trà Phổ Nhĩ sau khi lên men đạt tiêu chuẩn thì càng để lâu, càng ngon, càng đắt tiền.
Trà ngon và đủ chất lượng phải bảo có hương thơm trầm dịu, hậu vị sâu. Chất dinh dưỡng trong lá trà phải phong phú, nước trà đậm, khí trà mạnh mẽ và giữ được hương rất lâu trong miệng.
Ngày nay, trà Phổ Nhĩ phân bố chủ yếu tại Lâm Thương và Tây Song Bản Nạp của Vân Nam với những hãng trà gia truyền nổi tiếng như Lão Ban Chương, Di Vũ, Băng Đảo, Tích Quy... Thú vui của người Vân Nam là ngồi đàm đạo, thẩm trà cùng khách thập phương.
Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Nhắc đến trà phổ nhĩ, là nhắc đến Vân Nam, đây được xem là thủ phủ của dòng trà này. Vân Nam là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc giáp với biên giới Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu của Việt Nam. Địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi với độ cao trung bình từ 1000-2000m, thậm chí có nhiều ngọn núi cao tới 2000-3000m.
Vùng trà Vân Nam có nền nhiệt độ dễ chịu, ấm áp, không quá nóng cũng không quá lạnh, độ ẩm ổn định, thời gian chiếu sáng trong ngày ít. Bên cạnh đó, Vân Nam còn được biết đến là một vùng đất màu mỡ. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, cây chè ở đây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh đưa Vân Nam trở thành một trong những vùng trồng chè nổi tiếng ở Trung Quốc và được xem là vùng sản xuất trà đầu tiên trên thế giới. Vân Nam được cho là nơi đã khai sinh ra cây trà khi có những điều kiện đặc biệt thích hợp với sự phát triển của loài cây này. Có thể nói, trà Phổ Nhĩ của vùng trà Vân Nam là một loại trà quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Ở Vân Nam có 3 vùng làm trà phổ nhĩ lớn đó là: Tây Song Bản Nạp, Lâm Thương và Phổ Nhĩ. Phổ Nhĩ chủ yếu là nơi tập trung giao thương còn vùng trà và sản xuất chính là ở Tây Song Bản Nạp với các làng nổi tiếng như Lão Ban Chương, Dị Võ, Bố Lãng...; Lâm Thương với Băng Đảo, Tích Quy...
Cái tên trà Phổ Nhĩ ban đầu được dùng để gọi chung cho tất cả các loại trà từ Vân Nam. Sau Cách mạng Văn Hóa, Phổ Nhĩ Trà được đổi tên thành Tư Mao. Đó là thời điểm năm 1950. Thế nhưng, đến năm 2007, cơn sốt Phổ Nhĩ trà quay lại, do đó chính quyền địa phương đã đổi tên Tư Mao thành tên cũ là Phổ Nhĩ Trà. Từ đó, cái tên này được duy trì cho đến tận ngày nay.
Trước đây, người dân vùng trà Vân Nam chủ yếu sống bằng nghề làm trà nên kinh tế phát triển tương đối chậm. Tuy nhiên, về sau tỉnh này được chú trọng đầu tư phát triển mọi mặt trong đó du lịch cũng là một thế mạnh. Nhờ đó, Vân Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội.
Theo các nhà sử học, trà Phổ Nhĩ ra đời từ hơn 3000 năm trước. Ngày đó, người dân sống ở vùng Tây Song Bản Nạp, Simao, Kunming, Lâm Thương thuộc vùng trà Vân Nam bằng kinh nghiệm của mình đã hái những lá trà shan tuyết cổ thụ và chế biến thành trà vàng. Trà sau đó được ép thành từng bánh trà và gói trong lá khô. Tiếp đó, loại trà này được người dân vận chuyển sang Tây Nam Á, Trung Á để bán. Con đường Trà từ đó cũng đi vào huyền thoại và được ví như Con đường Tơ lụa thứ hai.
Để vận chuyển trà, người dân thường sử dụng lạc đà hoặc ngựa thồ và đi khoảng vài ba tháng mới hết Con đường Trà. Điều đặc biệt là thời gian vận chuyển trà đến nơi bán khá lâu nhưng trà không hề bị hư hỏng mà ngược lại trở nên ngon hơn. Sau khi chế biến, nước trà có màu vàng thì đậm thì khoảng thời gian đó đã chuyển nước trà sang màu nâu đỏ. Vị chát của trà cũng trở nên dịu hơn và có hòa lẫn với vị ngọt thanh và mùi thơm rất đặc biệt, lâu phai. Mãi về sau, loại trà vàng ấy được đặt một tên gọi khác là trà Phổ Nhĩ.
Tại Vân Nam, cây trà được trồng trên núi cao ở vùng Vân Nam hàng chục năm rồi mới bắt đầu thu hoạch để chế biến. Sau khi tuyển những lá trà đủ chất lượng thì gốc trà vẫn được giữ nguyên, tiếp tục chăm sóc cho nhiều mùa sau bởi cây trà càng lâu năm thì sẽ càng cho ra loại trà thượng hạng. Có cây đến hàng trăm năm tuổi vẫn còn được sử dụng tốt. Tuy nhiên điểm mấu chốt để tạo nên sự khác biệt của trà Phổ Nhĩ không phải ở lá trà ngon hay dở mà nằm ở khâu chế biến thành phẩm. Người Vân Nam có câu: "Trà sống ngon dễ kiếm, trà chín tốt khó tìm", ý chỉ để tạo ra một bánh trà đủ chất lượng thì phải tốn nhiều công sức, nhiều năm.
Lá trà Phổ Nhĩ được lên men hoàn toàn ở trạng thái rắn và khô, tách hết nước trong lá trà, nhưng giữ lại các vi sinh vật có trong lá trà cổ thụ để chuyển loại bỏ hết chất xấu, giữ lại chất tốt trong lá trà. Quá trình lên men tự nhiên này rất tốn thời gian, có khi mất vài năm, nén lại thật chặt thành đủ hình dạng, phổ biến nhất là hình tròn với một lỗ hõm ở giữa mới tạo nên một bánh trà hoàn hảo. Bù lại có thể để bao lâu cũng được bởi chúng không có hạn sử dụng. Giống như rượu vang ủ lâu năm thì trà Phổ Nhĩ sau khi lên men đạt tiêu chuẩn thì càng để lâu, càng ngon, càng đắt tiền.
Trà ngon và đủ chất lượng phải bảo có hương thơm trầm dịu, hậu vị sâu. Chất dinh dưỡng trong lá trà phải phong phú, nước trà đậm, khí trà mạnh mẽ và giữ được hương rất lâu trong miệng.
Ngày nay, trà Phổ Nhĩ phân bố chủ yếu tại Lâm Thương và Tây Song Bản Nạp của Vân Nam với những hãng trà gia truyền nổi tiếng như Lão Ban Chương, Di Vũ, Băng Đảo, Tích Quy... Thú vui của người Vân Nam là ngồi đàm đạo, thẩm trà cùng khách thập phương.
Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế