Tuyên Quang: Chè Shan Tuyết trên núi cao
Huyện Na Hang (Tuyên Quang) không chỉ là địa danh được biết đến bởi sức cuốn hút kỳ lạ của một vùng sinh thái với những điểm du lịch hấp dẫn, những cánh rừng nguyên sinh,… mà Na Hang còn nổi tiếng với đặc sản chè shan tuyết cổ thụ đặc biệt thơm ngon, đã và đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế, trở thành sản phẩm du lịch nổi trội của tỉnh.
Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, hiện có trên 1.300ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú.
Theo sự hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đã tìm đến đỉnh núi Kia Tăng thuộc xã Hồng Thái (Na Hang, Tuyên Quang), nơi được coi là “thủ phủ” với bạt ngàn chè shan tuyết.
Với độ cao khoảng 1.300m so với mực nước biển, vào buổi sáng, mây bay từ dưới thung lũng lên chứ không phải mây từ trên trời sà xuống. Cứ từng lớp mây tầng tầng, lớp lớp được đùn lên, theo gió đi xa. Cái cảm giác ấm lòng khách đường xa khi chúng tôi mới đặt chân đến nơi đây và thưởng thức một ấm chè shan tuyết chính hiệu giữa không gian bảng lảng sương khói xứ mây mù.
Ở Hồng Thái tùy vào thời tiết mà có nhiều kiểu mây; có loại mây mù mịt, có loại mây từng đám, lững lờ trôi trên nền trời trong vắt; có loại mây luồn men theo các sườn núi cao, rồi theo gió tạo ra suối mây trải dài.
Một cảm giác như vỡ òa khi lần đầu tiên chúng tôi được tận mắt trông thấy những gốc chè shan tuyết cổ thụ, thân cây mốc thếch, địa y, dương xỉ bám đầy với những búp chè một tôm hai lá xanh non, mập mạp, tách mình những những cành cây sù sì, già nua.
Để hái được những ngọn chè shan tuyết, người dân nơi đây phải trèo lên những cây chè cao để hái từng búp chè non bỏ vào gùi.Trà shan tuyết nơi đây quanh năm mây phủ, độ ẩm cao và khí hậu trong lành, mát lạnh nên búp trà phủ tuyết đậm và có vị đặc biệt hơn so với các vùng trà khác.
Những cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang có từ rất lâu đời, năm 2000, để phát huy tiềm năng, đồng thời thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện dự án trồng rừng bằng chè Shan tuyết. Vào những năm 2006, 2007, thực hiện Dự án cải tạo phục hồi các vườn chè shan tuyết, Ban Quản lý rừng phòng hộ Na Hang hỗ trợ nhân dân trồng thêm được 40 ha, góp phần bảo tồn lưu giữ nguồn gen chè shan tuyết tại địa phương.
Đến nay, chè Shan tuyết huyện Na Hang được trồng tập trung ở 3 xã gồm xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú.
Nhận thấy giá trị và tiềm năng của vùng chè Shan tuyết nơi đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện liên kết, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè shan tuyết.
Đến nay, toàn huyện Na Hang đã có 2 công ty, 1 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác và 14 hộ dân đầu tư vào chế biến, sản xuất chè. Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang là điển hình.
Năm 2019, Hợp tác xã Sơn Trà đã thu mua chè nguyên liệu của các thành viên trong Hợp hợp tác xã và người dân để chế biến, bán ra thị trường gần 10 tấn chè thành phẩm, doanh thu hơn 2 tỷ đồng.
Năm 2020, Hợp tác xã Sơn Trà phấn đấu bán ra thị trường 12 đến 15 tấn chè Shan tuyết thành phẩm, doanh thu đạt 4 đến 5 tỷ đồng.
Sản phẩm chè shan tuyết Na Hang đã được cấp nhãn hiệu hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Nhờ đó, cây chè shan từ cây rừng hoang nay đã cho người dân ở Hồng Thái thu nhập bình quân đạt 28 triệu đồng/ha/năm.
Để phát triển bền vững vùng trồng chè Shan tuyết đặc sản, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Na Hang đã tiến hành quy hoạch vùng trồng chè Shan tuyết ở 3 xã Sinh Long, Sơn Phú và Hồng Thái. Ngoài ra, huyện Na Hang cũng khuyến khích người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, tăng cường quảng bá thương hiệu, tuyên truyền và quản lý việc trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chuẩn chè sạch.
(Theo Tạp Chí Kinh Tế
Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, hiện có trên 1.300ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú.
Theo sự hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đã tìm đến đỉnh núi Kia Tăng thuộc xã Hồng Thái (Na Hang, Tuyên Quang), nơi được coi là “thủ phủ” với bạt ngàn chè shan tuyết.
Với độ cao khoảng 1.300m so với mực nước biển, vào buổi sáng, mây bay từ dưới thung lũng lên chứ không phải mây từ trên trời sà xuống. Cứ từng lớp mây tầng tầng, lớp lớp được đùn lên, theo gió đi xa. Cái cảm giác ấm lòng khách đường xa khi chúng tôi mới đặt chân đến nơi đây và thưởng thức một ấm chè shan tuyết chính hiệu giữa không gian bảng lảng sương khói xứ mây mù.
Ở Hồng Thái tùy vào thời tiết mà có nhiều kiểu mây; có loại mây mù mịt, có loại mây từng đám, lững lờ trôi trên nền trời trong vắt; có loại mây luồn men theo các sườn núi cao, rồi theo gió tạo ra suối mây trải dài.
Một cảm giác như vỡ òa khi lần đầu tiên chúng tôi được tận mắt trông thấy những gốc chè shan tuyết cổ thụ, thân cây mốc thếch, địa y, dương xỉ bám đầy với những búp chè một tôm hai lá xanh non, mập mạp, tách mình những những cành cây sù sì, già nua.
Để hái được những ngọn chè shan tuyết, người dân nơi đây phải trèo lên những cây chè cao để hái từng búp chè non bỏ vào gùi.Trà shan tuyết nơi đây quanh năm mây phủ, độ ẩm cao và khí hậu trong lành, mát lạnh nên búp trà phủ tuyết đậm và có vị đặc biệt hơn so với các vùng trà khác.
Những cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang có từ rất lâu đời, năm 2000, để phát huy tiềm năng, đồng thời thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện dự án trồng rừng bằng chè Shan tuyết. Vào những năm 2006, 2007, thực hiện Dự án cải tạo phục hồi các vườn chè shan tuyết, Ban Quản lý rừng phòng hộ Na Hang hỗ trợ nhân dân trồng thêm được 40 ha, góp phần bảo tồn lưu giữ nguồn gen chè shan tuyết tại địa phương.
Đến nay, chè Shan tuyết huyện Na Hang được trồng tập trung ở 3 xã gồm xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú.
Nhận thấy giá trị và tiềm năng của vùng chè Shan tuyết nơi đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện liên kết, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè shan tuyết.
Đến nay, toàn huyện Na Hang đã có 2 công ty, 1 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác và 14 hộ dân đầu tư vào chế biến, sản xuất chè. Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang là điển hình.
Năm 2019, Hợp tác xã Sơn Trà đã thu mua chè nguyên liệu của các thành viên trong Hợp hợp tác xã và người dân để chế biến, bán ra thị trường gần 10 tấn chè thành phẩm, doanh thu hơn 2 tỷ đồng.
Năm 2020, Hợp tác xã Sơn Trà phấn đấu bán ra thị trường 12 đến 15 tấn chè Shan tuyết thành phẩm, doanh thu đạt 4 đến 5 tỷ đồng.
Sản phẩm chè shan tuyết Na Hang đã được cấp nhãn hiệu hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Nhờ đó, cây chè shan từ cây rừng hoang nay đã cho người dân ở Hồng Thái thu nhập bình quân đạt 28 triệu đồng/ha/năm.
Để phát triển bền vững vùng trồng chè Shan tuyết đặc sản, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Na Hang đã tiến hành quy hoạch vùng trồng chè Shan tuyết ở 3 xã Sinh Long, Sơn Phú và Hồng Thái. Ngoài ra, huyện Na Hang cũng khuyến khích người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, tăng cường quảng bá thương hiệu, tuyên truyền và quản lý việc trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chuẩn chè sạch.
(Theo Tạp Chí Kinh Tế