Trà & Người: Pha trà biết tâm tính, uống trà biết ý vị, luận trà biết tâm tư
Cuộc đời con người và trà luôn có một sợi dây liên kết: Thưởng một chén trà ngon, ban đầu sẽ thấy có vị chát nhẹ trên môi, chút dư vị đắng nơi cuống họng nhưng rồi sau đó sẽ hồi lại vị ngọt lan tỏa cả thân tâm trí. Vị ngọt ấy không phải thêm vào lúc sơ chế, cũng không phải thêm tiếp khi pha trà mà là tự bản thân lá trà phóng xuất vị ngọt bên trong nó.
- Pha trà, biết tâm tính
Pha trà biết tâm tính Pha trà không phải là cách phô diễn phương pháp kỹ thuật điêu luyện của mình với Trà mà là cách để lắng đọng chính bản thân.
Pha trà thả lỏng thân tâm, an tĩnh chờ ấm nước đun sôi trên kệ bếp, là lắng nghe tiếng reo, thấy bọt sủi gợi lăn tăn mà nhận định được nhiệt độ đã đạt hay chưa.
Bởi chỉ khi toàn tâm để ý mới có thể thấu hiểu cũng như lắng nghe được chính tâm tình của mình. Và cũng chỉ có để tâm vào mới có thể quan sát được thế thái nhân tình, từ đó ngộ ra bản thân.
Pha trà là gột rửa tâm hồn, như cách mà người pha trà tráng qua ấm và chén vậy.
Chọn trà cũng là cách để tự hiểu bản thân bởi chỉ có bản thân mới biết được mình muốn uống loại trà nào. Đó có thể là vị chát (Mộc) giúp bản thân nhân từ hơn, hay vị đắng (Hỏa) giúp lan tỏa yêu thương, vị hậu ngọt (Thổ) sẽ giúp tâm kiên định, vị the thanh (Kim) đem đến sự quyết đoán ở thời khắc quan trọng, hay là vị đậm đà (Thủy) giúp bản thân trở nên uyển chuyển.
Đây cũng là cách để thể hiện đức tính của một người trong Ngũ đức Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín.
- Uống trà, biết ý vị
Trước khi nếm trà, việc đầu tiên cần làm cảm nhận hương thơm nhè nhẹ lan tỏa trong không gian. Cùng lúc đó tâm phải tĩnh hạ và định thần thì mới có thể cảm đủ được sắc – hương – vị – tượng của trà.
Uống trà, biết ý vị Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Bảo kiếm được rèn từ lửa đỏ, hương mai được dưỡng từ tuyết sương”. Nghĩa là từ một khối kim loại dày thô mà trải qua bao nhiêu lần vùi mình trong lò nhiệt, rồi chịu bao nhiêu lần búa nện lên thân, mài mình trên đá mới có thể trở thành một cây bảo kiếm. Cũng giống như trà, để có thể trở thành một chén trà ngon, búp trà đã phải trải qua biết bao mưa nắng, chịu nằm trên nhiệt để sao, cuối cùng trải qua dòng nước nóng mới có thể thật sự phóng xuất hết hương vị của mình.
Điều quan trọng nhất ở đây chính là không đánh mất bản ngã của mình, có khối thép nào khi thành bảo kiếm không còn là thép, có búp trà nào qua nước sôi lửa bỏng mà mất đi vị đắng đầu môi hay vị ngọt hồi vị?
- Luận trà, biết tâm tư
Cuộc sống tựa như việc thưởng trà. Chỉ có chén trà trên tay là trọn vẹn nhất, không cần quan tâm đến việc đây là lần pha đầu tiên hay thứ mấy, cũng chẳng biết lần tiếp theo sẽ mang đến vị gì. Bởi hương vị sẽ luôn luôn biến đổi, vô thường.
Luận trà, hiểu tâm tư Tận hưởng chén trà ngay lúc này. Có vui, có buồn, có đắng, có ngọt, đó cũng chính là cuộc sống.
Uống Trà Thôi
Theo doidep
- Pha trà, biết tâm tính
Pha trà biết tâm tính Pha trà không phải là cách phô diễn phương pháp kỹ thuật điêu luyện của mình với Trà mà là cách để lắng đọng chính bản thân.
Pha trà thả lỏng thân tâm, an tĩnh chờ ấm nước đun sôi trên kệ bếp, là lắng nghe tiếng reo, thấy bọt sủi gợi lăn tăn mà nhận định được nhiệt độ đã đạt hay chưa.
Bởi chỉ khi toàn tâm để ý mới có thể thấu hiểu cũng như lắng nghe được chính tâm tình của mình. Và cũng chỉ có để tâm vào mới có thể quan sát được thế thái nhân tình, từ đó ngộ ra bản thân.
Pha trà là gột rửa tâm hồn, như cách mà người pha trà tráng qua ấm và chén vậy.
Chọn trà cũng là cách để tự hiểu bản thân bởi chỉ có bản thân mới biết được mình muốn uống loại trà nào. Đó có thể là vị chát (Mộc) giúp bản thân nhân từ hơn, hay vị đắng (Hỏa) giúp lan tỏa yêu thương, vị hậu ngọt (Thổ) sẽ giúp tâm kiên định, vị the thanh (Kim) đem đến sự quyết đoán ở thời khắc quan trọng, hay là vị đậm đà (Thủy) giúp bản thân trở nên uyển chuyển.
Đây cũng là cách để thể hiện đức tính của một người trong Ngũ đức Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín.
- Uống trà, biết ý vị
Trước khi nếm trà, việc đầu tiên cần làm cảm nhận hương thơm nhè nhẹ lan tỏa trong không gian. Cùng lúc đó tâm phải tĩnh hạ và định thần thì mới có thể cảm đủ được sắc – hương – vị – tượng của trà.
Uống trà, biết ý vị Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Bảo kiếm được rèn từ lửa đỏ, hương mai được dưỡng từ tuyết sương”. Nghĩa là từ một khối kim loại dày thô mà trải qua bao nhiêu lần vùi mình trong lò nhiệt, rồi chịu bao nhiêu lần búa nện lên thân, mài mình trên đá mới có thể trở thành một cây bảo kiếm. Cũng giống như trà, để có thể trở thành một chén trà ngon, búp trà đã phải trải qua biết bao mưa nắng, chịu nằm trên nhiệt để sao, cuối cùng trải qua dòng nước nóng mới có thể thật sự phóng xuất hết hương vị của mình.
Điều quan trọng nhất ở đây chính là không đánh mất bản ngã của mình, có khối thép nào khi thành bảo kiếm không còn là thép, có búp trà nào qua nước sôi lửa bỏng mà mất đi vị đắng đầu môi hay vị ngọt hồi vị?
- Luận trà, biết tâm tư
Cuộc sống tựa như việc thưởng trà. Chỉ có chén trà trên tay là trọn vẹn nhất, không cần quan tâm đến việc đây là lần pha đầu tiên hay thứ mấy, cũng chẳng biết lần tiếp theo sẽ mang đến vị gì. Bởi hương vị sẽ luôn luôn biến đổi, vô thường.
Luận trà, hiểu tâm tư Tận hưởng chén trà ngay lúc này. Có vui, có buồn, có đắng, có ngọt, đó cũng chính là cuộc sống.
Uống Trà Thôi
Theo doidep