8 họa sỹ người Ý đã làm thay đổi thế giới như thế nào?
Không một nơi nào mà mỹ thuật đóng một vai trò mang tính biểu tượng như vậy: nó thiết lập một tiền lệ để hướng con người tới những lý tưởng cao cả vượt ra ngoài khuôn khổ vật chất thuần túy, định hình Thế giới quan của chúng ta thông qua những hình ảnh.
Dưới đây là một trong số những nghệ sĩ bậc thầy có đóng góp quan trọng trong việc đưa mỹ thuật lên tầm cao mới về kỹ thuật lẫn khả năng biểu đạt.
1. Fra Angelico (1395-1455)
Như tên gọi của mình, Fra Angelico có nghĩa là “tu sĩ thiên thần” (angelic friar). Fra Angelico được cho là đã khuấy động tạo nên sự chuyển mình từ dòng tranh Gothic trước đó, dòng tranh gắn kết với khả năng biểu đạt, đến phong cách Hy Lạp cổ điển.
Khi không làm việc theo yêu cầu của những khách hàng quen giàu có, ông thể hiện đức tin và bản tính khiêm tốn của mình thông qua các bức bích họa được vẽ trong các tu viện San Marcos.
Những hình ảnh ông miêu tả rất khác biệt so với các đồng nghiệp của mình. Trong đó ông miêu tả Đức Mẹ Maria và các thánh gần gũi với con người chứ không phải là quá cao vời không thể tiếp cận. Khung màu sắc cố định và hình ảnh nhẹ nhàng, thanh thoát khiến những bức tranh của ông đạt đến mức độ siêu thực.
2. Leonardo Da Vinci (1452–1519)
Khi còn là cậu học trò của Andrea del Verrocchio, Leonardo Da Vinci gây ấn tượng mạnh mẽ cho thế giới nghệ thuật bởi một thiên thần nhỏ màu xanh.
Trong bức tranh của Verrocchio “The Baptism of Christ” cậu bé Leonardo được giao nhiệm vụ vẽ một thiên thần nhỏ ở góc xa bên trái. Thiên thần nhỏ màu xanh đầy sức lôi cuốn của Leonardo cho thấy sự uyển chuyển trong nét bút vẽ, sự khéo léo và cảm giác tĩnh lặng, khởi đầu sự nghiệp của mình với Medicis và vang danh như một nghệ sĩ.
Phong cách và khả năng nắm bắt chuyển động và khả năng biểu đạt đã giúp ông vượt lên trên tất cả những người khác cùng thời với mình.
Leonardo phát triển các kỹ thuật tạo lớp và vẽ chìm, phủ những lớp màu vẽ mỏng làm lớp trên cùng của các lớp màu khác, tạo ra một hiệu ứng sống động và rất chân thật. Ông cũng phát triển một kỹ thuật gọi là sfumato, áp dụng một lớp láng màu tối xung quanh các nhân vật nhằm tạo nên một vùng biên mờ và không rõ nét.
Ông liên tục vượt qua giới hạn của chính mình, phát triển những kỹ thuật hội họa và truyền cảm hứng cho những người đương thời từ đó mang lại thời kỳ vàng son cho nghệ thuật Ý.
3. Michelangelo (1475–1564)
Trong nghệ thuật điêu khắc, Michelangelo tự tạo cho mình một phong cách rất riêng biệt. Ông khai quật những bức tượng cổ điển của thời cổ Hy Lạp và La Mã, không phải để trở thành chuyên gia về lịch sử mà chỉ đơn thuần là để hiểu chúng.
Michelangelo học tạo hình nhân vật khi còn trẻ trong các khu vườn tượng cũng như việc phối cảnh và áp dụng các nguyên tắc về ánh sáng và hình thức.
Ông nói rằng ông luôn luôn cảm thấy như được ở nhà quanh những tượng đá cẩm thạch khắc khổ và chịu đựng. Đổ bao tâm huyết vào một trong những công trình thực sự đầu tiên của mình, ông đã có thể khắc nên bức tượng có lẽ là đẹp nhất từ trước đến nay “Pieta”.
4. Raphael (1483–1520)
Tạo bước đột phá từ nghệ thuật truyền thống Kitô giáo cho đến thế giới nghệ thuật cổ điển, Raphael đã thành công trong việc bứt phá các giới hạn năng lực phục vụ cho nghệ thuật trong thời kỳ phục hưng đỉnh cao. Một họa sĩ quý phái không bao giờ xa rời nét vương giả.
Ông đã thành công trong việc nối bước Leonardo da Vinci và Michelangelo, dấu ấn của cả hai nghệ sĩ này đều có thể được tìm thấy trong bức bích họa “The School of Athens.”
Sự tinh tế của Raphael chính là tính lịch lãm quý phái được chuyển tải từ tâm hồn ông vào đối tượng. Ông xem vị trí của nhân vật trong tranh là khía cạnh quan trọng nhất trong tác phẩm của mình. Ông hình thành và tạo nên không gian ba chiều sống động để đưa người xem đi sâu hơn nữa vào bối cảnh câu chuyện.
5. Titian (Tiziano Vecellio) (1485–1576)
Đến giữa thế kỷ 16, phần lớn các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra để nắm giữ những phương pháp chân thật, đáng tin cậy của tác phẩm và màu sắc. Sáng tác với góc cạnh tam giác chuẩn mực “Madonna with child” đã trở thành một phần của nghệ thuật phá cách.
Titian mời người xem đi vào bức tranh của mình và hợp nhất tất cả ý tưởng trong các tác phẩm truyền thống. Một góc thú vị trong “Last supper” và “Pesaros Madonna” tạo nên cho bức tranh một cảm giác chuyển vận và sống động, một cảm giác chưa từng có từ trước đến nay.
6. Guido Reni (1575-1642)
Guido Reni đã tạo nên ấn tượng quen thuộc về một hình ảnh luôn hướng về phía thiên đường thường được học tập bởi nhiều nghệ sĩ khác, những người bị ảnh hưởng bởi phong cách Raphael.
Ông là hiện thân cho phong cách sân khấu của các nghệ sĩ baroque với sức sống căng tràn, sắc thái trần tục đồng thời sử dụng ánh sáng tạo cảm xúc mạnh mẽ.
Người nghệ sĩ độc đáo ấy không bị cuốn hút mãnh liệt bởi phụ nữ, mặc dù ông nổi tiếng với những bức tranh về Đức Maria đồng trinh. Một trong những tác phẩm được công nhận nhất của ông là “The Archangel Michael Defeating Satan.”
7. Giovanni Barttista Tiepolo (1696–1770)
Họa sĩ cung điện Giovanni Barttista Tiepolo nổi tiếng là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 18.
Kết hợp tầm sử thi anh hùng của Paolo Veronese với phong cách độc đáo của riêng mình, Tiepolo kiến tạo thế giới nghệ thuật lùi trở lại – theo đúng nghĩa đen, bởi vì người tham quan phải ngả người ra sau để xem ngắm những bức tranh của ông tại các vị trí cao ngất trong các nhà thờ và cung điện ở Ý.
Tại Würzburg, Đức, tại vị trí cao ngất trong cung điện Residenz, nơi ở của Đức Giám mục hoàng gia Karl Philip von Greiffenklau, người ta có thể chiêm ngưỡng một trong những bức bích họa lớn nhất thế giới, bức “Allegory of the Planets and Continents.”
8. Antonio Canova (1757–1822)
Antonio Canova đạt đến đỉnh cao của tư tưởng tân cổ điển bằng cách học tập phong cách tinh tế và hoàn hảo của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.
Ông trở thành một trong những nhà điêu khắc nổi tiếng nhất của đầu thời kỳ Khai sáng. Canova sử dụng khả năng giả kim để tạo hình đá cẩm thạch thành da thịt người đồng thời đặt tinh thần con người trong sự chuyển động, một biểu tượng trung tâm trong tác phẩm của ông.
Trong số các tác phẩm điêu khắc đáng chú ý nhất của ông là “Cupid và Psyche”, và một bức tượng đồng của Napoleon trong chân dung của sao Hỏa mang tên “Napoleon as Mars the Peacemaker”.
Uống Trà Thôi
Theo designs
Dưới đây là một trong số những nghệ sĩ bậc thầy có đóng góp quan trọng trong việc đưa mỹ thuật lên tầm cao mới về kỹ thuật lẫn khả năng biểu đạt.
1. Fra Angelico (1395-1455)
Như tên gọi của mình, Fra Angelico có nghĩa là “tu sĩ thiên thần” (angelic friar). Fra Angelico được cho là đã khuấy động tạo nên sự chuyển mình từ dòng tranh Gothic trước đó, dòng tranh gắn kết với khả năng biểu đạt, đến phong cách Hy Lạp cổ điển.
Khi không làm việc theo yêu cầu của những khách hàng quen giàu có, ông thể hiện đức tin và bản tính khiêm tốn của mình thông qua các bức bích họa được vẽ trong các tu viện San Marcos.
Những hình ảnh ông miêu tả rất khác biệt so với các đồng nghiệp của mình. Trong đó ông miêu tả Đức Mẹ Maria và các thánh gần gũi với con người chứ không phải là quá cao vời không thể tiếp cận. Khung màu sắc cố định và hình ảnh nhẹ nhàng, thanh thoát khiến những bức tranh của ông đạt đến mức độ siêu thực.
2. Leonardo Da Vinci (1452–1519)
Khi còn là cậu học trò của Andrea del Verrocchio, Leonardo Da Vinci gây ấn tượng mạnh mẽ cho thế giới nghệ thuật bởi một thiên thần nhỏ màu xanh.
Trong bức tranh của Verrocchio “The Baptism of Christ” cậu bé Leonardo được giao nhiệm vụ vẽ một thiên thần nhỏ ở góc xa bên trái. Thiên thần nhỏ màu xanh đầy sức lôi cuốn của Leonardo cho thấy sự uyển chuyển trong nét bút vẽ, sự khéo léo và cảm giác tĩnh lặng, khởi đầu sự nghiệp của mình với Medicis và vang danh như một nghệ sĩ.
Phong cách và khả năng nắm bắt chuyển động và khả năng biểu đạt đã giúp ông vượt lên trên tất cả những người khác cùng thời với mình.
Leonardo phát triển các kỹ thuật tạo lớp và vẽ chìm, phủ những lớp màu vẽ mỏng làm lớp trên cùng của các lớp màu khác, tạo ra một hiệu ứng sống động và rất chân thật. Ông cũng phát triển một kỹ thuật gọi là sfumato, áp dụng một lớp láng màu tối xung quanh các nhân vật nhằm tạo nên một vùng biên mờ và không rõ nét.
Ông liên tục vượt qua giới hạn của chính mình, phát triển những kỹ thuật hội họa và truyền cảm hứng cho những người đương thời từ đó mang lại thời kỳ vàng son cho nghệ thuật Ý.
3. Michelangelo (1475–1564)
Trong nghệ thuật điêu khắc, Michelangelo tự tạo cho mình một phong cách rất riêng biệt. Ông khai quật những bức tượng cổ điển của thời cổ Hy Lạp và La Mã, không phải để trở thành chuyên gia về lịch sử mà chỉ đơn thuần là để hiểu chúng.
Michelangelo học tạo hình nhân vật khi còn trẻ trong các khu vườn tượng cũng như việc phối cảnh và áp dụng các nguyên tắc về ánh sáng và hình thức.
Ông nói rằng ông luôn luôn cảm thấy như được ở nhà quanh những tượng đá cẩm thạch khắc khổ và chịu đựng. Đổ bao tâm huyết vào một trong những công trình thực sự đầu tiên của mình, ông đã có thể khắc nên bức tượng có lẽ là đẹp nhất từ trước đến nay “Pieta”.
4. Raphael (1483–1520)
Tạo bước đột phá từ nghệ thuật truyền thống Kitô giáo cho đến thế giới nghệ thuật cổ điển, Raphael đã thành công trong việc bứt phá các giới hạn năng lực phục vụ cho nghệ thuật trong thời kỳ phục hưng đỉnh cao. Một họa sĩ quý phái không bao giờ xa rời nét vương giả.
Ông đã thành công trong việc nối bước Leonardo da Vinci và Michelangelo, dấu ấn của cả hai nghệ sĩ này đều có thể được tìm thấy trong bức bích họa “The School of Athens.”
Sự tinh tế của Raphael chính là tính lịch lãm quý phái được chuyển tải từ tâm hồn ông vào đối tượng. Ông xem vị trí của nhân vật trong tranh là khía cạnh quan trọng nhất trong tác phẩm của mình. Ông hình thành và tạo nên không gian ba chiều sống động để đưa người xem đi sâu hơn nữa vào bối cảnh câu chuyện.
5. Titian (Tiziano Vecellio) (1485–1576)
Đến giữa thế kỷ 16, phần lớn các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra để nắm giữ những phương pháp chân thật, đáng tin cậy của tác phẩm và màu sắc. Sáng tác với góc cạnh tam giác chuẩn mực “Madonna with child” đã trở thành một phần của nghệ thuật phá cách.
Titian mời người xem đi vào bức tranh của mình và hợp nhất tất cả ý tưởng trong các tác phẩm truyền thống. Một góc thú vị trong “Last supper” và “Pesaros Madonna” tạo nên cho bức tranh một cảm giác chuyển vận và sống động, một cảm giác chưa từng có từ trước đến nay.
6. Guido Reni (1575-1642)
Guido Reni đã tạo nên ấn tượng quen thuộc về một hình ảnh luôn hướng về phía thiên đường thường được học tập bởi nhiều nghệ sĩ khác, những người bị ảnh hưởng bởi phong cách Raphael.
Ông là hiện thân cho phong cách sân khấu của các nghệ sĩ baroque với sức sống căng tràn, sắc thái trần tục đồng thời sử dụng ánh sáng tạo cảm xúc mạnh mẽ.
Người nghệ sĩ độc đáo ấy không bị cuốn hút mãnh liệt bởi phụ nữ, mặc dù ông nổi tiếng với những bức tranh về Đức Maria đồng trinh. Một trong những tác phẩm được công nhận nhất của ông là “The Archangel Michael Defeating Satan.”
7. Giovanni Barttista Tiepolo (1696–1770)
Họa sĩ cung điện Giovanni Barttista Tiepolo nổi tiếng là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 18.
Kết hợp tầm sử thi anh hùng của Paolo Veronese với phong cách độc đáo của riêng mình, Tiepolo kiến tạo thế giới nghệ thuật lùi trở lại – theo đúng nghĩa đen, bởi vì người tham quan phải ngả người ra sau để xem ngắm những bức tranh của ông tại các vị trí cao ngất trong các nhà thờ và cung điện ở Ý.
Tại Würzburg, Đức, tại vị trí cao ngất trong cung điện Residenz, nơi ở của Đức Giám mục hoàng gia Karl Philip von Greiffenklau, người ta có thể chiêm ngưỡng một trong những bức bích họa lớn nhất thế giới, bức “Allegory of the Planets and Continents.”
8. Antonio Canova (1757–1822)
Antonio Canova đạt đến đỉnh cao của tư tưởng tân cổ điển bằng cách học tập phong cách tinh tế và hoàn hảo của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.
Ông trở thành một trong những nhà điêu khắc nổi tiếng nhất của đầu thời kỳ Khai sáng. Canova sử dụng khả năng giả kim để tạo hình đá cẩm thạch thành da thịt người đồng thời đặt tinh thần con người trong sự chuyển động, một biểu tượng trung tâm trong tác phẩm của ông.
Trong số các tác phẩm điêu khắc đáng chú ý nhất của ông là “Cupid và Psyche”, và một bức tượng đồng của Napoleon trong chân dung của sao Hỏa mang tên “Napoleon as Mars the Peacemaker”.
Uống Trà Thôi
Theo designs