Sự thật về Thiên Mục (Tenmoku)
Trong giới chơi trà và ấm ở Việt Nam thì phần lớn mọi người đều công nhận công năng của ấm tử sa – loại ấm làm từ đất sét tím (tử sa) và có khả năng làm tăng hương vị của trà nếu dùng lâu. Trong khi đó chén Thiên Mục (Tenmoku) còn khá mới mẻ và nhiều người vẫn còn hoài nghi về khả năng làm tăng (hay thay đổi) hương vị trà của loại men này. Trong bài viết kỳ trước “Thiên Mục: chất men huyền ảo” thì người viết có viết về lịch sử và phân loại của các loại men Thiên Mục. Trong bài viết này xin tiếp tục bàn về chén Thiên Mục nhưng với một chủ đề tranh cãi hơn một chút, đó là: liệu một chiếc chén uống trà như Thiên Mục có thể có làm hương vị trà thay đổi hay không? Hay tất cả chỉ bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong phú của những người sở hữu loại chén này?
CũngTheo những người từng có trải nghiệm với chén Thiên Mục mà người viết có nói chuyện thì hầu hết đều công nhận rằng loại chén này thật sự có tác động lên trà. Chẳng hạn như những một số loại trà lên men cao sẽ có vị chát và mùi gỗ nhiều hơn khi uống trong chén Thiên Mục, trà lên men thấp như trà xanh hay ô long lại ngọt và thơm nhiều hơn, một số loại xao lửa lớn lại có vị cháy nhiều hơn… Nói chung là muôn hình vạn trạng. Nhưng chẳng ai đưa ra câu trả lời rõ ràng là tại sao chén Thiên Mục lại thay đổi hương vị trà cả. May mắn là trong những câu trả lời chung chung này thì người viết bắt được những từ khoá mang đầy tính hoá học như “phản ứng điện giải” hay thiên về vật lý như “từ trường”. Thế là công cuộc tìm hiểu dựa trên những từ khoá này lại bắt đầu.
Kết quả là sau nhiều giờ tìm kiếm thì chẳng có bài viết nào giải thích cho việc này cả. Tuy nhiên, người viết may mắn tìm được một nghiên cứu về chén Thiên Mục được công bố vào năm 2014. Bài nghiên cứu “Learning from the past: Rare ε-Fe2O3 in the ancient black-glazed Jian (Tenmoku) wares” là thành quả của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế với 3 người đến từ Pháp, 4 đến từ Trung Quốc và 3 đến từ Mỹ. Mục đích của bài nghiên cứu là tìm hiểu cấu tạo và vật liệu làm nên chén Thiên Mục để từ đó áp dụng vào khoa học vật liệu hiện đại. Kiểu như các trúc sư hiện đại nghiên cứu kim tự tháp Ai Cập cổ để áp dụng cho kiến trúc hiện đại vậy. Mặc dù không nhắc gì đến tác động của chén Thiên Mục lên trà nhưng kết quả của bài nghiên cứu này phần nào giải thích đặc tính của chén Thiên Mục.
Bằng các phương pháp như dùng kính hiển vi quang học và điện tử, quang phổ Raman, chụp X quang gia tốc hạt; thì nhóm nghiên cứu này nhận thấy rằng các vết kim loại sáng trên bề mặt chén Thiên Mục chứa một dạng cực hiếm của Sắt(III) ôxít đó là Pha Epsilon (epsilon là chữ cái thứ 5 của bảng chữ cái Hy Lạp) hay ε-Fe2O3. Khi nung men có chứa Sắt(III) Ôxít hay Fe2O3 thì Fe2O3 sẽ chuyển hoá thành 4 pha (phase) khác nhau tuỳ theo nhiệt độ bao gồm: Alpha, Beta, Gamma và Epsilon. Trong 4 pha thì Epsilon được xem là cực kiếm và cực kỳ khó để làm ra. Pha Epsilon lần đầu được phát hiện vào năm 1934, đến năm 1995 thì cấu trúc kết tinh (crystalline structure) của pha này mới được nghiên cứu và phải đến 2005 thì khoa học mới hoàn toàn hiểu được cấu trúc và sự hình thành của Pha Epsilon trên Sắt(III) ôxít.
Khi dùng các phương pháp kể trên để xem cấu trúc kết tinh của chén Thiên Mục thì các nhà nghiên cứu không thấy nó khớp với với cấu trúc kết tinh của bất kỳ loại sắt ôxít nào cả. Đến khi thử Pha Epsilon thì họ mới ngạc nhiên là cấu trúc kết tinh của chén Thiên Mục hoàn toàn trùng khớp với Pha Epsilon này. Đặc biệt là bề mặt loại chén Du Tích có chứa một lượng tinh khiết Pha Epsilon, trong khi đó thì các loại chén như Thố Hào cũng có chứa loại Pha này nhưng ít hơn nhiều. Đến đây thì chúng ta biết được chén Thiên Mục có chứa một dạng kim loại quý, nhưng nó có tác động gì đến trà?
Trong bài nghiên cứu thì các nhà nghiên cứu có nêu một đặc tính của Pha Epsilon là có khả năng kháng từ (coercivity) cao, lên đến 20,000 Oersteds. Kháng từ giống như tên gọi của nó là khả năng của vật liệu chống lại tác động của từ trường. Lấy ví dụ thế này, khi còn nhỏ thì chúng ta hay dùng cục nam châm để hút các vật bằng kim loại. Một số đồ vật kim loại nếu để nam châm chừng vài ngày thì nó cũng thành nam châm luôn, có nghĩa là khả năng kháng từ của các đồ kim loại này thấp. Còn loại kim loại cho dù được đặt sát nam châm mà bị ảnh hưởng rất chậm (tính theo nhiều năm) thì được cho là có tính kháng từ cao. Chính vì khả năng kháng từ cao nên các hợp chất kim loại có khả năng kháng từ cao thường được sử dụng để làm nam châm vĩnh cửu (ứng dụng của bao gồm nam châm cửa tủ lạnh hay phần từ của thẻ ATM). Khả năng kháng từ của chén Du Tích lên đến 20.000 Oersteds có nghĩa là gấp đôi BaFe12O19 (barium hexaferrite) tìm thấy trong thẻ ATM hay phần ghi từ của ổ cứng máy tính.
Theo giải thích của nhiều người thì có lẽ chính từ trường mạnh này đã sắp xếp lại phân tử nước trà và theo đó làm thay đổi hương vị của trà. Thật sự thì nghiên cứu về tác động của điện, từ trường hay điện từ đã có từ nhiều năm qua.
Đầy đủ và có nhiều nguồn dẫn chứng nhất trên Internet phải kể đến bài viết “Magnetic and electric effects on water” của Giáo sư Martin Chaplin của trường Đại học Lodon South Bank đăng trên website của trường. Trong bài viết của mình thì ông có dẫn nhiều bài nghiên cứu khá mới (sau 2005) và ông kết luận rằng từ trường có ảnh hưởng đến nước. Tạm trích như sau:
- Từ trường có thể ứng dụng trong việc làm sạch nước. Hay nói một cách khác là góp phần làm “mềm” nước chứa nhiều kim loại.
- Mặc dù nước là nghịch từ nhưng chỉ cần từ trường khoảng 0.2T hay 2.000 Oersteds là có thể làm tăng số lượng đơn thể phân tử nước. Trong khi đó chén Du Tích có khả năng kháng từ lên đến 20.000 Oersteds.
- Từ trường ở khoảng 150 Oersteds còn làm cho nước bốc hơi nhanh hơn vì làm yếu đi liên hết hydro trong nước. Trong khi đó từ trường trái đất rơi vào khoảng 0.25 đến 0.65 Oersteds.
Mặc dù cũng không nhắc gì đến trà nhưng qua tập hợp các nghiên cứu của Giáo sư Martin thì người viết mạn phép nhận định như thế này. Thứ nhất là có thể chén Thiên Mục phần nào làm “mềm” nước (giảm kim loại) giúp bảo toàn hương vị trà. Thứ hai là chén Thiên Mục làm nước bốc hơi nhanh hơn nên có thể trà sẽ đậm hơn một chút so với chén sứ (nên thấy ngon hơn). Thứ ba là loại chén này có thể sắp xếp lại phân tử trà nên làm thay đổi lại hương vị trà. Và một số tác động khác mà vẫn chưa biết được.
Tuy nhiên đây vẫn là nhận định chủ quan và dựa trên suy đoán là chính vì chưa có nghiên cứu về tác động của từ trường nói chung hay chén Thiên Mục nói riêng lên trà cả. Cũng có người cho rằng tác động của từ trường lên nước vẫn chưa đủ tính chính xác và cơ sở khoa học. Và nếu từ trường thật sự sắp xếp lại phân tử nước trà thì khi uống vào miệng thì các phân tử này sẽ lại trở lại hình thái ban đầu, nên nước trà sẽ không thay đổi. Dù sao thì chúng ta có thể khẳng định là chén Thiên Mục có nét đẹp riêng, có bề dày lịch sử dài, và rất khó để làm ra nên loại chén này vẫn có giá trị đặc biệt và đáng để sưu tầm.
Uống Trà Thôi
Theo danhtra
CũngTheo những người từng có trải nghiệm với chén Thiên Mục mà người viết có nói chuyện thì hầu hết đều công nhận rằng loại chén này thật sự có tác động lên trà. Chẳng hạn như những một số loại trà lên men cao sẽ có vị chát và mùi gỗ nhiều hơn khi uống trong chén Thiên Mục, trà lên men thấp như trà xanh hay ô long lại ngọt và thơm nhiều hơn, một số loại xao lửa lớn lại có vị cháy nhiều hơn… Nói chung là muôn hình vạn trạng. Nhưng chẳng ai đưa ra câu trả lời rõ ràng là tại sao chén Thiên Mục lại thay đổi hương vị trà cả. May mắn là trong những câu trả lời chung chung này thì người viết bắt được những từ khoá mang đầy tính hoá học như “phản ứng điện giải” hay thiên về vật lý như “từ trường”. Thế là công cuộc tìm hiểu dựa trên những từ khoá này lại bắt đầu.
Kết quả là sau nhiều giờ tìm kiếm thì chẳng có bài viết nào giải thích cho việc này cả. Tuy nhiên, người viết may mắn tìm được một nghiên cứu về chén Thiên Mục được công bố vào năm 2014. Bài nghiên cứu “Learning from the past: Rare ε-Fe2O3 in the ancient black-glazed Jian (Tenmoku) wares” là thành quả của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế với 3 người đến từ Pháp, 4 đến từ Trung Quốc và 3 đến từ Mỹ. Mục đích của bài nghiên cứu là tìm hiểu cấu tạo và vật liệu làm nên chén Thiên Mục để từ đó áp dụng vào khoa học vật liệu hiện đại. Kiểu như các trúc sư hiện đại nghiên cứu kim tự tháp Ai Cập cổ để áp dụng cho kiến trúc hiện đại vậy. Mặc dù không nhắc gì đến tác động của chén Thiên Mục lên trà nhưng kết quả của bài nghiên cứu này phần nào giải thích đặc tính của chén Thiên Mục.
Bằng các phương pháp như dùng kính hiển vi quang học và điện tử, quang phổ Raman, chụp X quang gia tốc hạt; thì nhóm nghiên cứu này nhận thấy rằng các vết kim loại sáng trên bề mặt chén Thiên Mục chứa một dạng cực hiếm của Sắt(III) ôxít đó là Pha Epsilon (epsilon là chữ cái thứ 5 của bảng chữ cái Hy Lạp) hay ε-Fe2O3. Khi nung men có chứa Sắt(III) Ôxít hay Fe2O3 thì Fe2O3 sẽ chuyển hoá thành 4 pha (phase) khác nhau tuỳ theo nhiệt độ bao gồm: Alpha, Beta, Gamma và Epsilon. Trong 4 pha thì Epsilon được xem là cực kiếm và cực kỳ khó để làm ra. Pha Epsilon lần đầu được phát hiện vào năm 1934, đến năm 1995 thì cấu trúc kết tinh (crystalline structure) của pha này mới được nghiên cứu và phải đến 2005 thì khoa học mới hoàn toàn hiểu được cấu trúc và sự hình thành của Pha Epsilon trên Sắt(III) ôxít.
Khi dùng các phương pháp kể trên để xem cấu trúc kết tinh của chén Thiên Mục thì các nhà nghiên cứu không thấy nó khớp với với cấu trúc kết tinh của bất kỳ loại sắt ôxít nào cả. Đến khi thử Pha Epsilon thì họ mới ngạc nhiên là cấu trúc kết tinh của chén Thiên Mục hoàn toàn trùng khớp với Pha Epsilon này. Đặc biệt là bề mặt loại chén Du Tích có chứa một lượng tinh khiết Pha Epsilon, trong khi đó thì các loại chén như Thố Hào cũng có chứa loại Pha này nhưng ít hơn nhiều. Đến đây thì chúng ta biết được chén Thiên Mục có chứa một dạng kim loại quý, nhưng nó có tác động gì đến trà?
Trong bài nghiên cứu thì các nhà nghiên cứu có nêu một đặc tính của Pha Epsilon là có khả năng kháng từ (coercivity) cao, lên đến 20,000 Oersteds. Kháng từ giống như tên gọi của nó là khả năng của vật liệu chống lại tác động của từ trường. Lấy ví dụ thế này, khi còn nhỏ thì chúng ta hay dùng cục nam châm để hút các vật bằng kim loại. Một số đồ vật kim loại nếu để nam châm chừng vài ngày thì nó cũng thành nam châm luôn, có nghĩa là khả năng kháng từ của các đồ kim loại này thấp. Còn loại kim loại cho dù được đặt sát nam châm mà bị ảnh hưởng rất chậm (tính theo nhiều năm) thì được cho là có tính kháng từ cao. Chính vì khả năng kháng từ cao nên các hợp chất kim loại có khả năng kháng từ cao thường được sử dụng để làm nam châm vĩnh cửu (ứng dụng của bao gồm nam châm cửa tủ lạnh hay phần từ của thẻ ATM). Khả năng kháng từ của chén Du Tích lên đến 20.000 Oersteds có nghĩa là gấp đôi BaFe12O19 (barium hexaferrite) tìm thấy trong thẻ ATM hay phần ghi từ của ổ cứng máy tính.
Theo giải thích của nhiều người thì có lẽ chính từ trường mạnh này đã sắp xếp lại phân tử nước trà và theo đó làm thay đổi hương vị của trà. Thật sự thì nghiên cứu về tác động của điện, từ trường hay điện từ đã có từ nhiều năm qua.
Đầy đủ và có nhiều nguồn dẫn chứng nhất trên Internet phải kể đến bài viết “Magnetic and electric effects on water” của Giáo sư Martin Chaplin của trường Đại học Lodon South Bank đăng trên website của trường. Trong bài viết của mình thì ông có dẫn nhiều bài nghiên cứu khá mới (sau 2005) và ông kết luận rằng từ trường có ảnh hưởng đến nước. Tạm trích như sau:
- Từ trường có thể ứng dụng trong việc làm sạch nước. Hay nói một cách khác là góp phần làm “mềm” nước chứa nhiều kim loại.
- Mặc dù nước là nghịch từ nhưng chỉ cần từ trường khoảng 0.2T hay 2.000 Oersteds là có thể làm tăng số lượng đơn thể phân tử nước. Trong khi đó chén Du Tích có khả năng kháng từ lên đến 20.000 Oersteds.
- Từ trường ở khoảng 150 Oersteds còn làm cho nước bốc hơi nhanh hơn vì làm yếu đi liên hết hydro trong nước. Trong khi đó từ trường trái đất rơi vào khoảng 0.25 đến 0.65 Oersteds.
Mặc dù cũng không nhắc gì đến trà nhưng qua tập hợp các nghiên cứu của Giáo sư Martin thì người viết mạn phép nhận định như thế này. Thứ nhất là có thể chén Thiên Mục phần nào làm “mềm” nước (giảm kim loại) giúp bảo toàn hương vị trà. Thứ hai là chén Thiên Mục làm nước bốc hơi nhanh hơn nên có thể trà sẽ đậm hơn một chút so với chén sứ (nên thấy ngon hơn). Thứ ba là loại chén này có thể sắp xếp lại phân tử trà nên làm thay đổi lại hương vị trà. Và một số tác động khác mà vẫn chưa biết được.
Tuy nhiên đây vẫn là nhận định chủ quan và dựa trên suy đoán là chính vì chưa có nghiên cứu về tác động của từ trường nói chung hay chén Thiên Mục nói riêng lên trà cả. Cũng có người cho rằng tác động của từ trường lên nước vẫn chưa đủ tính chính xác và cơ sở khoa học. Và nếu từ trường thật sự sắp xếp lại phân tử nước trà thì khi uống vào miệng thì các phân tử này sẽ lại trở lại hình thái ban đầu, nên nước trà sẽ không thay đổi. Dù sao thì chúng ta có thể khẳng định là chén Thiên Mục có nét đẹp riêng, có bề dày lịch sử dài, và rất khó để làm ra nên loại chén này vẫn có giá trị đặc biệt và đáng để sưu tầm.
Uống Trà Thôi
Theo danhtra