Tìm hiểu về trà Lục Bảo
Với đặc điểm của trà đen, dùng những lá trà to đầy chất dinh dưỡng của những cây trà cổ thụ, sau quá trình lên men cùng nhiều năm bảo quản tại hầm trà, tam hạc Lục Bảo trà không mang trong mình sự hoa lệ tinh tế như những búp trà xanh mà thay vào đó là sự ngọt ngào, mộc mạc, nhuốm màu thời gian.
Trà Lục Bảo là đặc sản của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nhưng nguyên liệu làm trà Lục Bảo không chỉ có nguồn gốc tại địa phương. Những người trong ngành tiết lộ rằng, có rất nhiều thương nhân sử dụng "nguyên liệu Việt Nam" để chế biến trà Lục Bảo.
Trong quá khứ, trà Lục Bảo và trà Phổ Nhĩ từng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vào thời bao cấp, Hồng Kông - với tư cách là một trung tâm thương mại và tiêu thụ trà quan trọng - tiêu thụ rất nhiều trà Lục Bảo, trong khi nguyên liệu thô tại Ngô Châu (tỉnh Quảng Tây) - nơi xuất xứ của trà Lục Bảo - rất khan hiếm, vì vậy một phần đáng kể trà Lục Bảo và cả trà Phổ Nhĩ được làm từ trà xanh Việt Nam.
Cuối những năm 1980, doanh nhân Hồng Kông La Bính Hoàn thành lập nhà máy chế biến trà với tên gọi Nhà máy Thực phẩm Vân Sơn tại Ngô Châu, nhập khẩu nguyên liệu trà thô từ Việt Nam, kết hợp công nghệ sản xuất trà Lục Bảo của Ngô Châu và và công nghệ sản xuất trà Hồng Kông, để chế biến thành trà Lục Bảo và trà Phổ Nhĩ, sau đó thành phẩm được chuyển ngược lại Hồng Kông để tiêu thụ với tên gọi "Trà Trần" (tức là trà lâu năm).
Vào lúc cao điểm của thị trường, gần 1.000 tấn trà được bán sang Hồng Kông mỗi năm. Một phần trong số đó được gia công và đóng gói lại, rồi tái xuất sang Đông Nam Á. Tại thời điểm đó, nhiều quán trà và khách uống trà không thể phân biệt được đâu là trà Lục Bảo và đâu là trà Phổ Nhĩ, mà thường gọi chung là "Trà Trần".
Trà nguyên liệu mua từ Việt Nam thuộc loại trà lá to. La Bính Hoàn nhập khẩu 400-500 tấn trà lá to từ Việt Nam mỗi năm, một phần là mua hộ các công ty trà địa phương, vì lúc đó tại Ngô Châu đang thiếu nguyên liệu chế biến trà Lục Bảo, và phần nguyên liệu còn lại được sử dụng cho Nhà máy Thực phẩm Vân Sơn để chế biến trà.
Ngoài ra, vào thời điểm đó, sản lượng trà của Nhà máy Trà Ngô Châu không đủ để đáp ứng đơn hàng, lãnh đạo nhà máy lại thân quen với La Bính Hoàn, nên Nhà máy Thực phẩm Vân Sơn cũng hợp tác với Nhà máy Trà Ngô Châu để chế biến một số loại trà.
Theo blogger Chaonian Xiaowei, trà Lục Bảo có nhiều loại hương thơm, chẳng hạn như hương lâu năm, hương trầu, hương gỗ, hương dược liệu, hương nấm, hương đất... Nguồn gốc của những hương thơm này là gì?
Hương lâu năm: là hương thơm cơ bản của trà Lục Bảo sau khi ủ, mùi rất dễ chịu, có vị của trà lâu năm, rất êm dịu.
Hương trầu: có hai kiểu hương trầu. Một là trước đây, trà Lục Bảo được lên men rồi ủ trong hầm. Một số nông dân khi lên men trà Lục Bảo, họ dùng củi thông làm nhiên liệu để sao trà. Trà Lục Bảo thành phẩm có hương khói thông rất giống với hương trầu. Thứ hai là trong quá trình lên men của trà Lục Bảo, một số lượng lớn vi khuẩn enzyme giàu chất dinh dưỡng đã được biến đổi, tạo nên hương vị giống như hương trầu.
Hương gỗ: một số thương nhân đã làm hầm bằng gỗ để ủ trà Lục Bảo, nhưng những loại gỗ này vẫn chưa khử được hoàn toàn mùi gỗ; ngoài ra, hầm cũng có thể còn ẩm ướt, và trà Lục Bảo đã hấp thụ hương vị của gỗ.
Hương dược liệu: lá trà tươi được sử dụng trong trà Lục Bảo có vị đắng; sau khi lên men và ủ đủ thời gian, vị đắng sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, một số loại trà Lục Bảo được bán ra thị trường nhưng không được lên men hoàn toàn và ủ không đủ thời gian, nên chúng có vị hơi đắng, giống như vị thuốc.
Hương đất: do một số thương nhân để trà Lục Bảo trong hầm ủ lâu ngày nên trà có mùi đất.
Với đặc điểm của trà đen, dùng những lá trà to đầy chất dinh dưỡng của những cây trà cổ thụ, sau quá trình lên men cùng nhiều năm bảo quản tại hầm trà, tam hạc Lục Bảo trà không mang trong mình sự hoa lệ tinh tế như những búp trà xanh mà thay vào đó là sự ngọt ngào, mộc mạc, nhuốm màu thời gian.
Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Trà Lục Bảo là đặc sản của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nhưng nguyên liệu làm trà Lục Bảo không chỉ có nguồn gốc tại địa phương. Những người trong ngành tiết lộ rằng, có rất nhiều thương nhân sử dụng "nguyên liệu Việt Nam" để chế biến trà Lục Bảo.
Trong quá khứ, trà Lục Bảo và trà Phổ Nhĩ từng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vào thời bao cấp, Hồng Kông - với tư cách là một trung tâm thương mại và tiêu thụ trà quan trọng - tiêu thụ rất nhiều trà Lục Bảo, trong khi nguyên liệu thô tại Ngô Châu (tỉnh Quảng Tây) - nơi xuất xứ của trà Lục Bảo - rất khan hiếm, vì vậy một phần đáng kể trà Lục Bảo và cả trà Phổ Nhĩ được làm từ trà xanh Việt Nam.
Cuối những năm 1980, doanh nhân Hồng Kông La Bính Hoàn thành lập nhà máy chế biến trà với tên gọi Nhà máy Thực phẩm Vân Sơn tại Ngô Châu, nhập khẩu nguyên liệu trà thô từ Việt Nam, kết hợp công nghệ sản xuất trà Lục Bảo của Ngô Châu và và công nghệ sản xuất trà Hồng Kông, để chế biến thành trà Lục Bảo và trà Phổ Nhĩ, sau đó thành phẩm được chuyển ngược lại Hồng Kông để tiêu thụ với tên gọi "Trà Trần" (tức là trà lâu năm).
Vào lúc cao điểm của thị trường, gần 1.000 tấn trà được bán sang Hồng Kông mỗi năm. Một phần trong số đó được gia công và đóng gói lại, rồi tái xuất sang Đông Nam Á. Tại thời điểm đó, nhiều quán trà và khách uống trà không thể phân biệt được đâu là trà Lục Bảo và đâu là trà Phổ Nhĩ, mà thường gọi chung là "Trà Trần".
Trà nguyên liệu mua từ Việt Nam thuộc loại trà lá to. La Bính Hoàn nhập khẩu 400-500 tấn trà lá to từ Việt Nam mỗi năm, một phần là mua hộ các công ty trà địa phương, vì lúc đó tại Ngô Châu đang thiếu nguyên liệu chế biến trà Lục Bảo, và phần nguyên liệu còn lại được sử dụng cho Nhà máy Thực phẩm Vân Sơn để chế biến trà.
Ngoài ra, vào thời điểm đó, sản lượng trà của Nhà máy Trà Ngô Châu không đủ để đáp ứng đơn hàng, lãnh đạo nhà máy lại thân quen với La Bính Hoàn, nên Nhà máy Thực phẩm Vân Sơn cũng hợp tác với Nhà máy Trà Ngô Châu để chế biến một số loại trà.
Theo blogger Chaonian Xiaowei, trà Lục Bảo có nhiều loại hương thơm, chẳng hạn như hương lâu năm, hương trầu, hương gỗ, hương dược liệu, hương nấm, hương đất... Nguồn gốc của những hương thơm này là gì?
Hương lâu năm: là hương thơm cơ bản của trà Lục Bảo sau khi ủ, mùi rất dễ chịu, có vị của trà lâu năm, rất êm dịu.
Hương trầu: có hai kiểu hương trầu. Một là trước đây, trà Lục Bảo được lên men rồi ủ trong hầm. Một số nông dân khi lên men trà Lục Bảo, họ dùng củi thông làm nhiên liệu để sao trà. Trà Lục Bảo thành phẩm có hương khói thông rất giống với hương trầu. Thứ hai là trong quá trình lên men của trà Lục Bảo, một số lượng lớn vi khuẩn enzyme giàu chất dinh dưỡng đã được biến đổi, tạo nên hương vị giống như hương trầu.
Hương gỗ: một số thương nhân đã làm hầm bằng gỗ để ủ trà Lục Bảo, nhưng những loại gỗ này vẫn chưa khử được hoàn toàn mùi gỗ; ngoài ra, hầm cũng có thể còn ẩm ướt, và trà Lục Bảo đã hấp thụ hương vị của gỗ.
Hương dược liệu: lá trà tươi được sử dụng trong trà Lục Bảo có vị đắng; sau khi lên men và ủ đủ thời gian, vị đắng sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, một số loại trà Lục Bảo được bán ra thị trường nhưng không được lên men hoàn toàn và ủ không đủ thời gian, nên chúng có vị hơi đắng, giống như vị thuốc.
Hương đất: do một số thương nhân để trà Lục Bảo trong hầm ủ lâu ngày nên trà có mùi đất.
Với đặc điểm của trà đen, dùng những lá trà to đầy chất dinh dưỡng của những cây trà cổ thụ, sau quá trình lên men cùng nhiều năm bảo quản tại hầm trà, tam hạc Lục Bảo trà không mang trong mình sự hoa lệ tinh tế như những búp trà xanh mà thay vào đó là sự ngọt ngào, mộc mạc, nhuốm màu thời gian.
Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế