Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.
Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc mơ của Hoàng đế Huy Tông (1082-1135), một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ và là nhạc công xuất sắc. Một đêm, hoàng đế nhìn thấy trong giấc ngủ của mình một bóng xanh huyền bí xuyên qua một khe nứt trên mây sau một trận mưa như trút nước. Khi thức dậy, ông đã viết về cảnh này trong một bài thơ, và hướng dẫn những người thợ gốm của mình làm đồ sứ có màu sắc như mô tả. Những người thợ thủ công trên khắp đất nước đã phải vò đầu bứt tai suốt thời gian dài, cho đến khi lò nung ở Nhữ Châu gửi đến tác phẩm đầu tiên với màu men “Vũ quá thiên thanh vân phá xứ” – Bầu trời sau cơn mưa (nửa lam, nửa thanh lại hơi ánh hồng). Một điểm đặc biệt của gốm Nhữ là các vết rạn, vết nứt trên lớp men. Đặc tính này đến từ chất men mã não nguyên khoáng, mang lại cho gốm Nhữ những hoa văn nổi bật trên bề mặt và vô số bong bóng nhỏ trong men, tùy theo nhiệt độ và vị trí lò nung mà đạt được.
Gốm Nhữ chỉ tồn tại khoảng 20 năm, sau đó suy tàn, và tất cả các lò Nhữ diêu đều bị phá bỏ cùng với kỹ thuật sản xuất hoàn toàn bị biến mất. Trên thế giới hiện nay chỉ còn chưa đến 100 mảnh gốm Nhữ được xác nhận là của thời nhà Tống, được bảo tồn tại Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh, Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc và Bảo tàng Anh, Luân Đôn… Nhưng ngay cả với một lịch sử tồn tại ngắn ngủi như vậy, đồ gốm Nhữ Diêu vẫn luôn được các nhà sưu tập gốm sứ săn lùng và được đấu giá lên tới hàng chục triệu USD trên các sàn đấu giá cho các tác phẩm thời Tống.
Uống Trà Thôi
Theo tita
Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc mơ của Hoàng đế Huy Tông (1082-1135), một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ và là nhạc công xuất sắc. Một đêm, hoàng đế nhìn thấy trong giấc ngủ của mình một bóng xanh huyền bí xuyên qua một khe nứt trên mây sau một trận mưa như trút nước. Khi thức dậy, ông đã viết về cảnh này trong một bài thơ, và hướng dẫn những người thợ gốm của mình làm đồ sứ có màu sắc như mô tả. Những người thợ thủ công trên khắp đất nước đã phải vò đầu bứt tai suốt thời gian dài, cho đến khi lò nung ở Nhữ Châu gửi đến tác phẩm đầu tiên với màu men “Vũ quá thiên thanh vân phá xứ” – Bầu trời sau cơn mưa (nửa lam, nửa thanh lại hơi ánh hồng). Một điểm đặc biệt của gốm Nhữ là các vết rạn, vết nứt trên lớp men. Đặc tính này đến từ chất men mã não nguyên khoáng, mang lại cho gốm Nhữ những hoa văn nổi bật trên bề mặt và vô số bong bóng nhỏ trong men, tùy theo nhiệt độ và vị trí lò nung mà đạt được.
Gốm Nhữ chỉ tồn tại khoảng 20 năm, sau đó suy tàn, và tất cả các lò Nhữ diêu đều bị phá bỏ cùng với kỹ thuật sản xuất hoàn toàn bị biến mất. Trên thế giới hiện nay chỉ còn chưa đến 100 mảnh gốm Nhữ được xác nhận là của thời nhà Tống, được bảo tồn tại Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh, Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc và Bảo tàng Anh, Luân Đôn… Nhưng ngay cả với một lịch sử tồn tại ngắn ngủi như vậy, đồ gốm Nhữ Diêu vẫn luôn được các nhà sưu tập gốm sứ săn lùng và được đấu giá lên tới hàng chục triệu USD trên các sàn đấu giá cho các tác phẩm thời Tống.
Uống Trà Thôi
Theo tita