Họa sĩ Johannes Vermeer và câu chuyện về kẻ giả mạo tranh lừa cả trùm phát-xít
Nhắc đến những kiệt tác nổi tiếng trong lịch sử nghệ thuật phương Tây, có ba tác phẩm nổi tiếng nhất mà ai ai cũng biết đó là “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci, “The Night Watch” của Rembrandt van Rijn và “Girl with a Pearl Earring” của Johannes Vermeer.
Johannes Vermeer sinh năm 1632 tại thị trấn Delft, Hà Lan. Các nhà sử học thế hệ sau coi ông, cùng Rembrandt và Frans Hals là ba bậc thầy về hội họa ở Hà Lan. Vermeer cũng là một họa sĩ đại diện cho một tiểu phái hội họa Hà Lan. Bức tranh nổi tiếng nhất của ông: “Girl with a Pearl Earring”, hay còn được gọi là “Mona Lisa phương Bắc”, thậm chí đã từng được Hollywood làm một bộ phim điện ảnh cùng tên.
Một câu chuyện thú vị liên quan tới lợi dụng tên tuổi của Vermeer
Năm 1947, sau khi Thế chiến II kết thúc, một tờ báo của Hà Lan đã thực hiện một cuộc thăm dò: Ai là người bạn yêu thích nhất ở Hà Lan? Kết quả, vị trí đầu tiên là thủ tướng mới của họ; hoàng tử của họ chỉ đứng ở vị trí thứ ba. Vậy còn người thứ hai là ai? Đó chính là một người đàn ông tên Han van Meegeren; vậy người đàn ông này là ai mà lại được người dân Hà Lan yêu thích như thế?
Meegeren nên được coi là “bậc thầy hàng nhái” nổi tiếng nhất trong lịch sử; ông nổi tiếng vì đã ngụy tạo các bức tranh của Vermeer. Meegeren ban đầu là một họa sĩ hạng hai. Ông ta đã dành sáu năm để nghiên cứu các kỹ thuật làm nhái, sau đó đã vẽ một bản sao tác phẩm “The Supper at Emmaus” năm 1936 của Vermeer, được các chuyên gia hào hứng giám định cho là bản gốc, cũng được đánh giá là một trong những bức tranh nổi bật nhất và sớm nhất của Vermeer. Kể từ đó, Meegeren đã tự tin bước vào “đại lộ thênh thang” của việc làm nhái những bức tranh nổi tiếng.
Làm thế nào hắn ta bị phát hiện sau đó?
Năm 1942, trong thời Đức chiếm đóng Hà Lan, một nhà môi giới của Meegeren đã bán bức tranh “Christ with the Woman Taken in Adultery” được coi là bản chính của Vermeer cho một tay na-zi (thuộc đảng quốc xã do Hitler cầm đầu) làm trong ngành ngân hàng kiêm làm môi giới nghệ thuật. Sau đó thủ lĩnh của đảng Quốc xã Goering nghe nói về nó, nên đã ngay lập tức trao đổi 137 bức tranh nổi tiếng khác để lấy bức tranh này. Nhưng vào thời điểm đó, Hitler đã lục soát và tìm thấy được 2 bản, một là bản gốc của Vermeer và kia là bức tranh giả mạo.
Năm sau, Goering giấu cả 2 bức tranh cùng với 6.750 tác phẩm nghệ thuật bị cướp bóc khác trong một mỏ muối ở Áo. Vào ngày 17 tháng 5 năm 1945, Lực lượng Đồng minh đóng tại đây và tìm thấy lại hai bức tranh.
Chính phủ Hà Lan đã bắt giữ Meegeren vì tội phản quốc. Khi bị dồn đến hình phạt tử hình, Meegeren buộc phải nói ra sự thật: “Thật ra, những bức tranh của Vermeer đều do tôi vẽ!” Nhưng ngay cả khi hắn ta nói như vậy cũng không ai tin, Meegeren phải nói thêm: “Không tin thì tôi sẽ vẽ cho các người xem”.
Kết quả trong thời gian bị giam giữ, hắn ta đã vẽ bức tranh giả cuối cùng của cuộc đời mình trước sự chứng kiến của một nhóm nhà báo và nhân chứng; đó là bức tranh “Jesus among the Doctors”. Khi bức tranh đó mới được vẽ một nửa, mọi người đều hiểu ra, những gì hắn nói là sự thật!
Cuối cùng, tội trạng của Meegeren đã được đổi từ tội phản quốc sang tội làm sai lệch các di tích văn hóa quốc gia; hắn cũng nhanh chóng được thả ra. Trong mắt người Hà Lan, Meegeren cũng thay đổi từ một kẻ phản bội thành anh hùng dân tộc, vì hắn như đã gài bẫy phe phát xít. Vì vậy, sau sự cố này, “địa vị” của “bậc thầy hàng giả” vẫn giữ vững không đổi.
Phải nói rằng, phong cách vẽ của Meegeren không thể so sánh với phong cách vẽ của Vermeer; bút pháp của Meegeren kém xa ngàn dặm so với Vermeer, làm thế nào hắn ta có thể lừa được các chuyên gia và người ái mộ? Điều này chỉ có thể được giải thích bởi sự căng thẳng ở châu Âu vào thời điểm đó, dẫn tới sự khó khăn để tiếp cận được tác phẩm gốc của Vermeer.
Một bộ phim Hollywood của đạo diễn George Clooney mang tên “The Monument Men”. Những bức tranh của Vermeer đã xuất hiện nhiều lần trong phim, cùng với hình ảnh nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Goering đánh giá cao những bức tranh của Vermeer. Ngoài ra, có một số tác phẩm kinh điển của lịch sử nghệ thuật xuất hiện trên màn ảnh, những người yêu thích tranh sơn dầu nếu chú ý có thể xác định được chúng.
Vermeer được sinh ra trong thời kỳ hoàng kim của Hà Lan. Trước khi chết vào năm 1675, danh tiếng của ông không còn vang dội như trước nữa. Những bức tranh của ông thường lấy chủ đề về cuộc sống dân dã, điềm đạm và yên tĩnh. Câu chuyện thú vị kể trên trong lịch sử nghệ thuật càng làm nổi bật màu sắc huyền thoại trong những bức tranh của ông.
Dưới đây là một vài tác phẩm nổi bật của Vermeer, mới quý độc giả cùng thưởng thức:
Uống Trà Thôi
Theo DKN
Johannes Vermeer sinh năm 1632 tại thị trấn Delft, Hà Lan. Các nhà sử học thế hệ sau coi ông, cùng Rembrandt và Frans Hals là ba bậc thầy về hội họa ở Hà Lan. Vermeer cũng là một họa sĩ đại diện cho một tiểu phái hội họa Hà Lan. Bức tranh nổi tiếng nhất của ông: “Girl with a Pearl Earring”, hay còn được gọi là “Mona Lisa phương Bắc”, thậm chí đã từng được Hollywood làm một bộ phim điện ảnh cùng tên.
Một câu chuyện thú vị liên quan tới lợi dụng tên tuổi của Vermeer
Năm 1947, sau khi Thế chiến II kết thúc, một tờ báo của Hà Lan đã thực hiện một cuộc thăm dò: Ai là người bạn yêu thích nhất ở Hà Lan? Kết quả, vị trí đầu tiên là thủ tướng mới của họ; hoàng tử của họ chỉ đứng ở vị trí thứ ba. Vậy còn người thứ hai là ai? Đó chính là một người đàn ông tên Han van Meegeren; vậy người đàn ông này là ai mà lại được người dân Hà Lan yêu thích như thế?
Meegeren nên được coi là “bậc thầy hàng nhái” nổi tiếng nhất trong lịch sử; ông nổi tiếng vì đã ngụy tạo các bức tranh của Vermeer. Meegeren ban đầu là một họa sĩ hạng hai. Ông ta đã dành sáu năm để nghiên cứu các kỹ thuật làm nhái, sau đó đã vẽ một bản sao tác phẩm “The Supper at Emmaus” năm 1936 của Vermeer, được các chuyên gia hào hứng giám định cho là bản gốc, cũng được đánh giá là một trong những bức tranh nổi bật nhất và sớm nhất của Vermeer. Kể từ đó, Meegeren đã tự tin bước vào “đại lộ thênh thang” của việc làm nhái những bức tranh nổi tiếng.
Làm thế nào hắn ta bị phát hiện sau đó?
Năm 1942, trong thời Đức chiếm đóng Hà Lan, một nhà môi giới của Meegeren đã bán bức tranh “Christ with the Woman Taken in Adultery” được coi là bản chính của Vermeer cho một tay na-zi (thuộc đảng quốc xã do Hitler cầm đầu) làm trong ngành ngân hàng kiêm làm môi giới nghệ thuật. Sau đó thủ lĩnh của đảng Quốc xã Goering nghe nói về nó, nên đã ngay lập tức trao đổi 137 bức tranh nổi tiếng khác để lấy bức tranh này. Nhưng vào thời điểm đó, Hitler đã lục soát và tìm thấy được 2 bản, một là bản gốc của Vermeer và kia là bức tranh giả mạo.
Năm sau, Goering giấu cả 2 bức tranh cùng với 6.750 tác phẩm nghệ thuật bị cướp bóc khác trong một mỏ muối ở Áo. Vào ngày 17 tháng 5 năm 1945, Lực lượng Đồng minh đóng tại đây và tìm thấy lại hai bức tranh.
Chính phủ Hà Lan đã bắt giữ Meegeren vì tội phản quốc. Khi bị dồn đến hình phạt tử hình, Meegeren buộc phải nói ra sự thật: “Thật ra, những bức tranh của Vermeer đều do tôi vẽ!” Nhưng ngay cả khi hắn ta nói như vậy cũng không ai tin, Meegeren phải nói thêm: “Không tin thì tôi sẽ vẽ cho các người xem”.
Kết quả trong thời gian bị giam giữ, hắn ta đã vẽ bức tranh giả cuối cùng của cuộc đời mình trước sự chứng kiến của một nhóm nhà báo và nhân chứng; đó là bức tranh “Jesus among the Doctors”. Khi bức tranh đó mới được vẽ một nửa, mọi người đều hiểu ra, những gì hắn nói là sự thật!
Cuối cùng, tội trạng của Meegeren đã được đổi từ tội phản quốc sang tội làm sai lệch các di tích văn hóa quốc gia; hắn cũng nhanh chóng được thả ra. Trong mắt người Hà Lan, Meegeren cũng thay đổi từ một kẻ phản bội thành anh hùng dân tộc, vì hắn như đã gài bẫy phe phát xít. Vì vậy, sau sự cố này, “địa vị” của “bậc thầy hàng giả” vẫn giữ vững không đổi.
Phải nói rằng, phong cách vẽ của Meegeren không thể so sánh với phong cách vẽ của Vermeer; bút pháp của Meegeren kém xa ngàn dặm so với Vermeer, làm thế nào hắn ta có thể lừa được các chuyên gia và người ái mộ? Điều này chỉ có thể được giải thích bởi sự căng thẳng ở châu Âu vào thời điểm đó, dẫn tới sự khó khăn để tiếp cận được tác phẩm gốc của Vermeer.
Một bộ phim Hollywood của đạo diễn George Clooney mang tên “The Monument Men”. Những bức tranh của Vermeer đã xuất hiện nhiều lần trong phim, cùng với hình ảnh nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Goering đánh giá cao những bức tranh của Vermeer. Ngoài ra, có một số tác phẩm kinh điển của lịch sử nghệ thuật xuất hiện trên màn ảnh, những người yêu thích tranh sơn dầu nếu chú ý có thể xác định được chúng.
Vermeer được sinh ra trong thời kỳ hoàng kim của Hà Lan. Trước khi chết vào năm 1675, danh tiếng của ông không còn vang dội như trước nữa. Những bức tranh của ông thường lấy chủ đề về cuộc sống dân dã, điềm đạm và yên tĩnh. Câu chuyện thú vị kể trên trong lịch sử nghệ thuật càng làm nổi bật màu sắc huyền thoại trong những bức tranh của ông.
Dưới đây là một vài tác phẩm nổi bật của Vermeer, mới quý độc giả cùng thưởng thức:
Uống Trà Thôi
Theo DKN