THÍCH NGHI VỚI SỰ THAY ĐỔI,
Sự thay đổi do khách quan hay chủ quan là thứ không thể tránh khỏi trong cuộc sống cũng như công việc. Đôi lúc, sự thay đổi nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, đáng tiếc phần còn lại là không. Cách duy nhất là sự thích nghi với thay đổi, thậm chí là tận dụng nắm bắt sự thay đổi như một cơ hội.
Qua kinh nghiệm làm việc với các nhà lãnh đạo và những thủ lĩnh khởi nghiệp trong nhiều năm, Natalie Fratto - một nhà đầu tư và tác giả người Mỹ - khẳng định rằng: khả năng thích ứng là một kỹ năng must-have của thời đại mới. Tốc độ thích nghi nhanh với biến động thời đại là yếu tố chọn lọc những người thành công, đặc biệt là khi thế giới xung quanh chúng ta đang thay đổi mỗi ngày.
May mắn thay, theo Fratto, khả năng thích ứng hoàn toàn có thể được tạo thành thông qua rèn luyện. Dưới đây là những thói quen hữu ích giúp bạn trở thành một người linh hoạt và thích ứng nhanh hơn với sự đổi thay :
1. Thường xuyên đặt câu hỏi "Nếu như…?"
Đặt ra câu hỏi giả định là một cách khiến bạn phải động não suy nghĩ về nhiều khả năng khác nhau. Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay, có rất nhiều chuyện có thể xảy ra, ví dụ như dịch bệnh xuất hiện, chiến tranh, xung đột, hoặc trào lưu kinh doanh mới. Bạn sẽ làm gì nếu tình hình dịch bệnh khiến thị trường làm ăn của bạn bị thu hẹp? Nếu có một thảm họa thiên nhiên ập đến khiến công ty của bạn bị cắt đứt nguồn cung?
Những người có khả năng thích nghi cao là những người có thể hình dung ra được nhiều viễn cảnh đa dạng và biết suy nghĩ về phương án đối phó. Họ luôn ở trong tư thế sẵn sàng và nắm lấy quyền chủ động xử lý nhanh chóng khi có bất kỳ thay đổi nào ập tới.
2. Xác định những thứ bạn có thể hoặc không thể kiểm soát
Thay đổi xảy ra ở cả quy mô lớn và quy mô nhỏ. Một vài thứ bạn không có khả năng kiểm soát như khủng hoảng kinh tế. Bạn sẽ thực sự cảm thấy tốt hơn khi xác định được những thức có thể và những thứ bạn không thể kiểm soát, bởi lúc đó bạn thực sự có ý thức về nó. Hãy suy nghĩ về những điều đó và thực hiện chúng.
3. Xác định điều quan trọng đối với bạn.
Bạn cần xác định điều gì có ý nghĩa nhất đối với bạn. Hầu hết mọi người không dành đủ thời gian để tự hiểu chính mình, điều gì là quan trọng nhất với bản thân. Bạn sẽ làm tốt việc đưa ra các quyết định để thích ứng với sự thay đổi khi làm được điều đó.
Nếu bạn biết rằng, bạn không thể hòa hợp được với một nhóm người, bạn sẽ tìm được cách để giải quyết điều đó. Thông thường, sẽ có những thành phần của sự thay đổi khiến bạn khó chịu, nếu bạn nhận ra điều đó và bắt nhịp được, bạn sẽ thích ứng với các tình huống tốt hơn.
4. Học cách "từ bỏ" những kiến thức cũ
Khi một hoàn cảnh mới xuất hiện, những kỹ năng chúng ta từng được học có thể không còn hiệu quả. Các doanh nghiệp đang phải đối phó với hoàn cảnh dịch bệnh chưa từng có tiền lệ trước đây, do đó họ cần từ bỏ hệ thống làm việc cũ và xây dựng những giải pháp mới - như cho phép nhân viên làm việc từ xa thay vì duy trì mô hình công sở.
Điều khó nhất khi "từ bỏ" những kiến thức cũ là việc gạt đi những định kiến, thói quen đã hằn sâu trong tiềm thức của chúng ta. Nhiều nhân viên không thể làm việc tại nhà hiệu quả do họ vẫn áp dụng những thói quen khi làm việc tại văn phòng. Điều chúng ta cần làm là thay đổi nhận thức của bản thân. Thay vì nhìn việc làm việc tại gia như một thách thức tạm thời, hãy coi đây là một thay đổi có thể sẽ tiếp diễn trong tương lai, ví dụ như làm việc tại nhà có thể sẽ hoàn toàn thay thế các văn phòng! Ngoài ra, việc học cách thay đổi từ từ, theo từng bước một, sẽ giúp bạn sẽ thích nghi hơn.
Một cách khác để thích nghi là sử dụng những kiến thức cũ của bạn cho những mục đích mới. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn thay đổi ngành nghề. Hãy tự hỏi những kỹ năng từ công việc cũ có thể được vận dụng như thế nào vào công việc mới? Từ đó, bạn có thể biến những kỹ năng tưởng như không liên quan thành điểm mạnh của mình trong mắt nhà tuyển dụng.
5. Học cách khám phá
Trong lịch sử loài người, những phát kiến vĩ đại thường đến từ những người ưa khám phá. Khi chúng ta ở trong một hoàn cảnh quá lâu, chúng ta tạo nên các thói quen phù hợp với hoàn cảnh đó, chẳng hạn như đến cùng một khu chợ ở nơi ta sống. Tuy nhiên khi hoàn cảnh thay đổi, bạn cần khám phá những hướng đi khác để tìm giải pháp tối ưu hơn. Mỗi khi chúng ta di chuyển đến một nơi ở mới, chúng ta cần dành thời gian đi dạo xung quanh khu vực này. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy một khu chợ có giá cả và chất lượng tốt hơn khu chợ mà bạn thường đến?
Trong công việc, bạn có thể rèn luyện khả năng thích nghi bằng cách xung phong đảm nhận những nhiệm vụ mới. Bằng cách này, bạn đang cho phép mình vượt ra khỏi những nhiệm vụ mà mình đã quen thuộc để học thêm các kĩ năng mới.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần có thái độ chủ động đón nhận những khám phá mới. Hãy dùng cách nhìn của những người khác để đón nhận sự việc, thay vì chỉ ôm khư khư quan điểm của mình. Bạn không cần phải thay đổi ý kiến cá nhân, nhưng bạn cần tôn trọng và tiếp nhận rằng những người khác sẽ có suy nghĩ khác bạn. Việc này gia tăng khả năng thích nghi của bạn bởi bạn có thể dễ dàng tiếp nhận sự thay đổi của thời cuộc.
6. Hãy coi thất bại là bài học thay vì sự xấu hổ
Trong quá trình thay đổi để thích nghi, bạn không tránh khỏi thất bại một đôi lần. Người giỏi thích nghi sẽ biết lưu giữ những thất bại này thành bài học cho những thách thức mới, thay vì cố gắng giấu nhẹm hoặc quên đi chúng vì xấu hổ.
Team Uống Trà Thôi Sưu tầm
Qua kinh nghiệm làm việc với các nhà lãnh đạo và những thủ lĩnh khởi nghiệp trong nhiều năm, Natalie Fratto - một nhà đầu tư và tác giả người Mỹ - khẳng định rằng: khả năng thích ứng là một kỹ năng must-have của thời đại mới. Tốc độ thích nghi nhanh với biến động thời đại là yếu tố chọn lọc những người thành công, đặc biệt là khi thế giới xung quanh chúng ta đang thay đổi mỗi ngày.
May mắn thay, theo Fratto, khả năng thích ứng hoàn toàn có thể được tạo thành thông qua rèn luyện. Dưới đây là những thói quen hữu ích giúp bạn trở thành một người linh hoạt và thích ứng nhanh hơn với sự đổi thay :
1. Thường xuyên đặt câu hỏi "Nếu như…?"
Đặt ra câu hỏi giả định là một cách khiến bạn phải động não suy nghĩ về nhiều khả năng khác nhau. Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay, có rất nhiều chuyện có thể xảy ra, ví dụ như dịch bệnh xuất hiện, chiến tranh, xung đột, hoặc trào lưu kinh doanh mới. Bạn sẽ làm gì nếu tình hình dịch bệnh khiến thị trường làm ăn của bạn bị thu hẹp? Nếu có một thảm họa thiên nhiên ập đến khiến công ty của bạn bị cắt đứt nguồn cung?
Những người có khả năng thích nghi cao là những người có thể hình dung ra được nhiều viễn cảnh đa dạng và biết suy nghĩ về phương án đối phó. Họ luôn ở trong tư thế sẵn sàng và nắm lấy quyền chủ động xử lý nhanh chóng khi có bất kỳ thay đổi nào ập tới.
2. Xác định những thứ bạn có thể hoặc không thể kiểm soát
Thay đổi xảy ra ở cả quy mô lớn và quy mô nhỏ. Một vài thứ bạn không có khả năng kiểm soát như khủng hoảng kinh tế. Bạn sẽ thực sự cảm thấy tốt hơn khi xác định được những thức có thể và những thứ bạn không thể kiểm soát, bởi lúc đó bạn thực sự có ý thức về nó. Hãy suy nghĩ về những điều đó và thực hiện chúng.
3. Xác định điều quan trọng đối với bạn.
Bạn cần xác định điều gì có ý nghĩa nhất đối với bạn. Hầu hết mọi người không dành đủ thời gian để tự hiểu chính mình, điều gì là quan trọng nhất với bản thân. Bạn sẽ làm tốt việc đưa ra các quyết định để thích ứng với sự thay đổi khi làm được điều đó.
Nếu bạn biết rằng, bạn không thể hòa hợp được với một nhóm người, bạn sẽ tìm được cách để giải quyết điều đó. Thông thường, sẽ có những thành phần của sự thay đổi khiến bạn khó chịu, nếu bạn nhận ra điều đó và bắt nhịp được, bạn sẽ thích ứng với các tình huống tốt hơn.
4. Học cách "từ bỏ" những kiến thức cũ
Khi một hoàn cảnh mới xuất hiện, những kỹ năng chúng ta từng được học có thể không còn hiệu quả. Các doanh nghiệp đang phải đối phó với hoàn cảnh dịch bệnh chưa từng có tiền lệ trước đây, do đó họ cần từ bỏ hệ thống làm việc cũ và xây dựng những giải pháp mới - như cho phép nhân viên làm việc từ xa thay vì duy trì mô hình công sở.
Điều khó nhất khi "từ bỏ" những kiến thức cũ là việc gạt đi những định kiến, thói quen đã hằn sâu trong tiềm thức của chúng ta. Nhiều nhân viên không thể làm việc tại nhà hiệu quả do họ vẫn áp dụng những thói quen khi làm việc tại văn phòng. Điều chúng ta cần làm là thay đổi nhận thức của bản thân. Thay vì nhìn việc làm việc tại gia như một thách thức tạm thời, hãy coi đây là một thay đổi có thể sẽ tiếp diễn trong tương lai, ví dụ như làm việc tại nhà có thể sẽ hoàn toàn thay thế các văn phòng! Ngoài ra, việc học cách thay đổi từ từ, theo từng bước một, sẽ giúp bạn sẽ thích nghi hơn.
Một cách khác để thích nghi là sử dụng những kiến thức cũ của bạn cho những mục đích mới. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn thay đổi ngành nghề. Hãy tự hỏi những kỹ năng từ công việc cũ có thể được vận dụng như thế nào vào công việc mới? Từ đó, bạn có thể biến những kỹ năng tưởng như không liên quan thành điểm mạnh của mình trong mắt nhà tuyển dụng.
5. Học cách khám phá
Trong lịch sử loài người, những phát kiến vĩ đại thường đến từ những người ưa khám phá. Khi chúng ta ở trong một hoàn cảnh quá lâu, chúng ta tạo nên các thói quen phù hợp với hoàn cảnh đó, chẳng hạn như đến cùng một khu chợ ở nơi ta sống. Tuy nhiên khi hoàn cảnh thay đổi, bạn cần khám phá những hướng đi khác để tìm giải pháp tối ưu hơn. Mỗi khi chúng ta di chuyển đến một nơi ở mới, chúng ta cần dành thời gian đi dạo xung quanh khu vực này. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy một khu chợ có giá cả và chất lượng tốt hơn khu chợ mà bạn thường đến?
Trong công việc, bạn có thể rèn luyện khả năng thích nghi bằng cách xung phong đảm nhận những nhiệm vụ mới. Bằng cách này, bạn đang cho phép mình vượt ra khỏi những nhiệm vụ mà mình đã quen thuộc để học thêm các kĩ năng mới.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần có thái độ chủ động đón nhận những khám phá mới. Hãy dùng cách nhìn của những người khác để đón nhận sự việc, thay vì chỉ ôm khư khư quan điểm của mình. Bạn không cần phải thay đổi ý kiến cá nhân, nhưng bạn cần tôn trọng và tiếp nhận rằng những người khác sẽ có suy nghĩ khác bạn. Việc này gia tăng khả năng thích nghi của bạn bởi bạn có thể dễ dàng tiếp nhận sự thay đổi của thời cuộc.
6. Hãy coi thất bại là bài học thay vì sự xấu hổ
Trong quá trình thay đổi để thích nghi, bạn không tránh khỏi thất bại một đôi lần. Người giỏi thích nghi sẽ biết lưu giữ những thất bại này thành bài học cho những thách thức mới, thay vì cố gắng giấu nhẹm hoặc quên đi chúng vì xấu hổ.
Team Uống Trà Thôi Sưu tầm