"Đạo sinh trong tĩnh lặng, đức sinh tự khiêm ti, phúc sinh do thanh liêm, mệnh sinh bởi ôn hòa"

Nguồn gốc của trí huệ, đức hạnh, phúc phận, thọ mệnh của đời người được cổ nhân khái quát ở câu nói trên.

Khi tâm bạn tĩnh thì có thể quan sát, cảm nhận được nguyên lý vận hành của vạn vật. Đây là phép "cấu đạo" mà Lão Tử từng lưu lại cho hậu thế.

Trang Tử cũng từng kể rằng: Có một vị cao nhân nọ chuyên đẽo chuông gỗ (nhạc cụ thời xưa), kỹ thuật rất cao siêu khiến người ta kinh ngạc. Khi có người hỏi phương pháp chế tác, ông nói: "Chỉ cần trai giới tịnh tâm, ngoài ra không có gì đặc biệt".

Lão Tử dạy: "Hết sức giữ được cực hư, cực tĩnh, khi xem vạn vật sinh trưởng ta thấy được quy luật phản phục [vạn vật từ vô mà sinh ra rồi trở về vô].” Khi một người có thể đạt đến cảnh giới tĩnh, tự nhiên cũng sẽ gần với “Đạo”.

Đức sinh tự khiêm ti

64 quẻ Kinh dịch - mỗi quả đều có 2 mặt chính - phản, đều có được và mất, có quẻ lợi và cũng có quẻ hại. Duy quẻ "khiêm" chỉ có lợi mà không có hại.

Kinh dịch viết: "Khiêm tốn là gốc rễ của tu dưỡng đạo đức, nhường nhịn là chủ của lễ nghi". Khiêm ti chính là gốc của phẩm đức, khiêm nhường là khởi đầu của đức. Muốn biết nhân phẩm của một người ra sao thì xem họ có khiêm tốn hay không.

Bởi người mang tâm kiêu ngạo, cuộc đời ắt gặp sóng gió tai ương. Còn người nhường có hàm dưỡng, biết hành thiện, có thể chừa lại đường lui cho người khác, không dồn họ vào đường cùng chắc chắn cuộc đời nở hoa.

Phúc sinh do thanh liêm, cần kiệm

Đạo Đức kinh có viết: "Ta có ba báu vật, luôn giữ ở bên mình. Một là nhân từ, hai là cần kiệm, bà là không dám đứng trước thiên hạ". Sống cần kiệm, biết đủ sẽ coi nhẹ danh lợi, không phóng túng dục vọng vô độ, người như vậy ắt có phúc phần.

Kiệm ăn uống, không làm tổn hại tới tỳ vị. Kiệm giao du, bớt mệt nhọc. Kiệm tham dục, tiêu diêu tự tại. Tâm thanh như nước, sóng chẳng sinh. Dục vọng ít, nên tâm không dao động, tu thân dưỡng tính, tự nhiên ắt có phúc lành.

Mệnh sinh bởi ôn hòa

Khi nội tâm một người giữ được sự tĩnh lặng thì họ đối đãi với mọi chuyện lớn nhỏ trong cuộc sống một cách ôn hòa, nhã nhặn. Bởi sống thuận tự nhiên nên đường hoàng, sinh mệnh cũng vì thế mà trở nên an nhiên.

Đạo Đức kinh có viết, vạn vật sinh bởi âm dương, muốn trường thịnh thì cần điều hòa âm dương.
Âm dương được điều tiết thì khí huyết thông thuận.
Người thường vui vẻ, hòa nhã, tâm khí vượng, mà ngũ tạng an.
Vậy nên sự an hòa không chỉ hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc, mà còn là bí quyết dưỡng sinh.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết