NHỮNG THÓI QUEN CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY, MÀ CHÚNG TA CẦN HỌC HỎI.
1. Nụ cười.
-Người phương Tây rất thích cười. Thậm chí, đó là điều bạn sẽ trông thấy đầu tiên dù họ là người quen hay người lạ.
Bạn thử ra đường gặp người nước ngoài, chỉ cần bạn nhìn vào họ là đã thấy họ sẵn một nụ cười với bạn đó!
2. Cảm ơn và xin lỗi.
-Đây là 2 câu cửa miệng của người phương Tây mà có lẽ còn xa lạ đối với đa số người Việt. Không phải vì chúng ta kém văn minh hơn mà chúng ta có suy nghĩ khác về việc sử dụng 2 từ này. Thậm chí, khi ta nhờ vả người khác còn quên nói lời cảm ơn.
3. Tư duy cá nhân.
-Trường lớp phương Tây khuyến khích tư duy cá nhân, khác với tư duy tập thể của văn hóa Á Đông. Thậm chí, tư duy cá nhân là nền tảng trong giáo dục của họ. Mỗi cá nhân là một điều gì đó đặc biệt và không thể gom chung được. Họ phát huy tối đa những ý tưởng táo bạo của mỗi cá nhân.
4. Văn hóa đọc sách.
-Trung bình, một người phương Tây sẽ đọc tầm 4-7 cuốn sách trong một năm. Còn ở Việt Nam thì con số là 0,7. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay, chúng quá ham hố vào thế giới ảo, mạng xã hội mà quên mất sách vở.
5. Không soi mói đời tư cá nhân.
-Người phương Tây chỉ tập trung vào chuyên môn của bạn, họ không quan tâm bạn là ai, từ đâu đến. Điều quan trọng nhất vẫn là năng lực của bạn. Như ở ta, việc soi mói, bắt lỗi, đàm tiếu những yếu điểm của người khác là niềm vui của nhiều người.
6. Tư duy chỉ trích những lãnh đạo.
-Người phương Tây coi lãnh đạo của họ là những viên chức, nhận lương bình thường như bao người khác, không hơn không kém.
Họ đã nhận lương thì họ phải làm tốt công việc của mình.
7. Tầm nhìn dài hạn.
-Người phương Tây khi đã lên kế hoạch hay xây dựng cái gì thì họ sẽ có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là 20 năm trở lên. Các doanh nghiệp phương Tây không bao giờ làm ăn chụp giật để kiếm lời trong ngắn hạn như người phương Đông.
Họ luôn có cái nhìn lâu dài và bền vững. Các bạn có thể thấy những dịch vụ cung cấp online đều là những sản phẩm toàn cầu, đâu chỉ có giới hạn lãnh thổ. VD: amazon, youtube, google...
8. Tôn trọng sự khác biệt của người khác.
-Đây cũng là một phần của “chủ nghĩa cá nhân”.
Mỗi cá nhân là một món quà đặc biệt của Thượng Đế. Họ không bao giờ ép người khác phải làm theo ý mình, trừ khi họ tự nguyện. Không coi sự khác biệt là lập dị, là bệnh hoạn.
9. Không phán xét.
-Hamlet từng nói, “Chẳng có gì là tốt hay xấu, tốt hay xấu là do suy nghĩ.” Ông nói đúng, bởi phán xét ngăn ta thông hiểu và có thể hủy hoại hạnh phúc của ta. Khi phán xét, ta không cố gắng thấu hiểu – ta đi thẳng đến kết luận.
Nếu ngừng phán xét, ta sẽ cho phép bản thân cố gắng thấu hiểu 1 cách đa chiều, sau đó ta có thể hành động khôn ngoan hơn rất nhiều, bởi lẽ ta có nhiều thông tin hơn nhờ sự thông hiểu của mình.
10. Văn hóa “Tại sao?”.
-Người phương Tây luôn tìm hiểu và không ngừng hỏi tại sao. Họ không bao giờ ngừng suy nghĩ, cũng ít khi họ lấy bằng cấp mình đi khoe và thể hiện rằng mình hơn người khác.
Do đó những sản phẩm họ sản xuất ra đều tốt nhất thế giới, bởi họ luôn luôn hỏi tại sao, tại sao và tại sao…?
P/s:
11.Văn hóa Xếp hàng...
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
-Người phương Tây rất thích cười. Thậm chí, đó là điều bạn sẽ trông thấy đầu tiên dù họ là người quen hay người lạ.
Bạn thử ra đường gặp người nước ngoài, chỉ cần bạn nhìn vào họ là đã thấy họ sẵn một nụ cười với bạn đó!
2. Cảm ơn và xin lỗi.
-Đây là 2 câu cửa miệng của người phương Tây mà có lẽ còn xa lạ đối với đa số người Việt. Không phải vì chúng ta kém văn minh hơn mà chúng ta có suy nghĩ khác về việc sử dụng 2 từ này. Thậm chí, khi ta nhờ vả người khác còn quên nói lời cảm ơn.
3. Tư duy cá nhân.
-Trường lớp phương Tây khuyến khích tư duy cá nhân, khác với tư duy tập thể của văn hóa Á Đông. Thậm chí, tư duy cá nhân là nền tảng trong giáo dục của họ. Mỗi cá nhân là một điều gì đó đặc biệt và không thể gom chung được. Họ phát huy tối đa những ý tưởng táo bạo của mỗi cá nhân.
4. Văn hóa đọc sách.
-Trung bình, một người phương Tây sẽ đọc tầm 4-7 cuốn sách trong một năm. Còn ở Việt Nam thì con số là 0,7. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay, chúng quá ham hố vào thế giới ảo, mạng xã hội mà quên mất sách vở.
5. Không soi mói đời tư cá nhân.
-Người phương Tây chỉ tập trung vào chuyên môn của bạn, họ không quan tâm bạn là ai, từ đâu đến. Điều quan trọng nhất vẫn là năng lực của bạn. Như ở ta, việc soi mói, bắt lỗi, đàm tiếu những yếu điểm của người khác là niềm vui của nhiều người.
6. Tư duy chỉ trích những lãnh đạo.
-Người phương Tây coi lãnh đạo của họ là những viên chức, nhận lương bình thường như bao người khác, không hơn không kém.
Họ đã nhận lương thì họ phải làm tốt công việc của mình.
7. Tầm nhìn dài hạn.
-Người phương Tây khi đã lên kế hoạch hay xây dựng cái gì thì họ sẽ có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là 20 năm trở lên. Các doanh nghiệp phương Tây không bao giờ làm ăn chụp giật để kiếm lời trong ngắn hạn như người phương Đông.
Họ luôn có cái nhìn lâu dài và bền vững. Các bạn có thể thấy những dịch vụ cung cấp online đều là những sản phẩm toàn cầu, đâu chỉ có giới hạn lãnh thổ. VD: amazon, youtube, google...
8. Tôn trọng sự khác biệt của người khác.
-Đây cũng là một phần của “chủ nghĩa cá nhân”.
Mỗi cá nhân là một món quà đặc biệt của Thượng Đế. Họ không bao giờ ép người khác phải làm theo ý mình, trừ khi họ tự nguyện. Không coi sự khác biệt là lập dị, là bệnh hoạn.
9. Không phán xét.
-Hamlet từng nói, “Chẳng có gì là tốt hay xấu, tốt hay xấu là do suy nghĩ.” Ông nói đúng, bởi phán xét ngăn ta thông hiểu và có thể hủy hoại hạnh phúc của ta. Khi phán xét, ta không cố gắng thấu hiểu – ta đi thẳng đến kết luận.
Nếu ngừng phán xét, ta sẽ cho phép bản thân cố gắng thấu hiểu 1 cách đa chiều, sau đó ta có thể hành động khôn ngoan hơn rất nhiều, bởi lẽ ta có nhiều thông tin hơn nhờ sự thông hiểu của mình.
10. Văn hóa “Tại sao?”.
-Người phương Tây luôn tìm hiểu và không ngừng hỏi tại sao. Họ không bao giờ ngừng suy nghĩ, cũng ít khi họ lấy bằng cấp mình đi khoe và thể hiện rằng mình hơn người khác.
Do đó những sản phẩm họ sản xuất ra đều tốt nhất thế giới, bởi họ luôn luôn hỏi tại sao, tại sao và tại sao…?
P/s:
11.Văn hóa Xếp hàng...
Team Uống Trà Thôi sưu tầm