Tranh nàng Vệ Nữ khỏa thân mê hoặc người xem đến tận ngày nay

Bức tranh của danh họa Botticelli có một sức sống mãnh liệt trong văn hóa đại chúng. Để tạo ra tuyệt tác này, Botticelli đã sử dụng phong cách bẹt và tuyến tính.

Trong tiếng Italy, chiaro có nghĩa là sáng, oscuro có nghĩa là tối. Thuật ngữ nghe rất vui tai này là một khái niệm cơ bản trong việc hiểu về nghệ thuật phương Tây... và đó là một khái niệm cơ bản rất “tròn trịa”.

Theo nghĩa rộng thì chiaroscuro nói về cách sáng/tối được phân bố trong toàn bộ bức tranh hay tác phẩm điêu khắc. Nhưng theo nghĩa hẹp hơn thì thuật ngữ thẳng thừng trên tờ giấy phẳng này diễn tả cách người nghệ sĩ từ từ chuyển đổi qua lại giữa sáng và tối (gọi là tạo khối) nhằm tạo ra một cảm giác về sự tròn trịa.

Sự chuyển đổi này càng tinh tế chừng nào thì hình ảnh càng sống động chừng ấy, như thể bạn có thể chộp nắm được nó vậy. Bẹt giờ đây đã chuyển thành ba chiều. Như vậy, bằng kỹ thuật tô bóng, lớp sơn bẹt trên mặt toan bẹt có thể tạo ra một cảm giác về không gian tròn trịa.

Trong bức tranh Sự ra đời của thần Vệ Nữ (khoảng năm 1486) của Botticelli, ta thấy vị thần tình yêu được thổi nhẹ vào bờ trên vỏ sò khổng lồ của nàng (các sinh viên thường chế là “Vệ Nữ tái chanh).

Nhân vật nữ khỏa thân theo phong cách Phục hưng Italy dùng suối tóc dài vàng óng che chỗ kín trong khi Nữ thần Mùa xuân vội vàng khoác lên người nàng tấm vải có đường ranh sắc nét. Mặc dù vào thời gian đó cách xử lý không gian hiện thực của Masaccio đang thống trị bối cảnh nghệ thuật thành Florence, phong cách bẹt hơn và tuyến tính hơn của Botticelli vẫn được một số người đánh giá cao.

Những đợt sóng bạc đầu hình chữ V hoàn hảo và những thân cây thẳng đứng khiến họ say mê. Và nàng Vệ Nữ yêu kiều, gần như đang trượt khỏi vỏ sò nông của mình, tiếp tục mê hoặc chúng ta cho đến tận ngày hôm nay.

Uống Trà Thôi
Theo zingnews
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết