NGUYÊN TẮC 3 GIÂY: GIẢI PHÁP GIÚP BẠN BỚT GÁNH NẶNG VÔ CỚ
Nguyên tắc 3 giây: Giải pháp giúp bạn bớt gánh nặng vô cớ
Bạn có phải là típ người đồng ý làm mọi thứ người khác nhờ vả một cách không hề do dự không?
Chẳng hạn như trông nhà giùm hàng xóm?
Giúp một người bạn trong lớp làm bài tập?
Phụ đồng nghiệp làm dự án của họ?
Ở lại muộn hơn vì sếp yêu cầu?
Hãy áp dụng nguyên tắc 3 giây để giảm áp lực cho bạn nhé.
Bạn có thể đang bị tình trạng “auto-yes,” tức là như đã được lập trình để đồng ý với mọi người. Bạn muốn làm mọi người hài lòng và không dám nói “không,” vì sợ gây thất vọng, bỏ lỡ một cơ hội nào đó hoặc đối mặt với những câu hỏi tại sao.
Một tiếng “đồng ý” sẽ khiến người đối diện vui lòng, nhưng nó đưa bạn vào tình trạng mâu thuẫn với chính mình. Thông thường, sau khi nói “đồng ý”, bạn nhận ra rằng mình thực sự không muốn làm điều đó, không có thời gian rảnh để làm, hoặc sẽ cần phải hủy bỏ các kế hoạch khác để thực hiện yêu cầu đó. Điều này khiến bạn cảm thấy căng thẳng và bực bội.
Một phần trong bạn hy vọng những người quanh bạn sẽ nhận ra áp lực mà họ đặt lên bạn và “nương tay” với những yêu cầu. Nhưng điều đó không xảy ra. Khi bạn mặc định trả lời “vâng”, mọi người sẽ không thể biết ranh giới của bạn bởi vì họ không biết điều gì đang xảy ra bên trong bạn.
Bạn cần phải tự mình giải quyết vấn đề của mình: Đó là cố làm hài lòng mọi người. Điều đầu tiên bạn có thể điều chỉnh là thời gian phản hồi. Bạn cần cho mình thêm một chút thời gian để trả lời, vì đồng ý ngay lập tức khiến bạn không có thời gian để suy nghĩ về mong muốn hoặc nhu cầu của mình.
Bạn cần học bài học gọi là “đồng ý sau 3 giây” và tắt chế độ “auto yes” của mình. Quy tắc này sẽ tạo ra sự khác biệt. Sau đó, khi bạn nói “yes” thì đó là một tiếng “vâng” đích thực mà không phải tua lại hoặc bào chữa “rất xin lỗi nhưng…” sau này.
Đây là cách hoạt động của nguyên tắc đồng ý sau 3 giây:
Bởi vì bạn là người “auto-yes”, rất khó có thể nói không. Nhưng bạn có thể áp dụng cách thức này.
Lần tới khi ai đó yêu cầu bạn điều gì đó, hãy cố gắng đếm ngược 3, 2, 1 trước khi nói đồng ý. Ban đầu bạn có thể cảm thấy lúng túng, nhưng việc đếm ngược này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng hoặc lo lắng. Hãy sử dụng thời gian này để suy nghĩ về 3 câu hỏi rất quan trọng sau đây trước khi bạn nói “vâng”:
Tôi có thực sự có thời gian không?
Điều này có đáng để tôi đồng ý không?
Trong lòng của tôi nói gì?
Tôi thực sự có thời gian không?
Bạn biết rõ thời gian của mình hơn ai hết. Bạn cũng biết cách bạn xử lý căng thẳng khi bị dồn ép về thời gian.
Hãy suy nghĩ về ý nghĩa của việc ưu tiên cho bản thân và chỉ đảm nhận những gì bạn có thể xử lý đàng hoàng. Một câu đơn giản “để tôi liên lạc lại với bạn” có thể giúp bạn có thêm thời gian để tìm lại sự cân bằng.
Điều này có đáng để đồng ý không?
Hãy xem xét nguyên tắc đồng ý có ý nghĩa như thế nào đối với bạn, suy nghĩ về thời gian, cảm xúc và kết quả có thể xảy ra với quyết định của bạn. Về cơ bản đây là một kiểu phân tích “chi phí – lợi ích”.
Điều này có đáng để đồng ý không
Chi phí của việc nói “yes” có lớn hơn lợi ích của việc nói “no” không?
Chỉ có bạn mới có thể trả lời câu hỏi này. Đây là câu hỏi mà bạn nên xem xét đầy đủ và trả lời một cách trung thực.
Lòng tôi nói gì?
Khi đối mặt với một quyết định phải đưa ra, cơ thể bạn có thể phản ứng mạnh mẽ. Đó có thể là một chút lo lắng (bạn cần phải trả lời!) cộng với mức độ quan tâm của bạn trong việc thực hiện những gì bạn được yêu cầu.
Khi một yêu cầu đến với bạn, hãy để ý đến cảm giác của mình. Nếu cảm thấy không ổn, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi tiếp theo để biết chi tiết, nhằm đưa ra lựa chọn tốt hơn.
Lòng tôi nói gì?
Mẹo nói “không”
Nếu bạn không quen từ chối hoặc sợ nói “không”, hãy để chúng tôi giới thiệu với bạn một bí kíp, đó là những từ kỳ diệu: “Tôi không…” (I don’t).
“Tôi không” là cụm từ tốt hơn “Tôi không thể” (I can’t) để từ chối yêu cầu. Lý do là: “Tôi không thể” ngụ ý rằng bạn muốn làm điều gì đó nhưng một yếu tố bên ngoài đang ngăn cản bạn làm điều đó. Nó gợi ý rằng bạn có thể làm nhiệm vụ đó — và nó để lại chỗ cho mọi người hỏi tiếp. “Tại sao không?”.
“I don’t” khẳng định chủ quyền đối với hành động của bạn. Khi bạn nói rằng bạn không làm điều gì đó, đấy là một lời từ chối vững chắc, rằng bạn không làm điều đó vì lý do chính đáng của mình. “Tôi không làm việc vào buổi tối” có tác động hơn nhiều so với “Tôi không thể làm tối nay”. Cụm từ này biến lời từ chối thành lời khẳng định về cách bạn sống cuộc sống của mình, khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn.
Một ví dụ khác: Nếu đồng nghiệp yêu cầu bạn tham gia vào dự án của họ — nhưng bạn đang có trách nhiệm của riêng mình — bạn có thể trả lời đơn giản, “Mặc dù tôi ước mình có thể giúp hơn nữa, tôi không tham gia các dự án khác khi chưa xong nhiệm vụ hiện của mình”. Câu nói đó khó tranh cãi hơn rất nhiều so với câu: “Tôi không thể giúp bạn bây giờ” và nó đáng để người nghe suy nghĩ hơn.
3 giây trước khi đồng ý là một lời đồng ý tự tin hơn. Bạn vẫn có thể giúp đỡ người khác, nhưng vì bạn thực sự muốn và cảm thấy điều đó có ý nghĩa. Lần tới khi bạn được yêu cầu, hãy hít sâu và dừng lại 3 giây. Hãy nhớ, bạn vẫn luôn có cách để nói “không” nhé!
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Bạn có phải là típ người đồng ý làm mọi thứ người khác nhờ vả một cách không hề do dự không?
Chẳng hạn như trông nhà giùm hàng xóm?
Giúp một người bạn trong lớp làm bài tập?
Phụ đồng nghiệp làm dự án của họ?
Ở lại muộn hơn vì sếp yêu cầu?
Hãy áp dụng nguyên tắc 3 giây để giảm áp lực cho bạn nhé.
Bạn có thể đang bị tình trạng “auto-yes,” tức là như đã được lập trình để đồng ý với mọi người. Bạn muốn làm mọi người hài lòng và không dám nói “không,” vì sợ gây thất vọng, bỏ lỡ một cơ hội nào đó hoặc đối mặt với những câu hỏi tại sao.
Một tiếng “đồng ý” sẽ khiến người đối diện vui lòng, nhưng nó đưa bạn vào tình trạng mâu thuẫn với chính mình. Thông thường, sau khi nói “đồng ý”, bạn nhận ra rằng mình thực sự không muốn làm điều đó, không có thời gian rảnh để làm, hoặc sẽ cần phải hủy bỏ các kế hoạch khác để thực hiện yêu cầu đó. Điều này khiến bạn cảm thấy căng thẳng và bực bội.
Một phần trong bạn hy vọng những người quanh bạn sẽ nhận ra áp lực mà họ đặt lên bạn và “nương tay” với những yêu cầu. Nhưng điều đó không xảy ra. Khi bạn mặc định trả lời “vâng”, mọi người sẽ không thể biết ranh giới của bạn bởi vì họ không biết điều gì đang xảy ra bên trong bạn.
Bạn cần phải tự mình giải quyết vấn đề của mình: Đó là cố làm hài lòng mọi người. Điều đầu tiên bạn có thể điều chỉnh là thời gian phản hồi. Bạn cần cho mình thêm một chút thời gian để trả lời, vì đồng ý ngay lập tức khiến bạn không có thời gian để suy nghĩ về mong muốn hoặc nhu cầu của mình.
Bạn cần học bài học gọi là “đồng ý sau 3 giây” và tắt chế độ “auto yes” của mình. Quy tắc này sẽ tạo ra sự khác biệt. Sau đó, khi bạn nói “yes” thì đó là một tiếng “vâng” đích thực mà không phải tua lại hoặc bào chữa “rất xin lỗi nhưng…” sau này.
Đây là cách hoạt động của nguyên tắc đồng ý sau 3 giây:
Bởi vì bạn là người “auto-yes”, rất khó có thể nói không. Nhưng bạn có thể áp dụng cách thức này.
Lần tới khi ai đó yêu cầu bạn điều gì đó, hãy cố gắng đếm ngược 3, 2, 1 trước khi nói đồng ý. Ban đầu bạn có thể cảm thấy lúng túng, nhưng việc đếm ngược này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng hoặc lo lắng. Hãy sử dụng thời gian này để suy nghĩ về 3 câu hỏi rất quan trọng sau đây trước khi bạn nói “vâng”:
Tôi có thực sự có thời gian không?
Điều này có đáng để tôi đồng ý không?
Trong lòng của tôi nói gì?
Tôi thực sự có thời gian không?
Bạn biết rõ thời gian của mình hơn ai hết. Bạn cũng biết cách bạn xử lý căng thẳng khi bị dồn ép về thời gian.
Hãy suy nghĩ về ý nghĩa của việc ưu tiên cho bản thân và chỉ đảm nhận những gì bạn có thể xử lý đàng hoàng. Một câu đơn giản “để tôi liên lạc lại với bạn” có thể giúp bạn có thêm thời gian để tìm lại sự cân bằng.
Điều này có đáng để đồng ý không?
Hãy xem xét nguyên tắc đồng ý có ý nghĩa như thế nào đối với bạn, suy nghĩ về thời gian, cảm xúc và kết quả có thể xảy ra với quyết định của bạn. Về cơ bản đây là một kiểu phân tích “chi phí – lợi ích”.
Điều này có đáng để đồng ý không
Chi phí của việc nói “yes” có lớn hơn lợi ích của việc nói “no” không?
Chỉ có bạn mới có thể trả lời câu hỏi này. Đây là câu hỏi mà bạn nên xem xét đầy đủ và trả lời một cách trung thực.
Lòng tôi nói gì?
Khi đối mặt với một quyết định phải đưa ra, cơ thể bạn có thể phản ứng mạnh mẽ. Đó có thể là một chút lo lắng (bạn cần phải trả lời!) cộng với mức độ quan tâm của bạn trong việc thực hiện những gì bạn được yêu cầu.
Khi một yêu cầu đến với bạn, hãy để ý đến cảm giác của mình. Nếu cảm thấy không ổn, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi tiếp theo để biết chi tiết, nhằm đưa ra lựa chọn tốt hơn.
Lòng tôi nói gì?
Mẹo nói “không”
Nếu bạn không quen từ chối hoặc sợ nói “không”, hãy để chúng tôi giới thiệu với bạn một bí kíp, đó là những từ kỳ diệu: “Tôi không…” (I don’t).
“Tôi không” là cụm từ tốt hơn “Tôi không thể” (I can’t) để từ chối yêu cầu. Lý do là: “Tôi không thể” ngụ ý rằng bạn muốn làm điều gì đó nhưng một yếu tố bên ngoài đang ngăn cản bạn làm điều đó. Nó gợi ý rằng bạn có thể làm nhiệm vụ đó — và nó để lại chỗ cho mọi người hỏi tiếp. “Tại sao không?”.
“I don’t” khẳng định chủ quyền đối với hành động của bạn. Khi bạn nói rằng bạn không làm điều gì đó, đấy là một lời từ chối vững chắc, rằng bạn không làm điều đó vì lý do chính đáng của mình. “Tôi không làm việc vào buổi tối” có tác động hơn nhiều so với “Tôi không thể làm tối nay”. Cụm từ này biến lời từ chối thành lời khẳng định về cách bạn sống cuộc sống của mình, khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn.
Một ví dụ khác: Nếu đồng nghiệp yêu cầu bạn tham gia vào dự án của họ — nhưng bạn đang có trách nhiệm của riêng mình — bạn có thể trả lời đơn giản, “Mặc dù tôi ước mình có thể giúp hơn nữa, tôi không tham gia các dự án khác khi chưa xong nhiệm vụ hiện của mình”. Câu nói đó khó tranh cãi hơn rất nhiều so với câu: “Tôi không thể giúp bạn bây giờ” và nó đáng để người nghe suy nghĩ hơn.
3 giây trước khi đồng ý là một lời đồng ý tự tin hơn. Bạn vẫn có thể giúp đỡ người khác, nhưng vì bạn thực sự muốn và cảm thấy điều đó có ý nghĩa. Lần tới khi bạn được yêu cầu, hãy hít sâu và dừng lại 3 giây. Hãy nhớ, bạn vẫn luôn có cách để nói “không” nhé!
Team Uống Trà Thôi sưu tầm