'Mẹ con nhà khỉ' - bức họa vô danh giá 360 triệu tệ (1,2 nghìn tỷ đồng)
Bức họa "Mẹ con nhà khỉ" không rõ tác giả, từng được bán 360 triệu tệ (1,2 nghìn tỷ đồng) trong phiên đấu giá ở Bắc Kinh.
Tác phẩm được nhắc đến nhiều khi xuất hiện trong danh sách 10 bức tranh Trung Quốc đắt giá nhất do Wumingart thống kê hồi đầu tháng 4. Bức họa được đấu giá trong phiên của Cửu Gia ở Bắc Kinh vào ngày 9/6/2011, gây chấn động giới chuyên môn và dư luận bấy giờ.
Tranh mực và màu trên giấy, dài 92 cm, rộng 46 cm, mô tả khỉ mẹ đang ngồi xổm nghiêng đầu, miệng ngậm, mắt nhìn về phía trước. Khỉ con ngồi trên vai mẹ, chân phải muốn chạm vào mặt mẹ. Trong khi khỉ mẹ đưa tay lên vuốt mông con. Phía sau bối cảnh không rõ ràng, được cho là núi và cây cối. Theo Sina, bố cục tranh sống động, cách thể hiện sáng tối xuất sắc qua màu lông con vật, thể hiện tài năng, sự tinh tế của họa sĩ.
Trang Wumingart cho biết chuyên gia giám định niên đại bằng chất liệu, đề tài và các ấn triện đóng trên tranh. Bức họa vẽ trên nền giấy đay - đặc trưng thời nhà Tống. Ngoài ra, tranh vẽ khỉ sớm nhất Trung Quốc cũng được cho là từ thời kỳ này. Họ kết luận tác phẩm ra đời vào thời Bắc Tống song không rõ họa sĩ sáng tác.
Các chuyên gia nhận định giá trị thực sự của Mẹ con nhà Khỉ nằm ở 11 dấu ấn triện đóng trên tranh. Theo Sohu, đơn vị đấu giá sử dụng công nghệ, phóng to lên gấp năm lần để xác định các loại ấn. Ngay phía dưới là Thiên lịch chi bảo - ấn trong bộ sưu tập của Nguyên Văn Tông, hoàng đế triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.
Ti ấn của nội phủ Hồng Vũ thời nhà Minh - nội phủ của hoàng gia. Giáo sư nghệ thuật Thiệu Chí Phi nhận định những bức tranh và thư pháp được nội phủ sưu tầm là hàng chất lượng cao, ấn triện không tùy tiện đóng vào.
Tranh có dấu của phò mã Chu Lệ - con rể vua Vĩnh Lạc, Lương Thanh Tiêu - người mê thư tịch nổi tiếng vào cuối thời nhà Minh, đầu thời nhà Thanh. Lương Thanh Tiêu là tiến sĩ vào năm vua Sùng Trinh thứ 16.
Ngoài ra, bức họa có đóng dấu của Đát Trọng Quang, Ngũ Nguyên Huệ, Hoàng Đức Tuấn, Lưu Phân Đẳng và nhiều người khác. Thiệu Chí Phi cho rằng các nhân vật trên đều xuất thân hoàng gia hoặc sành thư pháp, hội họa.
Sina nhận định sự khác biệt giữa tác phẩm vô danh này với các di vật thư pháp và hội họa lịch sử khác là nó đã nằm trong bộ sưu tập chính thức ngay sau khi ra đời. "Từ đời vua Hồng Vũ, Vĩnh Lạc - nhà Minh, đến đời vua Hàm Phong, Quang Tự của nhà Thanh, rồi lại truyền nay, mấy trăm năm, trải qua nhiều người sở hữu, bức họa vẫn còn nguyên vẹn, giá cao là điều dễ hiểu", trang này viết. Tác phẩm "mất tích" từ sau nhà Thanh cho đến khi được đưa ra đấu giá.
Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Tác phẩm được nhắc đến nhiều khi xuất hiện trong danh sách 10 bức tranh Trung Quốc đắt giá nhất do Wumingart thống kê hồi đầu tháng 4. Bức họa được đấu giá trong phiên của Cửu Gia ở Bắc Kinh vào ngày 9/6/2011, gây chấn động giới chuyên môn và dư luận bấy giờ.
Tranh mực và màu trên giấy, dài 92 cm, rộng 46 cm, mô tả khỉ mẹ đang ngồi xổm nghiêng đầu, miệng ngậm, mắt nhìn về phía trước. Khỉ con ngồi trên vai mẹ, chân phải muốn chạm vào mặt mẹ. Trong khi khỉ mẹ đưa tay lên vuốt mông con. Phía sau bối cảnh không rõ ràng, được cho là núi và cây cối. Theo Sina, bố cục tranh sống động, cách thể hiện sáng tối xuất sắc qua màu lông con vật, thể hiện tài năng, sự tinh tế của họa sĩ.
Trang Wumingart cho biết chuyên gia giám định niên đại bằng chất liệu, đề tài và các ấn triện đóng trên tranh. Bức họa vẽ trên nền giấy đay - đặc trưng thời nhà Tống. Ngoài ra, tranh vẽ khỉ sớm nhất Trung Quốc cũng được cho là từ thời kỳ này. Họ kết luận tác phẩm ra đời vào thời Bắc Tống song không rõ họa sĩ sáng tác.
Các chuyên gia nhận định giá trị thực sự của Mẹ con nhà Khỉ nằm ở 11 dấu ấn triện đóng trên tranh. Theo Sohu, đơn vị đấu giá sử dụng công nghệ, phóng to lên gấp năm lần để xác định các loại ấn. Ngay phía dưới là Thiên lịch chi bảo - ấn trong bộ sưu tập của Nguyên Văn Tông, hoàng đế triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.
Ti ấn của nội phủ Hồng Vũ thời nhà Minh - nội phủ của hoàng gia. Giáo sư nghệ thuật Thiệu Chí Phi nhận định những bức tranh và thư pháp được nội phủ sưu tầm là hàng chất lượng cao, ấn triện không tùy tiện đóng vào.
Tranh có dấu của phò mã Chu Lệ - con rể vua Vĩnh Lạc, Lương Thanh Tiêu - người mê thư tịch nổi tiếng vào cuối thời nhà Minh, đầu thời nhà Thanh. Lương Thanh Tiêu là tiến sĩ vào năm vua Sùng Trinh thứ 16.
Ngoài ra, bức họa có đóng dấu của Đát Trọng Quang, Ngũ Nguyên Huệ, Hoàng Đức Tuấn, Lưu Phân Đẳng và nhiều người khác. Thiệu Chí Phi cho rằng các nhân vật trên đều xuất thân hoàng gia hoặc sành thư pháp, hội họa.
Sina nhận định sự khác biệt giữa tác phẩm vô danh này với các di vật thư pháp và hội họa lịch sử khác là nó đã nằm trong bộ sưu tập chính thức ngay sau khi ra đời. "Từ đời vua Hồng Vũ, Vĩnh Lạc - nhà Minh, đến đời vua Hàm Phong, Quang Tự của nhà Thanh, rồi lại truyền nay, mấy trăm năm, trải qua nhiều người sở hữu, bức họa vẫn còn nguyên vẹn, giá cao là điều dễ hiểu", trang này viết. Tác phẩm "mất tích" từ sau nhà Thanh cho đến khi được đưa ra đấu giá.
Uống Trà Thôi
Theo vnexpress