ĐỊNH LUẬT CON QUẠ: CHỈ TRỐN TRÁNH MÀ KHÔNG CHỊU THAY ĐỔI 3 ĐIỀU NÀY THÌ ĐI ĐÂU CŨNG THẤT BẠI
Người xấu và việc xấu giống như cỏ dại, bạn càng giãy giụa càng tức giận, chúng càng quấn chặt lấy. Điều bạn cần làm là dùng dao bén cắt đứt mớ hỗn độn đó đi.
Có một câu chuyện thế này:
Quạ và bồ câu cùng sống trong một khu rừng. Một ngày nọ, quạ chuẩn bị di chuyển đến nơi khác nên đến nói lời từ biệt với người bạn bồ câu.
Bồ câu bất ngờ hỏi quạ: “Vì sao bạn lại chuyển đi?”.
Quạ trả lời: “Thật ra tôi cũng không muốn đi, nhưng người ở đây không thân thiện với tôi. Họ chê tiếng kêu của tôi quá khó nghe, không muốn tôi ở lại. Tôi thật sự không thể sống tiếp ở đây nữa”.
Bồ câu im lặng một lúc lâu, sau đó nói: “Anh bạn của tôi à, nếu bạn không thay đổi giọng của mình thì dù bay đến đâu cũng bị con người xa lánh mà thôi”.
Đây chính là Định luật con quạ. Nếu bạn không thay đổi những khuyết điểm của bản thân mà cứ lựa chọn trốn tránh, thì bản chất của vấn đề không những không được giải quyết, mà càng rước thêm về nhiều rắc rối.
Tiêu chí trong sự trưởng thành của một người là có thể nhìn nhận lại bản thân, thản nhiên đối mặt với khuyết điểm và sự thiếu sót của mình, đồng thời nỗ lực thay đổi.
1. Thay đổi cảm xúc: Gặp chuyện không đổ lỗi
Con người không phải thánh nhân, ai mà không phạm sai lầm? Có sai thì sửa, như vậy mới tốt hơn từng này. Chỉ trích và than vãn càng làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Gặp chuyện không đổ lỗi, không chỉ thể hiện văn hóa của một người, mà còn giúp vấn đề được xử lý dễ dàng hơn.
Đại văn hào Tô Đông Pha (nhà thơ nổi tiếng thời nhà Tống của Trung Quốc) bị Chương Đôn nhiều lần hãm hại vì tranh chấp trong triều đình, con đường làm quan của ông vô cùng gập ghềnh, trắc trở. Quá đáng nhất là trong một lần, Tô Đông Pha bị điều đến đảo Hải Nam xa xôi. Môi trường sống khắc nghiệt thử thách ý chí chịu đựng của Tô Đông Pha. Nhưng trong nghịch cảnh này, ông vẫn thản nhiên tự tại, dùng nụ cười để đối mặt với mọi thứ.
Năm thứ 3 bị điều đến Hải Nam, Tống Triết Tông băng hà, Tống Huy Tông Triệu Cát lên ngôi, dung túng cho các gian thần lộng hành trong triều.
Con trai của Chương Đôn sợ Tô Đông Pha trở lại báo thù nên viết thư gửi đi trong đêm cho ông để giảng hòa, hy vọng có thể chấm dứt nợ cũ. Thế mà Tô Đông Pha đã không ôm hận trong lòng mà còn gửi thêm phương thuốc để con trai Chương Đôn chữa bệnh.
Tô Đông Pha trả lời thư, trong đó viết một câu: “Chuyện xưa nhắc lại có ích gì, chỉ cần giữ gìn sức khỏe là được”.
Đối diện với quá khứ Chương Đôn từng hãm hại mình, Tô Đông Pha đã thản nhiên cho qua, không hề tính toán.
Thật vậy! Trách người, chi bằng trách mình. Tính lại chuyện cũ chỉ khiến bản thân thêm phiền não. Học cách suy nghĩ cho người khác, không chỉ trích, biết khoan dung, cuộc sống mới thuận buồm xuôi gió, đường đời càng đi càng rộng.
2. Thay đổi tâm thái: Không dây dưa với điều xấu
Nhà triết học người Đức Friedrich Nietzsche viết trong cuốn Bên kia thiện ác rằng: “Nhìn chằm chằm vào hố sâu quá lâu, hố sâu cũng nhìn vào bạn” (tạm dịch).
Đời người có rất nhiều nhiều chuyện không suôn sẻ và gặp những người khiến bạn không vui. Nếu chuyện gì cũng so đo chuyện đúng sai thì cuối cùng chỉ khổ người khổ ta. Nếu lo lắng về mọi thứ và mang ác cảm với mọi người, thì cuộc sống của bạn sẽ bị bao phủ bởi những cảm xúc tiêu cực.
Đôi khi thật sự không cần thiết phải suy nghĩ về những người phiền phức. Mỗi khi nghĩ đến họ, bạn lại mệt mỏi, vò đầu bứt tóc, song thời gian dần trôi người ta cũng có thể không nhớ bạn là ai, điều đó có thực sự đáng không?
Người xấu và việc xấu giống như cỏ dại, bạn càng giãy giụa càng tức giận, chúng càng quấn chặt lấy. Điều bạn cần làm là dùng dao bén cắt đứt mớ hỗn độn đó đi.
Không day dưa với điều xấu, không chỉ là một loại thái độ, còn là một loại trí tuệ. Gặp chuyện tiêu cực thì tìm cách để bản thân tích cực hơn, cũng như gặp con người tiêu cực thì tốt nhất là nên tránh xa.
Nhà văn, sử gia và triết gia Pháp Voltaire từng nói: “Điều khiến người ta mệt mỏi không phải là bước đi nghìn dặm, mà hạt cát vướng trong giày”.
Không kỳ kèo không phải là yếu đuối, mà là buông bỏ. Chúng ta không thể thay đổi chuyện xấu, chỉ có thể thay đổi tâm thái của chính mình.
3. Thay đổi tư duy: Đọc nhiều hơn
Có người nói đọc càng nhiều sách, càng cảm thấy mình tầm thường. Song có lẽ bạn không nhận ra, tầm nhìn của bạn cũng càng trở nên rộng mở.
Đôi khi, bằng cách đọc sách, chúng ta có thể soi xét bản thân và cuộc sống của mình tốt hơn.
Sách đôi khi cũng giống như một tấm gương. Trong thế giới của sách, chúng ta có thể thoát ra khỏi cái “tôi” chật hẹp và nhìn nhận lại một số vấn đề từ góc nhìn của “người khác”.
Như đã nói ở trên, con người ít khi nhìn thấy khuyết điểm của mình, hoặc bao biện một cách vô thức mà không nhận ra, nhưng khi đọc nhiều mới thấy rõ hơn. Thành công hay thất bại của một người là do bản thân họ tự quyết định. Nhìn rõ bản thân chính là bước đầu tiên để sửa chữa khuyết điểm, chỉ cần dũng cảm thực hiện, bạn sẽ phát hiện thay đổi tiếp theo không hề khó.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Có một câu chuyện thế này:
Quạ và bồ câu cùng sống trong một khu rừng. Một ngày nọ, quạ chuẩn bị di chuyển đến nơi khác nên đến nói lời từ biệt với người bạn bồ câu.
Bồ câu bất ngờ hỏi quạ: “Vì sao bạn lại chuyển đi?”.
Quạ trả lời: “Thật ra tôi cũng không muốn đi, nhưng người ở đây không thân thiện với tôi. Họ chê tiếng kêu của tôi quá khó nghe, không muốn tôi ở lại. Tôi thật sự không thể sống tiếp ở đây nữa”.
Bồ câu im lặng một lúc lâu, sau đó nói: “Anh bạn của tôi à, nếu bạn không thay đổi giọng của mình thì dù bay đến đâu cũng bị con người xa lánh mà thôi”.
Đây chính là Định luật con quạ. Nếu bạn không thay đổi những khuyết điểm của bản thân mà cứ lựa chọn trốn tránh, thì bản chất của vấn đề không những không được giải quyết, mà càng rước thêm về nhiều rắc rối.
Tiêu chí trong sự trưởng thành của một người là có thể nhìn nhận lại bản thân, thản nhiên đối mặt với khuyết điểm và sự thiếu sót của mình, đồng thời nỗ lực thay đổi.
1. Thay đổi cảm xúc: Gặp chuyện không đổ lỗi
Con người không phải thánh nhân, ai mà không phạm sai lầm? Có sai thì sửa, như vậy mới tốt hơn từng này. Chỉ trích và than vãn càng làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Gặp chuyện không đổ lỗi, không chỉ thể hiện văn hóa của một người, mà còn giúp vấn đề được xử lý dễ dàng hơn.
Đại văn hào Tô Đông Pha (nhà thơ nổi tiếng thời nhà Tống của Trung Quốc) bị Chương Đôn nhiều lần hãm hại vì tranh chấp trong triều đình, con đường làm quan của ông vô cùng gập ghềnh, trắc trở. Quá đáng nhất là trong một lần, Tô Đông Pha bị điều đến đảo Hải Nam xa xôi. Môi trường sống khắc nghiệt thử thách ý chí chịu đựng của Tô Đông Pha. Nhưng trong nghịch cảnh này, ông vẫn thản nhiên tự tại, dùng nụ cười để đối mặt với mọi thứ.
Năm thứ 3 bị điều đến Hải Nam, Tống Triết Tông băng hà, Tống Huy Tông Triệu Cát lên ngôi, dung túng cho các gian thần lộng hành trong triều.
Con trai của Chương Đôn sợ Tô Đông Pha trở lại báo thù nên viết thư gửi đi trong đêm cho ông để giảng hòa, hy vọng có thể chấm dứt nợ cũ. Thế mà Tô Đông Pha đã không ôm hận trong lòng mà còn gửi thêm phương thuốc để con trai Chương Đôn chữa bệnh.
Tô Đông Pha trả lời thư, trong đó viết một câu: “Chuyện xưa nhắc lại có ích gì, chỉ cần giữ gìn sức khỏe là được”.
Đối diện với quá khứ Chương Đôn từng hãm hại mình, Tô Đông Pha đã thản nhiên cho qua, không hề tính toán.
Thật vậy! Trách người, chi bằng trách mình. Tính lại chuyện cũ chỉ khiến bản thân thêm phiền não. Học cách suy nghĩ cho người khác, không chỉ trích, biết khoan dung, cuộc sống mới thuận buồm xuôi gió, đường đời càng đi càng rộng.
2. Thay đổi tâm thái: Không dây dưa với điều xấu
Nhà triết học người Đức Friedrich Nietzsche viết trong cuốn Bên kia thiện ác rằng: “Nhìn chằm chằm vào hố sâu quá lâu, hố sâu cũng nhìn vào bạn” (tạm dịch).
Đời người có rất nhiều nhiều chuyện không suôn sẻ và gặp những người khiến bạn không vui. Nếu chuyện gì cũng so đo chuyện đúng sai thì cuối cùng chỉ khổ người khổ ta. Nếu lo lắng về mọi thứ và mang ác cảm với mọi người, thì cuộc sống của bạn sẽ bị bao phủ bởi những cảm xúc tiêu cực.
Đôi khi thật sự không cần thiết phải suy nghĩ về những người phiền phức. Mỗi khi nghĩ đến họ, bạn lại mệt mỏi, vò đầu bứt tóc, song thời gian dần trôi người ta cũng có thể không nhớ bạn là ai, điều đó có thực sự đáng không?
Người xấu và việc xấu giống như cỏ dại, bạn càng giãy giụa càng tức giận, chúng càng quấn chặt lấy. Điều bạn cần làm là dùng dao bén cắt đứt mớ hỗn độn đó đi.
Không day dưa với điều xấu, không chỉ là một loại thái độ, còn là một loại trí tuệ. Gặp chuyện tiêu cực thì tìm cách để bản thân tích cực hơn, cũng như gặp con người tiêu cực thì tốt nhất là nên tránh xa.
Nhà văn, sử gia và triết gia Pháp Voltaire từng nói: “Điều khiến người ta mệt mỏi không phải là bước đi nghìn dặm, mà hạt cát vướng trong giày”.
Không kỳ kèo không phải là yếu đuối, mà là buông bỏ. Chúng ta không thể thay đổi chuyện xấu, chỉ có thể thay đổi tâm thái của chính mình.
3. Thay đổi tư duy: Đọc nhiều hơn
Có người nói đọc càng nhiều sách, càng cảm thấy mình tầm thường. Song có lẽ bạn không nhận ra, tầm nhìn của bạn cũng càng trở nên rộng mở.
Đôi khi, bằng cách đọc sách, chúng ta có thể soi xét bản thân và cuộc sống của mình tốt hơn.
Sách đôi khi cũng giống như một tấm gương. Trong thế giới của sách, chúng ta có thể thoát ra khỏi cái “tôi” chật hẹp và nhìn nhận lại một số vấn đề từ góc nhìn của “người khác”.
Như đã nói ở trên, con người ít khi nhìn thấy khuyết điểm của mình, hoặc bao biện một cách vô thức mà không nhận ra, nhưng khi đọc nhiều mới thấy rõ hơn. Thành công hay thất bại của một người là do bản thân họ tự quyết định. Nhìn rõ bản thân chính là bước đầu tiên để sửa chữa khuyết điểm, chỉ cần dũng cảm thực hiện, bạn sẽ phát hiện thay đổi tiếp theo không hề khó.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm