Ý nghĩa sâu sắc trong bức họa nổi tiếng nhất thời Phục Hưng ‘Bữa tối cuối cùng’ của thiên tài Da Vinci
Từ khoảng năm 1495, Da Vinci đã dành hết tâm huyết cho việc sáng tạo bức “Bữa tối cuối cùng” (The Last Supper). Đây là một trong những tác phẩm hoàn hảo nhất của Da Vinci, được đặt trong phòng ăn của Tu viện Santa Maria ở Milan, nước Ý. Với ý tưởng tuyệt diệu, ngôn ngữ cơ thể của nhân vật rất sinh động, tựa như một vở hí kịch trong đó mỗi người có một trạng thái nội tâm khác biệt.
- Chủ đề bức tranh
Bức “Bữa tối cuối cùng” ban đầu thuộc về đề tài “Jesus gặp nạn” trong các bức tranh thời Trung cổ. Nó cũng trở thành chủ đề của bức tranh độc lập trong thời Phục Hưng. Trong các phiên bản khác nhau của sách Phúc Âm (ghi lại lời dạy của Jesus), trong phần mô tả “Bữa tối cuối cùng” có một vài điểm chính như sau: Thứ nhất, Chúa Jesus tuyên bố rằng ông sẽ bị một trong các môn đồ có mặt tại đây phản bội. Các môn đồ đã bị sốc và tự hỏi liệu có phải là họ không; thứ hai, hình ảnh chia bánh mỳ và rượu của Jesus trong bữa ăn; thứ ba, khi Chúa Jesus tuyên bố rằng mình sẽ bị phản bội, đôi tay của Judas và Chúa Jesus đồng thời đặt trên đĩa, đây như là một tín hiệu là để vạch trần kẻ phản bội.
Da Vinci đã kết hợp các tình tiết trên thành một bức tranh duy nhất. Ông tổng hợp các sự kiện đơn lẻ đan xen với nhau cùng một lúc. Tuy nhiên, điều Leonardo Da Vinci muốn nhấn mạnh nhất là khoảnh khắc kịch tính trong câu chuyện. Đó là khi Chúa Jesus tuyên bố với các môn đồ của mình rằng: “Một trong các ngươi muốn phản bội ta” và những phản ứng khác nhau của mười hai môn đệ.
- Kết cấu bức tranh
Chúng ta hãy cùng tham khảo một số bức tranh của các tác giả khác về chủ đề này, được vẽ trước khi bức “Bữa tối cuối cùng” của Da Vinci ra đời:
Da Vinci không cô lập Chúa Jesus sang phía đối diện của bàn ăn như những bức tranh trong quá khứ. Ông cũng không sử dụng hào quang để phân biệt giữa các Thánh đồ và kẻ phản bội. Thay vào đó, ông sắp xếp tất cả nhân vật đối mặt với khán giả. Chuyển động và thái độ của các nhân vật phản ánh “niềm vui” của thế giới thực: không thể phân biệt giữa các vị Thánh và nhân vật phản diện khi nhìn từ ngoại hình.
Để đạt được hiệu quả thực tế, Da Vinci đã tính toán chính xác khiến cho phối cảnh của bức tranh phù hợp với cấu trúc của phòng ăn của tu viện, đồng thời cũng tạo ra nguồn sáng cho bức tranh. Dường như, có một không gian khác được mở ra trong phòng ăn này.
Bức tranh sử dụng sự đối xứng trái và phải; trọng tâm nằm ở Chúa Jesus. Mười hai môn đồ được chia đều cho hai bên, tạo thành một cấu trúc ổn định và khác biệt. Các môn đồ phản ứng dữ dội, thể hiện ở những chuyển động khác nhau của thân thể. Nhưng dưới sự sắp xếp khéo léo của Da Vinci, mỗi nhóm người được kết nối và liên kết bởi các chuyển động của chân tay, tạo thành một sự thay đổi liên tục về mật độ và nhịp điệu thị giác.
Chúa Jesus ở trung tâm dường như bị cô lập. Nhưng các môn đồ và cử chỉ của họ đều hướng về Chúa Jesus, đôi mắt đổ dồn vào Chúa Jesus, tạo thành một loại tập trung vào trung tâm, đảm bảo sự thống nhất của bức tranh và ý nghĩa tổng thể. Đây là tính thẩm mỹ của “sự đa dạng mà thống nhất”. Từ góc nhìn xa, có thể thấy bức tranh ổn định và trang trọng, nhưng phong thái của các nhân vật lại vô cùng sống động.
Vì vậy, vấn đề của Leonardo da Vinci là: Làm thế nào để thể hiện sự khác biệt giữa Judas -kẻ phản bội- với những người còn lại?
- Thể hiện trạng thái nội tâm bằng ngôn ngữ cơ thể
Theo ghi chép của Vasari về tiểu sử nghệ sỹ, Da Vinci thường lang thang khắp các quảng trường và đường phố để quan sát hành vi của nhiều người khác nhau. Da Vinci cũng đã viết trong cuốn “Bàn về hội họa” rằng: “Một họa sỹ giỏi nên vẽ được ra hai điều chính: người và ý hướng tâm linh của người… Điều quan trọng nhất trong hội họa là tư thế của nhân vật phải thể hiện được trạng thái bên trong của anh ta, như khao khát, khinh miệt, tức giận và cảm thông…” Vì vậy, mọi nhân vật dưới cây cọ của Da Vinci đều có tình cảm và tư tưởng.
Để đạt được mục tiêu này, ông nhấn mạnh rằng họa sỹ nên luôn mang theo bên mình một quyển phác thảo, để có thể dễ dàng ghi lại biểu cảm và hành động của những người trò chuyện với mình, vẽ chúng lên quyển phác thảo bằng những nét vẽ cực nhanh, giữ lại những bản phác thảo này như một tài liệu tham khảo cho con đường hội họa của bản thân. Trên thực tế, đây cũng là thói quen thường thấy của Leonardo Da Vinci. Có thể hình dung rằng, Da Vinci – người đã nỗ lực quan sát cách cư xử và mối quan hệ tâm lý của mọi người trong một thời gian dài – đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trước khi tạo ra bức tranh tuyệt vời “Bữa tối cuối cùng” này.
Do đó, trong khi Leonardo đang hình dung toàn cục, ông cũng cố gắng tìm ra ngoại hình, dáng vẻ và phản ứng của những người có tính cách và bối cảnh khác nhau, cũng như sự tương tác giữa các nhân vật. Ông đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng các cử chỉ khác nhau để mô tả trạng thái tinh thần của Chúa Jesus và các môn đồ lúc đó.
Da Vinci tin rằng: các chuyển động khác nhau của bàn tay và cánh tay nên dùng để thể hiện ý đồ trong tư tưởng của họ. Miễn là người xem tranh muốn phán đoán, họ có thể hiểu được ý định bên trong của nhân vật bằng cách quan sát hướng chuyển động của những bàn tay trong bức tranh.
Trong “Bữa tối cuối cùng”, cử chỉ của các nhân vật đóng vai trò định hướng thị giác, cường hóa sự thống nhất của hình ảnh. Quan trọng hơn, những ngôn ngữ cơ thể này thể hiện một cách khéo léo ý định bên trong của các nhân vật. Da Vinci cũng đã sử dụng kỹ thuật này để chỉ ra danh tính của Judas – kẻ phản bội.
Trong bức tranh này, Da Vinci đã chỉ ra danh tính của kẻ phản bội Judas theo những cách khác nhau:
Thứ nhất Judas là người duy nhất trong bức tranh không tương tác với người khác, ở trong một trạng thái bị cô lập. Vì cảm giác tội lỗi và tâm lý tự bảo vệ, cơ thể hắn rút lui, tạo thành một sự tương phản với những người khác. Các môn đồ khác đều hướng đến trung tâm là Chúa Jesus, mà Judas lại không quan tâm. Thứ hai là hành động cầm giữ bằng chứng tội ác – chiếc túi đựng tiền. Mặt khác, hắn đang vươn tay ra đĩa giống Chúa Jesus. Ngoài ra, khuôn mặt của Judas cũng được cố ý vẽ để cho thấy ông ta là một người tội lỗi (mặt nghiêng 1/2 và cau có, đen đúa với chiếc cằm nhọn hoắt). Với những manh mối này, không khó để khán giả có thể phán xét được ai là kẻ phản bội.
Trước Leonardo Da Vinci, không họa sỹ nào có thể miêu tả thành công mối liên hệ giữa tư tưởng bên trong và ngôn ngữ cơ thể bên ngoài của con người. Quan niệm hoàn hảo từ cấu trúc không gian, sự sắp xếp các nhân vật, sự tương tác của các chuyển động cơ thể, nhân vật cùng biểu cảm… Toàn bộ bố cục đều được xem xét cẩn thận và hoàn hảo. Leonardo da Vinci cũng không coi nhẹ chủ nghĩa hiện thực. Theo mô tả của Vasari: “Mọi chi tiết trong bức tranh đều tinh tế đến mức khó tin, kể cả kết cấu của tấm khăn trải bàn”.
- Thái độ làm việc của Da Vinci
Tinh thần nghiên cứu của Da Vinci – tìm kiếm và theo đuổi sự hoàn hảo – đều được mọi người biết đến. Để tái tạo cảnh “Bữa tối cuối cùng” vào thời điểm đó, Da Vinci đã nghiên cứu các thói quen trong cuộc sống, bộ đồ ăn thời Chúa Jesus và hỏi ý kiến các học giả có liên quan về tôn giáo.
Vào thời điểm sáng tạo bức tranh, Da Vinci đã dốc hết trái tim của mình. Trong hồi ký của Stewalog, có một mô tả sống động như sau: “Da Vinci thường trèo lên giàn giáo vào sáng sớm, từ mặt trời đến đêm, cây cọ không bao giờ rời khỏi thân, thậm chí đến quên cả ngủ. Đôi khi ông không đi đâu trong ba hoặc bốn ngày, đối mặt với những bức tranh tường trong sự bàng hoàng, đứng trong một hoặc hai giờ, suy nghĩ về hình ảnh trong một thời gian dài. Thỉnh thoảng vào buổi trưa, khi mặt trời đang chói chang, tôi cũng thấy ông chạy ra khỏi tòa nhà quốc hội, đi thẳng đến tu viện, trèo lên giàn giáo, chỉ để thêm một hoặc hai nét vẽ vào một phần nào đó”.
- Phương pháp vẽ tranh
Vì theo đuổi sự hoàn hảo mà Da Vinci đã nhiều lần thay đổi thói quen vẽ tranh. Những bức bích họa ướt truyền thống (Fresco, Pháp) được vẽ trực tiếp trên bùn khô, phải được sơn nhanh chóng theo một khu vực nhất định. Nhưng một khi chúng đã được hoàn thành, rất khó để có thể sửa đổi. Điều này rất bất tiện cho Leonardo Da Vinci, vì vậy khi tạo ra “Bữa tối cuối cùng”, ông muốn cải thiện công thức và kỹ thuật của tranh tường, để những bức tranh tường có thể dễ dàng sửa đổi, kể cả sau khi được hoàn thành. Ông đã sử dụng phương pháp pha trộn dung môi mới cho bức tranh tường trên nền vữa khô, giống như áp dụng cho vẽ tranh trên nền gỗ thông thường. Tiếc rằng phương pháp này không phù hợp khi được sử dụng để vẽ tranh tường. Đó cũng chính là lý do tại sao bức tranh tường “Bữa tối cuối cùng” nhanh chóng bị bong tróc ra.
Cũng có thể vì sự ẩm ướt của bức tường, bức “Bữa tối cuối cùng” đã bị hư hại kể từ năm 1500. Sau 20 năm, các bức tranh tường bắt đầu bong tróc mạnh. Từ đó, các thế hệ sau đã phải đau đầu để suy ngẫm về kho báu nghệ thuật mong manh mà vĩ đại này.
“Bữa tối cuối cùng” chắc chắn là một trong những kiệt tác nổi tiếng và quan trọng nhất trong lịch sử hội họa của nhân loại. Sau khi tác phẩm ra đời, đã lập tức giành được sự tán thưởng và khen ngợi. Da Vinci một lần nữa trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Với cấu trúc hoàn hảo, miêu tả nhân văn sắc sảo và hiệu ứng kịch tính sống động, tác phẩm này đã trở thành mẫu hình cho các thế hệ sau học hỏi.
Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai vào năm 1943, phòng ăn của Tu viện này đã bị trúng bom và sụp đổ, nhưng bức tường trên đó vẽ bức “Bữa tối cuối cùng” may mắn thoát nạn nhờ sự che chắn của bao cát và màn trướng. Giống như nhiều di tích nghệ thuật hoàn hảo khác của các nền văn minh cổ đại, Thượng Đế dường như luôn cố ý bảo hộ những di sản nghệ thuật quý giá này, để các thế hệ sau có thể tham khảo các chuẩn mực nghệ thuật cổ xưa và quay trở lại với con đường nghệ thuật chính thống.
Uống Trà Thôi
Theo DKN
- Chủ đề bức tranh
Bức “Bữa tối cuối cùng” ban đầu thuộc về đề tài “Jesus gặp nạn” trong các bức tranh thời Trung cổ. Nó cũng trở thành chủ đề của bức tranh độc lập trong thời Phục Hưng. Trong các phiên bản khác nhau của sách Phúc Âm (ghi lại lời dạy của Jesus), trong phần mô tả “Bữa tối cuối cùng” có một vài điểm chính như sau: Thứ nhất, Chúa Jesus tuyên bố rằng ông sẽ bị một trong các môn đồ có mặt tại đây phản bội. Các môn đồ đã bị sốc và tự hỏi liệu có phải là họ không; thứ hai, hình ảnh chia bánh mỳ và rượu của Jesus trong bữa ăn; thứ ba, khi Chúa Jesus tuyên bố rằng mình sẽ bị phản bội, đôi tay của Judas và Chúa Jesus đồng thời đặt trên đĩa, đây như là một tín hiệu là để vạch trần kẻ phản bội.
Da Vinci đã kết hợp các tình tiết trên thành một bức tranh duy nhất. Ông tổng hợp các sự kiện đơn lẻ đan xen với nhau cùng một lúc. Tuy nhiên, điều Leonardo Da Vinci muốn nhấn mạnh nhất là khoảnh khắc kịch tính trong câu chuyện. Đó là khi Chúa Jesus tuyên bố với các môn đồ của mình rằng: “Một trong các ngươi muốn phản bội ta” và những phản ứng khác nhau của mười hai môn đệ.
- Kết cấu bức tranh
Chúng ta hãy cùng tham khảo một số bức tranh của các tác giả khác về chủ đề này, được vẽ trước khi bức “Bữa tối cuối cùng” của Da Vinci ra đời:
Da Vinci không cô lập Chúa Jesus sang phía đối diện của bàn ăn như những bức tranh trong quá khứ. Ông cũng không sử dụng hào quang để phân biệt giữa các Thánh đồ và kẻ phản bội. Thay vào đó, ông sắp xếp tất cả nhân vật đối mặt với khán giả. Chuyển động và thái độ của các nhân vật phản ánh “niềm vui” của thế giới thực: không thể phân biệt giữa các vị Thánh và nhân vật phản diện khi nhìn từ ngoại hình.
Để đạt được hiệu quả thực tế, Da Vinci đã tính toán chính xác khiến cho phối cảnh của bức tranh phù hợp với cấu trúc của phòng ăn của tu viện, đồng thời cũng tạo ra nguồn sáng cho bức tranh. Dường như, có một không gian khác được mở ra trong phòng ăn này.
Bức tranh sử dụng sự đối xứng trái và phải; trọng tâm nằm ở Chúa Jesus. Mười hai môn đồ được chia đều cho hai bên, tạo thành một cấu trúc ổn định và khác biệt. Các môn đồ phản ứng dữ dội, thể hiện ở những chuyển động khác nhau của thân thể. Nhưng dưới sự sắp xếp khéo léo của Da Vinci, mỗi nhóm người được kết nối và liên kết bởi các chuyển động của chân tay, tạo thành một sự thay đổi liên tục về mật độ và nhịp điệu thị giác.
Chúa Jesus ở trung tâm dường như bị cô lập. Nhưng các môn đồ và cử chỉ của họ đều hướng về Chúa Jesus, đôi mắt đổ dồn vào Chúa Jesus, tạo thành một loại tập trung vào trung tâm, đảm bảo sự thống nhất của bức tranh và ý nghĩa tổng thể. Đây là tính thẩm mỹ của “sự đa dạng mà thống nhất”. Từ góc nhìn xa, có thể thấy bức tranh ổn định và trang trọng, nhưng phong thái của các nhân vật lại vô cùng sống động.
Vì vậy, vấn đề của Leonardo da Vinci là: Làm thế nào để thể hiện sự khác biệt giữa Judas -kẻ phản bội- với những người còn lại?
- Thể hiện trạng thái nội tâm bằng ngôn ngữ cơ thể
Theo ghi chép của Vasari về tiểu sử nghệ sỹ, Da Vinci thường lang thang khắp các quảng trường và đường phố để quan sát hành vi của nhiều người khác nhau. Da Vinci cũng đã viết trong cuốn “Bàn về hội họa” rằng: “Một họa sỹ giỏi nên vẽ được ra hai điều chính: người và ý hướng tâm linh của người… Điều quan trọng nhất trong hội họa là tư thế của nhân vật phải thể hiện được trạng thái bên trong của anh ta, như khao khát, khinh miệt, tức giận và cảm thông…” Vì vậy, mọi nhân vật dưới cây cọ của Da Vinci đều có tình cảm và tư tưởng.
Để đạt được mục tiêu này, ông nhấn mạnh rằng họa sỹ nên luôn mang theo bên mình một quyển phác thảo, để có thể dễ dàng ghi lại biểu cảm và hành động của những người trò chuyện với mình, vẽ chúng lên quyển phác thảo bằng những nét vẽ cực nhanh, giữ lại những bản phác thảo này như một tài liệu tham khảo cho con đường hội họa của bản thân. Trên thực tế, đây cũng là thói quen thường thấy của Leonardo Da Vinci. Có thể hình dung rằng, Da Vinci – người đã nỗ lực quan sát cách cư xử và mối quan hệ tâm lý của mọi người trong một thời gian dài – đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trước khi tạo ra bức tranh tuyệt vời “Bữa tối cuối cùng” này.
Do đó, trong khi Leonardo đang hình dung toàn cục, ông cũng cố gắng tìm ra ngoại hình, dáng vẻ và phản ứng của những người có tính cách và bối cảnh khác nhau, cũng như sự tương tác giữa các nhân vật. Ông đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng các cử chỉ khác nhau để mô tả trạng thái tinh thần của Chúa Jesus và các môn đồ lúc đó.
Da Vinci tin rằng: các chuyển động khác nhau của bàn tay và cánh tay nên dùng để thể hiện ý đồ trong tư tưởng của họ. Miễn là người xem tranh muốn phán đoán, họ có thể hiểu được ý định bên trong của nhân vật bằng cách quan sát hướng chuyển động của những bàn tay trong bức tranh.
Trong “Bữa tối cuối cùng”, cử chỉ của các nhân vật đóng vai trò định hướng thị giác, cường hóa sự thống nhất của hình ảnh. Quan trọng hơn, những ngôn ngữ cơ thể này thể hiện một cách khéo léo ý định bên trong của các nhân vật. Da Vinci cũng đã sử dụng kỹ thuật này để chỉ ra danh tính của Judas – kẻ phản bội.
Trong bức tranh này, Da Vinci đã chỉ ra danh tính của kẻ phản bội Judas theo những cách khác nhau:
Thứ nhất Judas là người duy nhất trong bức tranh không tương tác với người khác, ở trong một trạng thái bị cô lập. Vì cảm giác tội lỗi và tâm lý tự bảo vệ, cơ thể hắn rút lui, tạo thành một sự tương phản với những người khác. Các môn đồ khác đều hướng đến trung tâm là Chúa Jesus, mà Judas lại không quan tâm. Thứ hai là hành động cầm giữ bằng chứng tội ác – chiếc túi đựng tiền. Mặt khác, hắn đang vươn tay ra đĩa giống Chúa Jesus. Ngoài ra, khuôn mặt của Judas cũng được cố ý vẽ để cho thấy ông ta là một người tội lỗi (mặt nghiêng 1/2 và cau có, đen đúa với chiếc cằm nhọn hoắt). Với những manh mối này, không khó để khán giả có thể phán xét được ai là kẻ phản bội.
Trước Leonardo Da Vinci, không họa sỹ nào có thể miêu tả thành công mối liên hệ giữa tư tưởng bên trong và ngôn ngữ cơ thể bên ngoài của con người. Quan niệm hoàn hảo từ cấu trúc không gian, sự sắp xếp các nhân vật, sự tương tác của các chuyển động cơ thể, nhân vật cùng biểu cảm… Toàn bộ bố cục đều được xem xét cẩn thận và hoàn hảo. Leonardo da Vinci cũng không coi nhẹ chủ nghĩa hiện thực. Theo mô tả của Vasari: “Mọi chi tiết trong bức tranh đều tinh tế đến mức khó tin, kể cả kết cấu của tấm khăn trải bàn”.
- Thái độ làm việc của Da Vinci
Tinh thần nghiên cứu của Da Vinci – tìm kiếm và theo đuổi sự hoàn hảo – đều được mọi người biết đến. Để tái tạo cảnh “Bữa tối cuối cùng” vào thời điểm đó, Da Vinci đã nghiên cứu các thói quen trong cuộc sống, bộ đồ ăn thời Chúa Jesus và hỏi ý kiến các học giả có liên quan về tôn giáo.
Vào thời điểm sáng tạo bức tranh, Da Vinci đã dốc hết trái tim của mình. Trong hồi ký của Stewalog, có một mô tả sống động như sau: “Da Vinci thường trèo lên giàn giáo vào sáng sớm, từ mặt trời đến đêm, cây cọ không bao giờ rời khỏi thân, thậm chí đến quên cả ngủ. Đôi khi ông không đi đâu trong ba hoặc bốn ngày, đối mặt với những bức tranh tường trong sự bàng hoàng, đứng trong một hoặc hai giờ, suy nghĩ về hình ảnh trong một thời gian dài. Thỉnh thoảng vào buổi trưa, khi mặt trời đang chói chang, tôi cũng thấy ông chạy ra khỏi tòa nhà quốc hội, đi thẳng đến tu viện, trèo lên giàn giáo, chỉ để thêm một hoặc hai nét vẽ vào một phần nào đó”.
- Phương pháp vẽ tranh
Vì theo đuổi sự hoàn hảo mà Da Vinci đã nhiều lần thay đổi thói quen vẽ tranh. Những bức bích họa ướt truyền thống (Fresco, Pháp) được vẽ trực tiếp trên bùn khô, phải được sơn nhanh chóng theo một khu vực nhất định. Nhưng một khi chúng đã được hoàn thành, rất khó để có thể sửa đổi. Điều này rất bất tiện cho Leonardo Da Vinci, vì vậy khi tạo ra “Bữa tối cuối cùng”, ông muốn cải thiện công thức và kỹ thuật của tranh tường, để những bức tranh tường có thể dễ dàng sửa đổi, kể cả sau khi được hoàn thành. Ông đã sử dụng phương pháp pha trộn dung môi mới cho bức tranh tường trên nền vữa khô, giống như áp dụng cho vẽ tranh trên nền gỗ thông thường. Tiếc rằng phương pháp này không phù hợp khi được sử dụng để vẽ tranh tường. Đó cũng chính là lý do tại sao bức tranh tường “Bữa tối cuối cùng” nhanh chóng bị bong tróc ra.
Cũng có thể vì sự ẩm ướt của bức tường, bức “Bữa tối cuối cùng” đã bị hư hại kể từ năm 1500. Sau 20 năm, các bức tranh tường bắt đầu bong tróc mạnh. Từ đó, các thế hệ sau đã phải đau đầu để suy ngẫm về kho báu nghệ thuật mong manh mà vĩ đại này.
“Bữa tối cuối cùng” chắc chắn là một trong những kiệt tác nổi tiếng và quan trọng nhất trong lịch sử hội họa của nhân loại. Sau khi tác phẩm ra đời, đã lập tức giành được sự tán thưởng và khen ngợi. Da Vinci một lần nữa trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Với cấu trúc hoàn hảo, miêu tả nhân văn sắc sảo và hiệu ứng kịch tính sống động, tác phẩm này đã trở thành mẫu hình cho các thế hệ sau học hỏi.
Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai vào năm 1943, phòng ăn của Tu viện này đã bị trúng bom và sụp đổ, nhưng bức tường trên đó vẽ bức “Bữa tối cuối cùng” may mắn thoát nạn nhờ sự che chắn của bao cát và màn trướng. Giống như nhiều di tích nghệ thuật hoàn hảo khác của các nền văn minh cổ đại, Thượng Đế dường như luôn cố ý bảo hộ những di sản nghệ thuật quý giá này, để các thế hệ sau có thể tham khảo các chuẩn mực nghệ thuật cổ xưa và quay trở lại với con đường nghệ thuật chính thống.
Uống Trà Thôi
Theo DKN