TRƯƠNG HÁN MINH
Họa sĩ Trương Hán Minh trên hành trình “Dọc đường gió bụi”
Họa sĩ Trương Hán Minh, dân tộc Hoa là một bậc thầy về tranh thủy mặc ở Việt Nam hiện nay. Ông đã tổ chức, tham gia khoảng 70 cuộc triển lãm tranh cá nhân và tập thể ở trong nước cùng nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong số hàng ngàn tác phẩm của ông, những họa phẩm về đề tài mùa Xuân với hình ảnh đầy ấn tượng về các loại hoa: cúc, mai, đào, mẫu đơn chiếm số lượng không ít.
Bậc thầy về tranh thủy mặc
Họa sĩ Trương Hán Minh sinh năm 1951, tại Chợ Lớn, TP.Hồ Chí Minh. Năm nay ông đã bước sang tuổi 67 nhưng sức sáng tạo của ông còn rất dồi dào. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, ông lại bận rộn với rất nhiều đơn đặt hàng của khách yêu thích tranh hoa xuân, vừa để thưởng lãm, vừa để cầu tài, cầu lộc cho một năm mới được “phú quý trường xuân”.
Mới đây, tham gia cuộc triển lãm tranh cá nhân lần thứ 18 tại Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, phòng tranh của ông trưng bày rất nhiều họa phẩm về chủ đề “hoa, điểu” và “sơn thủy hữu tình”, thể hiện những phong cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam mỗi độ Xuân về. Đó là rừng sác (Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh), Sa Pa (Lào Cai), hồ Gươm (Hà Nội), thác Bản Giốc (Cao Bằng), Tam Nông (Đồng Tháp), Hà Tiên (Kiên Giang), phố cổ Hội An...Những bức tranh vẽ hoa, phong cảnh của Trương Hán Minh không quá cầu kỳ mà trang nhã, hàm súc, mang ý nghĩa sâu sắc về tư tưởng triết lý nhân sinh của cuộc đời với chim bay, bướm lượn, cá lội tung tăng cùng muôn hoa khoe sắc, thật ấn tượng...
Trong các loài hoa, ông say mê vẽ như: mẫu đơn, mai, đào, cúc thì hoa mẫu đơn là loại hoa đem đến cho ông nhiều cung bậc cảm xúc sáng tạo nhất. Vì thế, hoa mẫu đơn xuất hiện trong tranh ông nhiều nhất với nhiều bút pháp khác nhau, thật lung linh rực rỡ và biến ảo.
Theo họa sĩ Trương Hán Minh, vẽ tranh thủy mặc cũng như người đi viết báo, phải có thực tế cộng với nghệ thuật tổng hợp từ sự vận dụng nét bút đầy khổ luyện với nguồn cảm hứng sâu sắc từ thiên nhiên. Yếu tố làm nên diện mạo của một bức tranh thủy mặc phải chú trọng cả ba thứ: hình, thần và ý. Hình là cái cốt để gửi ý; thần là cái chủ yếu làm cho tranh sống động. Thủy mặc gửi cái thần và cái ý dưới các hình thức phong cảnh, tre trúc, hoa lá... nhằm biểu đạt niềm vui và nỗi buồn của con người qua tác phẩm.
Trong số hàng ngàn bức tranh thủy mặc hoa và phong cảnh mùa xuân của Trương Hán Minh có bức “Phú quý trường xuân” với chiều dài 4,1m, cao 1,25m, được đánh giá là một bức tranh về hoa dài nhất, được thể hiện công phu nhất và đầy tâm huyết. Bức tranh “Phú quý trường xuân” xác lập kỷ lục Guinnes Việt Nam là họa sĩ có “Bức tranh thủy mặc về hoa dài nhất”. Theo các nhà phê bình hội họa, điểm nổi bật của bức tranh “Phú quý trường xuân” không chỉ ở phong cảnh với rực rỡ sắc hoa mà chính là ở sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa vẻ đẹp thủy mặc cổ điển và vẻ đẹp của hội họa hiện đại thế giới.
Góp hàng tỷ đồng cho công tác từ thiện xã hội
Ngoài tranh phong cảnh, các nhà thư pháp cùng đông đảo độc giả đã đánh giá cao các tác phẩm “nghệ thuật thư họa” của họa sĩ Trương Hán Minh thể hiện thơ chữ Hán của Bác Hồ trong tập “Nhật ký trong tù”. Đó là các tác phẩm: “Khai quyển” (Mở đầu tập Nhật ký), “Phân thủy” (Chia nước), “Dã cảnh” (cảnh ngoài đồng), “Vãng Nam Ninh”, “Công kim” (Tiền công), “Anh phỏng Hoa đoàn”, “Lai Tân “, “Đáo Đệ tứ chiến khu Chính trị bộ”, “Thu cảm”..
Trương Hán Minh cũng là người đi tiên phong và cũng rất thành công khi dùng nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc thể hiện và minh họa thơ Bác Hồ như các tác phẩm: “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”, “Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên”, “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”, “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”, “Nhớ chiến sĩ”... với lối điểm bút phá mặc, vẽ mây trên núi, khói sương phủ rừng cây rất sinh động.
Ông tâm sự: “Khi thể hiện tập thơ Nhật ký trong tù bằng nghệ thuật thư pháp và trên tranh thủy mặc, tôi đã làm với tất cả tấm lòng yêu kính Bác...”.
Ngoài thiên chức của người nghệ sĩ, với tấm lòng nhân ái, họa sĩ Trương Hán Minh luôn đồng hành cùng với các hoạt động từ thiện-xã hội. Hơn 40 năm sáng tác, ông đã có trên 70 lần tổ chức triển lãm bán tranh gây quỹ từ thiện-xã hội ở trong nước và tại các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Nhật, Pháp… trong đó nhiều bức tranh có giá trị được bán đấu giá hàng tỷ đồng.
Mới đây, tham gia triển lãm tranh gây Quỹ Vì người nghèo tại Bảo tàng Mỹ thuật TP, do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, họa sĩ Trương Hán Minh đã đóng góp vào Quỹ trên một tỷ đồng từ tiền bán 34 bức tranh thủy mặc.
Hiện nay, Trương Hán Minh là họa sĩ duy nhất của Việt Nam có nhiều tranh triển lãm trong và ngoài nước. Ông đã giành được 6 giải thưởng quốc gia và quốc tế về sáng tác và các hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Với sức sáng tạo, nguồn cảm hứng vô tận, họa sĩ Trương Hán Minh đang tiếp tục cuộc hành trình “dọc đường gió bụi” bằng chính thành quả lao động nghệ thuật của mình để chung tay, góp sức chia sẻ với những số phận thiếu may mắn, những mảnh đời bất hạnh đang cần được những tấm lòng từ tâm giúp đỡ, san sẻ yêu thương.
NGỌC ÁNH - LƯƠNG ĐỊNH
Họa sĩ Trương Hán Minh, dân tộc Hoa là một bậc thầy về tranh thủy mặc ở Việt Nam hiện nay. Ông đã tổ chức, tham gia khoảng 70 cuộc triển lãm tranh cá nhân và tập thể ở trong nước cùng nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong số hàng ngàn tác phẩm của ông, những họa phẩm về đề tài mùa Xuân với hình ảnh đầy ấn tượng về các loại hoa: cúc, mai, đào, mẫu đơn chiếm số lượng không ít.
Bậc thầy về tranh thủy mặc
Họa sĩ Trương Hán Minh sinh năm 1951, tại Chợ Lớn, TP.Hồ Chí Minh. Năm nay ông đã bước sang tuổi 67 nhưng sức sáng tạo của ông còn rất dồi dào. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, ông lại bận rộn với rất nhiều đơn đặt hàng của khách yêu thích tranh hoa xuân, vừa để thưởng lãm, vừa để cầu tài, cầu lộc cho một năm mới được “phú quý trường xuân”.
Mới đây, tham gia cuộc triển lãm tranh cá nhân lần thứ 18 tại Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, phòng tranh của ông trưng bày rất nhiều họa phẩm về chủ đề “hoa, điểu” và “sơn thủy hữu tình”, thể hiện những phong cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam mỗi độ Xuân về. Đó là rừng sác (Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh), Sa Pa (Lào Cai), hồ Gươm (Hà Nội), thác Bản Giốc (Cao Bằng), Tam Nông (Đồng Tháp), Hà Tiên (Kiên Giang), phố cổ Hội An...Những bức tranh vẽ hoa, phong cảnh của Trương Hán Minh không quá cầu kỳ mà trang nhã, hàm súc, mang ý nghĩa sâu sắc về tư tưởng triết lý nhân sinh của cuộc đời với chim bay, bướm lượn, cá lội tung tăng cùng muôn hoa khoe sắc, thật ấn tượng...
Trong các loài hoa, ông say mê vẽ như: mẫu đơn, mai, đào, cúc thì hoa mẫu đơn là loại hoa đem đến cho ông nhiều cung bậc cảm xúc sáng tạo nhất. Vì thế, hoa mẫu đơn xuất hiện trong tranh ông nhiều nhất với nhiều bút pháp khác nhau, thật lung linh rực rỡ và biến ảo.
Theo họa sĩ Trương Hán Minh, vẽ tranh thủy mặc cũng như người đi viết báo, phải có thực tế cộng với nghệ thuật tổng hợp từ sự vận dụng nét bút đầy khổ luyện với nguồn cảm hứng sâu sắc từ thiên nhiên. Yếu tố làm nên diện mạo của một bức tranh thủy mặc phải chú trọng cả ba thứ: hình, thần và ý. Hình là cái cốt để gửi ý; thần là cái chủ yếu làm cho tranh sống động. Thủy mặc gửi cái thần và cái ý dưới các hình thức phong cảnh, tre trúc, hoa lá... nhằm biểu đạt niềm vui và nỗi buồn của con người qua tác phẩm.
Trong số hàng ngàn bức tranh thủy mặc hoa và phong cảnh mùa xuân của Trương Hán Minh có bức “Phú quý trường xuân” với chiều dài 4,1m, cao 1,25m, được đánh giá là một bức tranh về hoa dài nhất, được thể hiện công phu nhất và đầy tâm huyết. Bức tranh “Phú quý trường xuân” xác lập kỷ lục Guinnes Việt Nam là họa sĩ có “Bức tranh thủy mặc về hoa dài nhất”. Theo các nhà phê bình hội họa, điểm nổi bật của bức tranh “Phú quý trường xuân” không chỉ ở phong cảnh với rực rỡ sắc hoa mà chính là ở sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa vẻ đẹp thủy mặc cổ điển và vẻ đẹp của hội họa hiện đại thế giới.
Góp hàng tỷ đồng cho công tác từ thiện xã hội
Ngoài tranh phong cảnh, các nhà thư pháp cùng đông đảo độc giả đã đánh giá cao các tác phẩm “nghệ thuật thư họa” của họa sĩ Trương Hán Minh thể hiện thơ chữ Hán của Bác Hồ trong tập “Nhật ký trong tù”. Đó là các tác phẩm: “Khai quyển” (Mở đầu tập Nhật ký), “Phân thủy” (Chia nước), “Dã cảnh” (cảnh ngoài đồng), “Vãng Nam Ninh”, “Công kim” (Tiền công), “Anh phỏng Hoa đoàn”, “Lai Tân “, “Đáo Đệ tứ chiến khu Chính trị bộ”, “Thu cảm”..
Trương Hán Minh cũng là người đi tiên phong và cũng rất thành công khi dùng nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc thể hiện và minh họa thơ Bác Hồ như các tác phẩm: “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”, “Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên”, “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”, “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”, “Nhớ chiến sĩ”... với lối điểm bút phá mặc, vẽ mây trên núi, khói sương phủ rừng cây rất sinh động.
Ông tâm sự: “Khi thể hiện tập thơ Nhật ký trong tù bằng nghệ thuật thư pháp và trên tranh thủy mặc, tôi đã làm với tất cả tấm lòng yêu kính Bác...”.
Ngoài thiên chức của người nghệ sĩ, với tấm lòng nhân ái, họa sĩ Trương Hán Minh luôn đồng hành cùng với các hoạt động từ thiện-xã hội. Hơn 40 năm sáng tác, ông đã có trên 70 lần tổ chức triển lãm bán tranh gây quỹ từ thiện-xã hội ở trong nước và tại các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Nhật, Pháp… trong đó nhiều bức tranh có giá trị được bán đấu giá hàng tỷ đồng.
Mới đây, tham gia triển lãm tranh gây Quỹ Vì người nghèo tại Bảo tàng Mỹ thuật TP, do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, họa sĩ Trương Hán Minh đã đóng góp vào Quỹ trên một tỷ đồng từ tiền bán 34 bức tranh thủy mặc.
Hiện nay, Trương Hán Minh là họa sĩ duy nhất của Việt Nam có nhiều tranh triển lãm trong và ngoài nước. Ông đã giành được 6 giải thưởng quốc gia và quốc tế về sáng tác và các hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Với sức sáng tạo, nguồn cảm hứng vô tận, họa sĩ Trương Hán Minh đang tiếp tục cuộc hành trình “dọc đường gió bụi” bằng chính thành quả lao động nghệ thuật của mình để chung tay, góp sức chia sẻ với những số phận thiếu may mắn, những mảnh đời bất hạnh đang cần được những tấm lòng từ tâm giúp đỡ, san sẻ yêu thương.
NGỌC ÁNH - LƯƠNG ĐỊNH