Phân biệt Phổ nhĩ sống và Phổ nhĩ chín
Trà Phổ Nhĩ là loại trà trải qua quá trình lên men sau chế biến, thường là trong quá trình lưu trữ. Còn với các loại trà thông thường chỉ có quá trình oxy hóa ngay trong quá trình sản xuất. Trà phổ nhĩ được chia làm 2 loại dựa theo quá trình lên men của trà: trà phổ nhĩ sống và trà phổ nhĩ chín. Yếu tố khác biệt chính giữa hai loại là quá trình đóng bánh và lên men. Hãy cùng Tita tìm hiểu về sự khác nhau giữa phổ nhĩ sống và phổ nhĩ chín.
Quy trình chế biến trà phổ nhĩ
Phổ Nhĩ Sống
Hái trà → Làm héo → Sấy diệt men → Vò → sấy khô → Lựa trà → Đóng bánh → Lên men dần theo thời gian
Phổ Nhĩ Chín
Hái trà → Làm héo → Sấy diệt men → Vò → Sấy khô → Lựa trà → Thúc đẩy lên men trong một lần → Đóng bánh
Với Phổ Nhĩ sống, quá trình lên men được diễn ra từ từ theo năm tháng. Nên chúng ta thường nghe những cụm từ như: bánh Phổ Nhĩ 10 năm, 20 năm. Phổ Nhĩ sống để càng lâu, càng quý. Quá trình lên men này diễn ra một cách tự nhiên.
Với Phổ Nhĩ chín, quá trình lên men được thúc đẩy nhanh để ra thành phẩm. Nếu như Phổ Nhĩ sống tính bằng đơn vị vài chục năm thì Phổ Nhĩ chín được tính bằng đơn vị ngày. Quá trình thúc đẩy lên men này chỉ diễn ra trong 45-65 ngày.
Quy cách đóng bánh
Với phổ nhĩ sống lá được hấp và nén thành bánh bằng máy ép đá truyền thống hoặc máy ép cơ giới. Sau đó được gói lại và bảo quản nơi có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để lên men từ từ
Với phổ nhĩ chín lá trà được đặt thành đống hoặc trải trên sàn nhà máy trong môi trường ẩm và nóng, sau đó dựng cọc và phủ khăn ẩm lên trên để thúc đẩy các khuẩn và nấm men phát triển (còn gọi lên men nhân tạo). Thời gian thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào sự tùy ý của chủ lên men, thường diễn ra trong 45-65 ngày.
Chính vì quá trình quá lên men khác nhau nên nước trà pha ra cũng dẫn đến khác nhau
Phổ nhĩ sống nước trà biến đổi theo thời gian:
Trà mới(1-2 năm): Vàng lục
3 năm: vàng kim
3-5 năm: vàng cam
5-10 năm: cam đỏ
10-15 năm: đỏ lựu
15-30 năm: đỏ ngọc thạch
Trên 30 năm: đỏ vang đỏ
Phổ nhĩ chín vì đẩy nhanh quá trình lên men nên nước trà có màu đỏ như phổ nhĩ sống lâu năm.
Phổ Nhĩ sống sinh ra là dành cho những người có tính tò mò về sự thay đổi hương vị theo thời gian của nó. Phổ Nhĩ Chín dành cho người uống muốn có độ chắc chắn về hương vị.
Uống Trà Thôi
Theo tita
Quy trình chế biến trà phổ nhĩ
Phổ Nhĩ Sống
Hái trà → Làm héo → Sấy diệt men → Vò → sấy khô → Lựa trà → Đóng bánh → Lên men dần theo thời gian
Phổ Nhĩ Chín
Hái trà → Làm héo → Sấy diệt men → Vò → Sấy khô → Lựa trà → Thúc đẩy lên men trong một lần → Đóng bánh
Với Phổ Nhĩ sống, quá trình lên men được diễn ra từ từ theo năm tháng. Nên chúng ta thường nghe những cụm từ như: bánh Phổ Nhĩ 10 năm, 20 năm. Phổ Nhĩ sống để càng lâu, càng quý. Quá trình lên men này diễn ra một cách tự nhiên.
Với Phổ Nhĩ chín, quá trình lên men được thúc đẩy nhanh để ra thành phẩm. Nếu như Phổ Nhĩ sống tính bằng đơn vị vài chục năm thì Phổ Nhĩ chín được tính bằng đơn vị ngày. Quá trình thúc đẩy lên men này chỉ diễn ra trong 45-65 ngày.
Quy cách đóng bánh
Với phổ nhĩ sống lá được hấp và nén thành bánh bằng máy ép đá truyền thống hoặc máy ép cơ giới. Sau đó được gói lại và bảo quản nơi có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để lên men từ từ
Với phổ nhĩ chín lá trà được đặt thành đống hoặc trải trên sàn nhà máy trong môi trường ẩm và nóng, sau đó dựng cọc và phủ khăn ẩm lên trên để thúc đẩy các khuẩn và nấm men phát triển (còn gọi lên men nhân tạo). Thời gian thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào sự tùy ý của chủ lên men, thường diễn ra trong 45-65 ngày.
Chính vì quá trình quá lên men khác nhau nên nước trà pha ra cũng dẫn đến khác nhau
Phổ nhĩ sống nước trà biến đổi theo thời gian:
Trà mới(1-2 năm): Vàng lục
3 năm: vàng kim
3-5 năm: vàng cam
5-10 năm: cam đỏ
10-15 năm: đỏ lựu
15-30 năm: đỏ ngọc thạch
Trên 30 năm: đỏ vang đỏ
Phổ nhĩ chín vì đẩy nhanh quá trình lên men nên nước trà có màu đỏ như phổ nhĩ sống lâu năm.
Phổ Nhĩ sống sinh ra là dành cho những người có tính tò mò về sự thay đổi hương vị theo thời gian của nó. Phổ Nhĩ Chín dành cho người uống muốn có độ chắc chắn về hương vị.
Uống Trà Thôi
Theo tita