Tháng 3, nồng nàn trà dệt hương hoa bưởi
Mỗi độ tháng 3, những khu vườn quê Bắc Bộ lại ngào ngạt hương thơm của hoa bưởi. Cái hương thơm thanh khiết ấy khi kết hợp với Trà Tân Cương thì không thể chê vào đâu được.
“Hoa bưởi nở trắng tinh khôi. Nhụy vàng e ấp gọi mời hương say”. Tháng 3 về, báo hiệu mùa hoa bưởi tới, mùi hương thoang thoảng mà ngạt ngào lại len lỏi trong từng con phố. Thức quà dân dã mà thôn quê ấy nằm im lìm sau những gánh xe hàng rong khiến lòng người thổn thức. Những chùm hoa bưởi trắng tinh khôi, búp non xen kẽ những bông hoa đã bung nở, chờ người mang về. Hương hoa bưởi đằm thắm kết hợp cùng trà Thái nguyên thượng hạng sẽ kết tinh thành trà hương bưởi thanh tao, đánh dấu cột mốc đáng nhớ về một mùa trong năm.
Trà hoa bưởi là thức uống không còn xa lạ trong các gia đình Hà Nội. Bây giờ người ta vẫn giữ thói quen ướp hương bưởi cho trà vào những ngày bưởi ra hoa. Đặc biệt, cuối mùa xuân, mưa lây phây, thời tiết nồm ẩm là lúc hoa bưởi nở rộ, thơm ngào ngạt, rất thích hợp để ướp trà. Ướp trà hoa bưởi vốn là công việc tỉ mỉ, tốn thời gian nên không thể vội vã sớm chiều; phải đầy đủ nguyên liệu, đúng thời gian và các công đoạn mới có thể cầm trên tay ly trà thiền như mong đợi.
Nguyên liệu quan trọng nhất trong ướp trà hoa bưởi không chỉ là chọn được loại trà ngon (người ta thường chọn trà Tân Cương đã ủ qua mùa cho bớt hăng), mà còn là những bông hoa tươi, có hương thơm ngát. Hoa bưởi chọn những bông cánh xòe vừa tầm, không dập nát, không héo, nụ căng, chớm nở. Sau khi chọn hoa chỉ tách lấy riêng cánh để ướp với trà cổ thụ hoặc trà Tân Cương nõn tôm đều cho hương rất tốt.
Khi ướp trà hoa bưởi thì cứ 2 tiếng phải thông hoa một lần cho hương trải đều, trà không bị ẩm vì đọng hơi. Mỗi một tuần trà ướp khoảng 8 – 10 tiếng là vừa đủ độ ngấm hương. Sau đó nhặt cách hoa, đài hoa bỏ ra, rồi trải đều trà xuống mâm, rồi mới bắc lên bếp sao lại để trà khô. Khi sao phải đến tầm, giữ cho hương hoa ngấm đều và cánh trà săn lại như lúc đầu. Công đoạn sao trà cũng phải lưu ý chảo nóng già, lửa nhỏ, đảo nhanh nhưng không quá mạnh tay để trà không bị vụn…
Trà hoa bưởi sau khi ướp sẽ có hương hoa bưởi thơm thanh khiết, dịu nhẹ, pha lẫn với vị chát nhè nhẹ của trà thái nguyên. Khi hai thứ hương vị này hòa quyện cùng nhau sẽ lan tỏa khắp khoang miệng người thưởng thức rồi đọng lại vị hậu ngọt và hương hoa nơi cổ họng vô cùng sảng khoái.
Nhấp chén hương trà đầu tiên cảm nhận vị chát dịu của lá chè thấm đẫm sương gió cao nguyên. Đến chén thứ hai, vị thanh ngọt đọng lại trên môi thoảng hương thơm nồng nàn của hoa bưởi. Vị đăng đắng, dìu dịu sẽ ngấm trong vị giác khi uống đến chén thứ ba… Nhấp ly trà rồi dường như lòng ta khó dứt, muốn kéo dài mãi tuần trà …
Nhã chén trà xuân ướp hương bưởi như đưa lòng về với thôn quê qua nơi phố thị. Pha ấm trà thơm, với kẹo lạc vừng, nhìn mưa xuân lất phất với người bạn tâm giao tri kỷ, thật là một thú nhã không gì sánh bằng.
Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet
“Hoa bưởi nở trắng tinh khôi. Nhụy vàng e ấp gọi mời hương say”. Tháng 3 về, báo hiệu mùa hoa bưởi tới, mùi hương thoang thoảng mà ngạt ngào lại len lỏi trong từng con phố. Thức quà dân dã mà thôn quê ấy nằm im lìm sau những gánh xe hàng rong khiến lòng người thổn thức. Những chùm hoa bưởi trắng tinh khôi, búp non xen kẽ những bông hoa đã bung nở, chờ người mang về. Hương hoa bưởi đằm thắm kết hợp cùng trà Thái nguyên thượng hạng sẽ kết tinh thành trà hương bưởi thanh tao, đánh dấu cột mốc đáng nhớ về một mùa trong năm.
Trà hoa bưởi là thức uống không còn xa lạ trong các gia đình Hà Nội. Bây giờ người ta vẫn giữ thói quen ướp hương bưởi cho trà vào những ngày bưởi ra hoa. Đặc biệt, cuối mùa xuân, mưa lây phây, thời tiết nồm ẩm là lúc hoa bưởi nở rộ, thơm ngào ngạt, rất thích hợp để ướp trà. Ướp trà hoa bưởi vốn là công việc tỉ mỉ, tốn thời gian nên không thể vội vã sớm chiều; phải đầy đủ nguyên liệu, đúng thời gian và các công đoạn mới có thể cầm trên tay ly trà thiền như mong đợi.
Nguyên liệu quan trọng nhất trong ướp trà hoa bưởi không chỉ là chọn được loại trà ngon (người ta thường chọn trà Tân Cương đã ủ qua mùa cho bớt hăng), mà còn là những bông hoa tươi, có hương thơm ngát. Hoa bưởi chọn những bông cánh xòe vừa tầm, không dập nát, không héo, nụ căng, chớm nở. Sau khi chọn hoa chỉ tách lấy riêng cánh để ướp với trà cổ thụ hoặc trà Tân Cương nõn tôm đều cho hương rất tốt.
Khi ướp trà hoa bưởi thì cứ 2 tiếng phải thông hoa một lần cho hương trải đều, trà không bị ẩm vì đọng hơi. Mỗi một tuần trà ướp khoảng 8 – 10 tiếng là vừa đủ độ ngấm hương. Sau đó nhặt cách hoa, đài hoa bỏ ra, rồi trải đều trà xuống mâm, rồi mới bắc lên bếp sao lại để trà khô. Khi sao phải đến tầm, giữ cho hương hoa ngấm đều và cánh trà săn lại như lúc đầu. Công đoạn sao trà cũng phải lưu ý chảo nóng già, lửa nhỏ, đảo nhanh nhưng không quá mạnh tay để trà không bị vụn…
Trà hoa bưởi sau khi ướp sẽ có hương hoa bưởi thơm thanh khiết, dịu nhẹ, pha lẫn với vị chát nhè nhẹ của trà thái nguyên. Khi hai thứ hương vị này hòa quyện cùng nhau sẽ lan tỏa khắp khoang miệng người thưởng thức rồi đọng lại vị hậu ngọt và hương hoa nơi cổ họng vô cùng sảng khoái.
Nhấp chén hương trà đầu tiên cảm nhận vị chát dịu của lá chè thấm đẫm sương gió cao nguyên. Đến chén thứ hai, vị thanh ngọt đọng lại trên môi thoảng hương thơm nồng nàn của hoa bưởi. Vị đăng đắng, dìu dịu sẽ ngấm trong vị giác khi uống đến chén thứ ba… Nhấp ly trà rồi dường như lòng ta khó dứt, muốn kéo dài mãi tuần trà …
Nhã chén trà xuân ướp hương bưởi như đưa lòng về với thôn quê qua nơi phố thị. Pha ấm trà thơm, với kẹo lạc vừng, nhìn mưa xuân lất phất với người bạn tâm giao tri kỷ, thật là một thú nhã không gì sánh bằng.
Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet