Bức tranh 800 năm tuổi về nhà thơ 'coi hoa mai là vợ'
Tranh khoảng 800 tuổi về thi sĩ ẩn dật Lâm Hòa Tĩnh, tái hiện cảnh nhà thơ ngắm mai - loài hoa được ví như vợ ông.
Tác phẩm Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng, cao 24,5 cm, ngang gần 39 cm, hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản. Theo Hangzhou News, tranh không đề tên tác giả nhưng giới chuyên môn công nhận là của Mã Viễn (1140-1225) - bậc thầy hội họa thời Nam Tống.
Bức tranh khắc họa cụ già bận đồ trắng, ngồi trên sườn núi ngắm trăng. Quanh ông là hai cây mai đổ nghiêng xuống núi, phía sau thấp thoáng một đồng tử, phụ tá của Lâm Hòa Tĩnh.
Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng là một trong tác phẩm nghệ thuật ra đời từ chuyện đời Lâm Hòa Tĩnh (921-1003) - nhà thơ nức tiếng triều đại Bắc Tống. Cha mẹ mất sớm, từ nhỏ, Lâm Hòa Tĩnh nuôi chí học hành, tinh thông sử sách. Tuy vậy, ông không ứng thí làm quan. Khoảng 40 tuổi, Hòa Tĩnh dựng căn nhà trên sườn núi ở Hàng Châu sống ẩn dật, hơn 20 năm không vào trong thành.
Lâm Hòa Tĩnh không lấy vợ, sinh con, ông trồng hoa, nuôi hạc trắng bầu bạn. Loài hoa ông yêu thích nhất là mai, từng sáng tác nhiều bài thơ vịnh hoa. Trong đó, bài Sơn viên tiểu mai nổi tiếng nhất, với các câu lưu danh thiên cổ: "Khi tất thảy loài hoa khác tàn lụi, chỉ riêng hoa mai vẫn xinh tươi/ Trong khu vườn nhỏ, sắc mai độc bá / Bóng cành mai thưa nghiêng nghiêng soi trên mặt nước trong/ Hương thầm lan tỏa buổi hoàng hôn trăng mờ".
Vương Thập Bằng, trạng nguyên thời Nguyên từng nói các câu thơ của Lâm Hòa Tĩnh nói trọn hồn cốt hoa mai, từ cổ chí kim không tác phẩm nào vượt qua bài thơ của ông về loài mai.
Lâm Hòa Tĩnh vốn tên Lâm Bô, tự Quân Phục, sau khi chết, hoàng đế Tống Chân Tông ban cho nhà thơ tên Hòa Tĩnh tiên sinh. Câu chuyện Lâm Hòa Tĩnh có "mai thê hạc tử" (mai là vợ, hạc là con) lưu truyền rộng rãi, dần trở thành chủ đề sáng tác thi họa trong các thời kỳ sau này. Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng là một trong số đó.
Bức tranh của Mã Viễn thể hiện sự thư thái, tiêu dao, tính cách cô độc và cuộc đời ẩn dật của nhà thơ. Tác phẩm cho thấy thủ pháp nghệ thuật cao minh của họa sĩ. Ông sở trường vẽ sơn thủy, nhân vật, hoa và chim muông. Tranh sơn thủy của Mã Viễn thường có bố cục đơn giản, chắc, màu sắc đậm, đường nét sống động.
Biệt tài của Mã Viễn là miêu tả một góc của sự vật, từ đó có thể bật lên toàn bộ khung cảnh, làm cho không gian rộng lớn hiện lên rõ nét, gây ấn tượng mạnh với người xem. Phương pháp vẽ này có từ trước thời của Mã Viễn nhưng hiếm người thực hiện điêu luyện như ông.
Trong lịch sử hội họa Trung Quốc, gia tộc Mã Viễn là "hiện tượng" vì cố, ông, cha, bác, anh em và con trai của ông đều là họa sĩ cung đình, để lại những tác phẩm giá trị. Không nhiều tranh của Mã Viễn còn được lưu giữ, các bảo tàng Cố cung Bắc Kinh, Cố cung Đài Bắc, Bảo tàng Thượng Hải mỗi nơi có một vài tác phẩm của ông.
Chuyện Lâm Hòa Tĩnh sống cô độc, yêu hoa mai nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Thời Minh, một người tự nhận là cháu đời thứ 10 của Lâm Hòa Tĩnh, tới tìm Trần Tự Sơ - viên quan Quốc sử của triều đình. Trần Tự Sơ tiếp đón nhiệt tình, mang cho thư sinh cuốn Lâm Hòa Tĩnh truyện bảo chàng đọc. Tới đoạn "Lâm Hòa Tĩnh cả đời không lấy vợ, không con cái", thư sinh cúi đầu, im lặng, mặt đỏ phừng. Trần Tự Sơ lấy bút mực viết cho thư sinh: "Hòa Tĩnh năm đó không lấy vợ, làm sao có cháu con nối dõi. Ta nghĩ thư sinh là bông cỏ nhàn rỗi, nào phải cành mai ở cô sơn".
Uống Trà Thôi
Theo Vnexpress
Tác phẩm Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng, cao 24,5 cm, ngang gần 39 cm, hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản. Theo Hangzhou News, tranh không đề tên tác giả nhưng giới chuyên môn công nhận là của Mã Viễn (1140-1225) - bậc thầy hội họa thời Nam Tống.
Bức tranh khắc họa cụ già bận đồ trắng, ngồi trên sườn núi ngắm trăng. Quanh ông là hai cây mai đổ nghiêng xuống núi, phía sau thấp thoáng một đồng tử, phụ tá của Lâm Hòa Tĩnh.
Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng là một trong tác phẩm nghệ thuật ra đời từ chuyện đời Lâm Hòa Tĩnh (921-1003) - nhà thơ nức tiếng triều đại Bắc Tống. Cha mẹ mất sớm, từ nhỏ, Lâm Hòa Tĩnh nuôi chí học hành, tinh thông sử sách. Tuy vậy, ông không ứng thí làm quan. Khoảng 40 tuổi, Hòa Tĩnh dựng căn nhà trên sườn núi ở Hàng Châu sống ẩn dật, hơn 20 năm không vào trong thành.
Lâm Hòa Tĩnh không lấy vợ, sinh con, ông trồng hoa, nuôi hạc trắng bầu bạn. Loài hoa ông yêu thích nhất là mai, từng sáng tác nhiều bài thơ vịnh hoa. Trong đó, bài Sơn viên tiểu mai nổi tiếng nhất, với các câu lưu danh thiên cổ: "Khi tất thảy loài hoa khác tàn lụi, chỉ riêng hoa mai vẫn xinh tươi/ Trong khu vườn nhỏ, sắc mai độc bá / Bóng cành mai thưa nghiêng nghiêng soi trên mặt nước trong/ Hương thầm lan tỏa buổi hoàng hôn trăng mờ".
Vương Thập Bằng, trạng nguyên thời Nguyên từng nói các câu thơ của Lâm Hòa Tĩnh nói trọn hồn cốt hoa mai, từ cổ chí kim không tác phẩm nào vượt qua bài thơ của ông về loài mai.
Lâm Hòa Tĩnh vốn tên Lâm Bô, tự Quân Phục, sau khi chết, hoàng đế Tống Chân Tông ban cho nhà thơ tên Hòa Tĩnh tiên sinh. Câu chuyện Lâm Hòa Tĩnh có "mai thê hạc tử" (mai là vợ, hạc là con) lưu truyền rộng rãi, dần trở thành chủ đề sáng tác thi họa trong các thời kỳ sau này. Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng là một trong số đó.
Bức tranh của Mã Viễn thể hiện sự thư thái, tiêu dao, tính cách cô độc và cuộc đời ẩn dật của nhà thơ. Tác phẩm cho thấy thủ pháp nghệ thuật cao minh của họa sĩ. Ông sở trường vẽ sơn thủy, nhân vật, hoa và chim muông. Tranh sơn thủy của Mã Viễn thường có bố cục đơn giản, chắc, màu sắc đậm, đường nét sống động.
Biệt tài của Mã Viễn là miêu tả một góc của sự vật, từ đó có thể bật lên toàn bộ khung cảnh, làm cho không gian rộng lớn hiện lên rõ nét, gây ấn tượng mạnh với người xem. Phương pháp vẽ này có từ trước thời của Mã Viễn nhưng hiếm người thực hiện điêu luyện như ông.
Trong lịch sử hội họa Trung Quốc, gia tộc Mã Viễn là "hiện tượng" vì cố, ông, cha, bác, anh em và con trai của ông đều là họa sĩ cung đình, để lại những tác phẩm giá trị. Không nhiều tranh của Mã Viễn còn được lưu giữ, các bảo tàng Cố cung Bắc Kinh, Cố cung Đài Bắc, Bảo tàng Thượng Hải mỗi nơi có một vài tác phẩm của ông.
Chuyện Lâm Hòa Tĩnh sống cô độc, yêu hoa mai nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Thời Minh, một người tự nhận là cháu đời thứ 10 của Lâm Hòa Tĩnh, tới tìm Trần Tự Sơ - viên quan Quốc sử của triều đình. Trần Tự Sơ tiếp đón nhiệt tình, mang cho thư sinh cuốn Lâm Hòa Tĩnh truyện bảo chàng đọc. Tới đoạn "Lâm Hòa Tĩnh cả đời không lấy vợ, không con cái", thư sinh cúi đầu, im lặng, mặt đỏ phừng. Trần Tự Sơ lấy bút mực viết cho thư sinh: "Hòa Tĩnh năm đó không lấy vợ, làm sao có cháu con nối dõi. Ta nghĩ thư sinh là bông cỏ nhàn rỗi, nào phải cành mai ở cô sơn".
Uống Trà Thôi
Theo Vnexpress