Lật ngược ấm để thử độ khít của ấm tử sa, liệu có tác dụng?

Trong giới ấm tử sa có một truyền thuyết rằng, đổ đầy nước vào một chiếc ấm tử sa, ấn vào lỗ thông hơi trên núm ấm mà vòi ấm không chảy nước nữa, đồng thời ấm chặt miệng ấm lật ngược ấm lại nếu nắp ấm không rơi thì cho thấy ấm kín, nắp khít, nếu rơi nắp thì có nghĩa là ấm chế tác kém, không khít nắp. Đây là một sự ngộ nhận thường thấy của người mới chơi ấm, vậy nguyên lý của hiện tượng này là gì?

Chúng ta sẽ lấy hai dáng ấm thường gặp nhất trên thị trường tử sa làm thí nghiệm, đó là dáng ấm tây thi và thạch biều. Thạch biều 100 chiếc, tây thi 100 chiếc, mức giá từ 200 tệ – 3000 tệ (loại trừ những ấm lỗi nặng). 100 chiếc tây thi sau khi ấn lỗ thông hơi, có 97 chiếc không chảy nước ở vòi ấm. Nếu đổ đầy nước và ấn vòi ấm, 100 chiếc tây thi đều không rơi nắp. Thạch biều không ấn được lỗ thông hơi, chỉ làm được thí nghiệm lật ngược, thực tế cho thấy 100 ấm thạch biều đổ đầy nước, ấn chặt miệng ấm và lật lại, 100 ấm đều rơi nắp.

Ta có thể rút ra 3 kết luận từ thí nghiệm này:

1-Nắp ấm của ấm thạch biều hầu hết đều rơi.

2-Nắp ấm tây thi hầu hết đều không rơi, và số lượng không rơi nắp không bằng với số lượng cắt nước được ở vòi, tức là có những chiếc ấm ấn lỗ thông hơi không cắt được nước, nhưng khi lật ngược lại thì nắp không theo.

3-Những chiếc ấm tây thi chế tác ổn, không có lỗi rõ đều cắt được nước khi ấn vào lỗ thông hơi.


Thí nghiệm này khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi, liệu nhận thức từ trước đến nay về việc ấn lỗ thông hơi cắt nước và lật ngược nắp không rơi liệu có đúng hay không? Nếu nói việc này chứng minh được cho trình độ chế tác, thì tại sao nắp thạch biều lại rơi hết mà nắp tây thi lại không rơi? Sự khác nhau giữa lỗ thông hơi của ấm tây thi và ấm thạch biều nằm ở độ sâu của lỗ, độ sâu của lỗ thông hơi ấm thạch biều chỉ từ 2-3mm, còn tây thi là 10-15mm.

Sau đó chúng tôi tiếp tục thí nghiệm với những dáng ấm khác, cụ thể là phỏng cổ, chuyết cầu, chuyết chi, dung thiên, thủy biển, hán phong, đặc điểm của những ấm này đều là độ sâu của lỗ thông hơi trên núm ấm đều lớn hơn 10mm, kết quả thí nghiệm quả nhiên đã chứng thực điều này, tất cả nắp ấm đều cơ bản không rơi. Còn những dáng ấm có núm ấm dạng cầu bắc ngang qua như Thạch Biều, Tỉnh Lan đều rơi nắp, bởi độ sâu lỗ thông hơi chỉ khoảng 3mm.

Khi ấm tử sa đựng đầy nước, ấn chặt vòi ấm và lật ngược lại, nước sẽ giàn đều vào mặt phẳng giữa nắp ấm và miệng ấm, khiến không gian này ở vào trạng thái kín, sau đó nước trong ấm sẽ chảy vào phần cuối của lỗ thông hơi trên núm ấm, vì thế trong lỗ thông hơi lúc này sẽ hình thành một cột nước, lấy ấm tây thi làm ví dụ, cột nước này sẽ có đường kính khoảng 1,5mm, cao 10mm, vì thế lúc này sẽ xuất hiện hai lực.

Lực thứ nhất là do chênh lệch áp suất của nước, áp suất ở đáy lỗ thông hơi lớn hơn áp suất ở bên trong và bên ngoài nắp, và một lực sinh ra từ chênh lệch áp suất này.

Lực thứ hai là một phần nước chảy vào lỗ thông hơi, do đó áp suất không khí bên trong ấm nhỏ hơn bên ngoài ấm và xảy ra chênh lệch áp suất tạo thành một lực.

Hai lực này cộng lại khiến nắp không rơi. Vì vậy, chỉ cần nắp và miệng ấm hoàn toàn bằng phẳng, dù nắp rộng một chút, ta vẫn lật ngược được.

Còn một vấn đề nữa là nắp của tây thi nhẹ, còn nắp của thạch biều nặng. Nếu treo một quả cân nặng 20G vào dưới nắp thì nó cũng rơi xuống khi lật ngược. Nếu giải thích bằng vật lý thì khi chênh lệch áp suất giữa trọng lượng nắp ấm và lượng nước phía trên nắp (khi lật ngược) nhỏ hơn áp suất khí quyển thì sẽ không rơi. Nếu lớn hơn áp suất khí quyển thì sẽ rơi.

Uống Trà Thôi
Theo che-sach
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết