LUÂN HỒI

LUÂN HỒI

Luân hồi là một trong những đề tài được nhiều người bàn cãi sôi nổi, đầy hy vọng, phấn khởi hay phản đối, bác bỏ. Một trong những ẩn dụ cổ điển về luân hồi là về cây nến. Một ngọn nến đã được dốt cháy đến tận tim. Một ngọn nến khác được đốt từ ánh nến sắp tàn đó, rồi lại tàn đi, rồi môt ngọn nến khác lại được thắp sáng lên. Rõ ràng là đã có ngọn nến sáp khác, nhưng còn ngọn lửa, đó có phải là ngọn lửa cũ được tiếp tục đốt hay ngọn lửa mới? Nếu ta làm một cuộc trưng cầu ý kiến, thì chắc rằng phân nửa sẽ bảo là củ, phân nửa baỏ là mới. Sự thật thì không ai trúng cả. Ở đây chỉ là sự tiếp nối của năng lượng. Sức nóng đã được chuyển tiếp. Sức nóng là năng lựơng, và điều đó cũng giống như luân hồi của chúng ta -một sự tiếp nối của sức nóng, năng lượng của lòng yêu sự sống. Nỗi đam mê được trường tồn sẽ không bao giờ giảm cho đến khi giải thoát.

Một hôm người cùng tử Vacchagotta hỏi Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi chết kẻ Giác Ngộ đi về đâu?” Đức Phật đáp: “Nầy Cùng tử, hãy lượm những que củi nhỏ quanh đây và nhóm lửa lên”. Người cùng tử lượm các que củi và đốt lửa. Đức Phật lại nói: “Hãy bỏ thêm củi vào!” Người cùng tử làm theo lời Đức Phật dạy. Đức Phật hỏi: “Thế nào rồi?” Vacchagotta đáp: “Dạ, lủa cháy rất tốt”. Đức Phật lại bảo: “Thôi đừng bỏ thêm củi vào nữa”. Sau đó đám lửa lụn tàn. Đức Phật hỏi: “Thế nào rồi?” “Dạ, đám lửa đã tàn, thưa Ngài”. Đức Phật nói: “Vậy đám lửa đã đi đâu? Đi tới trước? Hay phía sau? Trái? Phải? Lên hay xuống?”. Người Cùng tử trã lời: “Dạ không đi đâu cả. Nó chỉ tắt”. Đức Phật nói: “Đúng thế. Đó cũng là điều sẽ xảy ra cho kẻ Giác Ngộ sau khi chết”.

Không chêm thêm củi vào ngọn lửa đam mê, ham muốn, cầu sinh tử, thì ngọn lửa sẽ tắt. Đấng Giác Ngộ không tạo ra nghiệp thì họ sẽ không luân hồi. Với chúng ta -vẫn còn lòng ham muốn sinh tồn- và đó là hộ chiều đưa chúng ta đi vào luân hồi sanh tử. Sức nóng của đam mê là năng lượng chuyển tiếp. Đôi khi cũng có những nỗi đam mê trái ngược lại phát sinh. Tôi không muốn sống vì đời sống quá khổ. ‘Tôi muốn sống” hay ‘Tôi không muốn sống”, đều là các ảo tưởng của ngã chấp. Muốn được sống là nỗi ao ước mãnh liệt nhất. Mãnh liệt đến nỗi trên giường đợi chết, cũng có ít người buông tay, chịu thua một cách nhẹ nhàng.

Người ta nói giây phút hấp hối là giây phút hiếm quí nhất để ta giác ngộ, vì giây phút đó là giây phút ta từ bỏ sở hữu của thân. Nhưng phần lớn chúng ta không muốn xuôi tay. Dầu cơ thể ta đã bất lực, ta vẫn chống cự, vùng vẫy. Tuy nhiên, nếu ta tự ý buông xuôi thì đó có thể là giây phút giác ngộ. Khi cuộc sống của ta còn thoải mái và mọi thứ trên đời còn như ý: ta có thức ăn ngon, thân thể khỏe mạnh, người quanh ta thương mến - thì ta không thấy nhu cầu phải từ bỏ cuộc sống nầy. Giải thóat lúc đó không phải là điều tối ưu. Nhưng khi sắp chết, đó có thể là điều chúng ta phải làm: buông tay theo số mệnh.

Những gì đã được khắc ghi trong tâm qua các thói quen suy nghĩ, lời nói và hành động tạo ra chất chồng nghiệp. Những gì luân hồi, tái sinh sẽ là một đồ họa di truyền, một đồ hoạ của nghiệp, hoàn toàn không phân biệt. Đức Phật nói thật là sai lầm khi nghĩ rằng người tạo nghiệp và người lãnh nghiệp báo là một; mà nghĩ rằng khác cũng sai. Sự thật là cả hai. Có một sự kế thừa nhưng không có một thực thể. Không có một cá nhân nào gây nhân và lãnh quả, nhưng có sự tiếp nối. Người tái sinh không phải là cùng một con người vừa mất đi có lẻ dễ hiểu vì thân, tâm, tình cảm đã thay đổi. Mọi thứ đều đã thay đổi kể từ giây phút nghiệp được tạo ra cho đến lúc nghiệp báo. Nhưng có một sự tiếp nối giữa người gieo nhân và người lãnh quả, điều đó cũng rỏ. Vì nghiệp bao trùm cả đời ta. Trong đó đã bao hàm các nghiệp quá khứ, nhưng không có nghĩa là ta có thể nói: “Ồ, đó chỉ là nghiệp của tôi”, rồi bó tay đầu hàng.

Có những vị thầy dưới thời Đức Phật đã dạy rằng tất cả mọi thứ đều do nghiệp tạo ra, do đó ta không có sự lựa chọn nào. Đức Phật bác bỏ lối dạy đó. Cũng có các vị thầy dưới thời Đức Phật nói không có nghiệp. Bất kể ta làm gì, không có hậu quả gì cả. Đức Phật cũng không tán thành lối suy nghĩ nầy. Có tạo nghiệp, có nghiệp báo, nhưng chúng ta cũng có quyền lựa chọn của mình.

Khi giảng về luân hồi, tái sinh, Đức Phật đã so sánh tư tưởng cuối cùng của ta trước khi chết với một đàn gia súc trong chuồng. Nếu không có gia súc nào mạnh nhất, thì con vật thường là đầu đàng sẽ dẫn cả nhóm ra khỏi chuồng. Nếu thường không có con đầu đàng, thì con đứng cạnh cửa chuồng sẽ đi ra trước. Nếu không tất cả mọi con đều tranh nhau để ra trước.

Điều đó có nghĩa là ý nghĩ của ta trước giờ lâm chung sẽ tạo sức đẩy cho luân hồi, tái sinh. Điều đó không có nghĩa là tất cả các nghiệp quá khứ đều đã hoại diệt, mà chỉ là hoàn cảnh tái sinh của ta bị ảnh hưởng. Nghiệp căn nào mạnh nhất, nặng nề nhất chắc chắn sẽ hiện lên lúc đó và dẫn ta theo nó. Nếu không có, thì các suy nghĩ ta thường có sẽ hiện ra trong tâm ta. Nếu ta thường nghĩ về lòng từ bi, thì điều đó sẽ là những ý nghĩ cuối cùng của ta. Nếu ta không hay suy nghĩ về điều gì rõ ràng, thì điều gì xảy ra cận kề cánh cửa tử thần sẽ hiện ra trong tâm ta. Thính giác là giác quan cuối cùng ra đi. Vì thế muốn giúp đỡ người đang hấp hối, ta nên nói với họ về những hành động tốt họ đã làm. Những điều tốt đẹp đó có thể dẫn dắt họ đến một sự tái sinh tốt đẹp hơn. Không có những điều như thế, thì tất cả tư tưởng đều hiện lên lộn xộn, và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. May nhờ, rủi chịu.

Tất cả chúng ta đều phải trải qua giờ phút hấp hối, thì tại sao ta không sửa soạn cho chúng. Ta cần phải chuẩn bị cho giây phút ấy. Sửa soạn cho sự ra đi của mình bằng cách tập luyện để có những thói quen suy nghĩ một cách khôn ngoan. Thì ta sẽ được tái sinh một cách khôn ngoan.

Biểu hiện của sợ hãi thường thấy trong cuộc sống hàng ngày:

1. Sân hận, nóng tính, hấp tập, vội vàng
2. Tìm kiếm ý nghĩa, chân lý, người thầy
3. Nói dối, đổ lỗi, oán trách.
4. Áp đặt, kiêu ngạo.
5. Tuân thủ 1 điều gì đó mà ko hiểu ro ràng nghĩa lý
6. Thể hiện bản thân quá mức, không đúng chỗ, hoàn cảnh.
7. Cho một thứ gì đó là vấn đề, rồi tìm phương pháp xử lý vấn đề.
8. Nói chuyện hay bị lạc chủ đề, không rõ ràng, ề à,...
9. Suy nghĩ quá nhiều vấn đề mà không cái nào mix với cái nào.
0 0 12,865 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết