GIÁNG BA NÊ

Không giống như tử nê hoặc hồng nê có lịch sử lâu đời kéo dài hàng trăm năm. Trên thực tế, giáng ba nê chỉ mới được phát hiện cách đây vài thập kỷ. Nó được phát hiện vào những năm 1990 khi đang xây dựng một con đường giữa núi Hoàng Long và núi Thanh Long ở Nghi Hưng. Trong khi đào để hạ độ dốc của con đường, các công nhân đã phát hiện ra một lớp quặng tử sa mới. Việc phát hiện ra sự độc đáo của quặng này đã thu hút sự chú ý. Quặng đầy màu sắc được tìm thấy là hỗn hợp tự nhiên của ba loại tử sa: Hồng nê (đất sét đỏ), Tử nê (đất sét tím) và Đoàn nê (đất sét vàng).

Một số thợ gốm quyết định chế biến quặng này thành đất sét để xem chất lượng như thế nào. Sau khi xử lý, tạo hình và nung, họ nhận thấy loại đất sét này rất phù hợp làm ấm và thích hợp với nhiều loại trà. Đất sét được đặt tên là “giáng ba nê” xuất phát từ địa điểm phát hiện ra nó.

Giáng Ba Nê được phát hiện ra ở khu vực khai thác Hoàng Long Sơn ở Nghi Hưng, Giang Tô, ngay tại ngã ba "Núi Thanh Long" và "Núi Hoàng Long". Giáng Ba Nê không quá huyền diệu và cũng chưa đạt đến mức quý hiếm, nhưng so với Tử nê phổ thông của các mỏ khoáng lớn khác, Giáng Ba Nê quả thực tương đối khan hiếm.
Tính chất của Giáng Ba Nê: Quặng Giáng Ba ban đầu chứa nhiều khoáng Tử sa cộng sinh như Đoạn nê, Hồng nê, Tử nê... Sau khi làm nung, khoáng Giáng Ba Nê sẽ cho màu chủ đạo là màu “đỏ cam” phủ dày nhiều màu sắc, màu đỏ đậm và nông, điểm sao vàng.
Giáng Ba Nê sau khi được tinh luyện sẽ mang lại cảm giác hoài niệm cổ xưa, điểm xuyết là màu vàng đỏ cam, sau khi dưỡng ấm sẽ mang đầy hương thời gian, và chất lượng không quá chênh lệch so với với khoáng tử sa tốt của những chiếc ấm tử sa của triều đại nhà Minh và nhà Thanh.

Giáng ba nê xuất hiện với một loạt các màu từ nâu vàng đến đỏ nâu-tím. Màu sắc của ấm phụ thuộc vào tỷ lệ của từng loại đất khác nhau trong quặng. Quặng được tìm thấy gần núi Hoàng Long có tỷ lệ hồng nê cao hơn và đất sét thành phẩm có màu đỏ hơn so với đất sét lấy từ quặng ở xa hơn. Loại giáng ba này đôi khi được gọi là “hồng giáng ba” và là loại được ưa chuộng. Giáng ba gần núi Thanh long có tỷ lệ đoàn nê cao hơn, cát hơn, khó nung hơn và được coi là có chất lượng thấp hơn.

Giáng ba nê được nung ở nhiệt độ cao hơn một chút so với Hồng nê, vào khoảng 1180oC. Tỷ lệ co ngót của đất sét trong quá trình nung là khoảng 12%.

Sự pha trộn giữa hồng nê và tử nê có thể thấy trong màu đỏ tím / nâu của ấm trà. Hạt đoàn nê xuất hiện như những đốm nhỏ trên đất giống như những ngôi sao vào ban đêm. Đây là một trong những yếu tố đẹp và dễ nhận biết của giáng ba nê.

Giáng Ba Nê phù hợp với trà nào
Nó rất thích hợp cho trà lên men, trà đen và ô long . Giáng ba nê là một loại đất rất dễ gia công và là một trong những loại ấm dễ dưỡng và lên màu nhất. Chỉ sau khoảng một tháng sử dụng thường xuyên, chiếc ấm của bạn sẽ bóng đẹp tinh tế.

(Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán dịch).
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết