Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.4): Từ ‘thế tục’ đến ‘thô tục’

Nghệ thuật dân gian có thể biểu đạt cuộc sống thế tục một cách tự nhiên, điều này không phải là vấn đề. Nhưng sau khi loại bỏ nhân tố Thần thánh, nghệ thuật thế tục vào thời điểm này đã hình thành xu thế ngày càng trở nên thô tục hơn, sau đó nó trở thành vấn đề…

Những biến cách trong khoa học và tư tưởng đã gây ảnh hưởng cự đại đến mỹ thuật. Hiện tượng minh hiển nhất là tỷ lệ các tác phẩm chủ đề tôn giáo có xu thế dần dần giảm thiểu, ngay cả ở các quốc gia Thiên Chúa giáo vốn khuyến khích sáng tác chủ đề tôn giáo. Sau khi bước sang thế kỷ XVIII, xu hướng này đã phát triển mạnh mẽ trên khắp châu Âu.

- Sự suy tàn từng ngày của nghệ thuật

Sự xuất hiện của tình huống này cũng là lẽ thường tình. Nếu một họa sĩ không tín Thần hoặc không tín Thần lắm, thì trọng tâm sáng tác của ông ta tự nhiên sẽ không đặt vào thể hiện Thần. Họa sĩ sẽ không vẽ các vị Thần trong sáng tác cá nhân của mình trừ phi có đơn đặt hàng. Khi có đặt hàng, các họa sĩ không tín Thần sẽ vì lợi nhuận mà vẽ các vị Thần, và tâm cảnh của họ vô thức bộc lộ và lưu lại trên bức tranh; nó so với tác phẩm của một nghệ sĩ có tín ngưỡng kiền thành chân chính là khác biệt một trời một vực, từ đó có thể hình dung ra thông điệp nó mang đến cho người xem…

Do đó, trong thời kỳ Rococo, vốn kế thừa phong cách Baroque vào thế kỷ XVIII, mỹ thuật đã phát triển theo hai phương diện tôn giáo và thế tục. Trong các tác phẩm đề tài tôn giáo, các nghệ sĩ tiếp tục biểu đạt sự thần thánh và huy hoàng của Thiên quốc. Về hình thức nghệ thuật, ngoài kế thừa sự hoành quan tráng lệ và động thế sinh động của phong cách Baroque trước đây, người ta chú trọng nhiều hơn đến các yếu tố như sự nhẹ nhàng, tinh xảo của thủ pháp kỹ nghệ và sự phong phú, kỹ càng tỉ mỉ của các nhân tố trang trí. Nhưng trong nghệ thuật thế tục, sự phù hoa của thế giới và sự lãng mạn tinh tế của cảm xúc được miêu tả nhiều hơn. Các chủ đề thế tục tại thời điểm này hầu hết thể hiện cuộc sống khoái lạc của tầng lớp thượng lưu, truy cầu tình ái và các nội dung khác, hoặc sử dụng các đề tài thần thoại làm phép ẩn dụ để biểu đạt lạc thú của cuộc sống.

Nghệ thuật dân gian có thể biểu đạt cuộc sống thế tục một cách tự nhiên, điều này không phải là vấn đề. Nhưng sau khi loại bỏ nhân tố Thần thánh, nghệ thuật thế tục vào thời điểm này đã hình thành xu thế ngày càng trở nên thô tục hơn, sau đó nó trở thành vấn đề. Từ lịch sử nghệ thuật có thể thấy, một số bức danh họa vào giữa và cuối thế kỷ thứ XVIII đã từ bỏ chiếc “lá vả thần thoại” dùng để che thân, và trực tiếp biểu đạt các chủ đề đi ngược lại đạo đức, chẳng hạn biểu đạt trường cảnh nam nữ đương thời vụng trộm, và thậm chí miêu tả một số hình ảnh tục tĩu, v.v. Tuy nhiên, bầu không khí xã hội băng hoại lúc bấy giờ đã khiến những họa sĩ sắc tình trong giới mỹ thuật chiếm giữ được những vị trí cao trong giới nghệ thuật và khá nổi tiếng.

Từ cấp độ nghệ thuật mà xét, nghệ thuật thực dụng như tạo hình và trang hoàng nội thất Rococo luôn có mỹ cảm phi phàm và giá trị thủ công bất hủ; điều này hoàn toàn không ăn nhập với sự thô tục của những “họa sĩ tiêu biểu” Rococo về phương diện đề tài sáng tác được nêu danh trong sách lịch sử mỹ thuật ngày nay. Trên thực tế, mọi người vẫn có thể tìm thấy một số tác phẩm ưu tú của Rococo, nhưng do những tư tưởng biến dị của chủ nghĩa khải mông, mà người ta cuồng nhiệt tuyên dương truy cầu tự do, phản đối gông cùm của quan niệm lễ giáo truyền thống, gia trì sự hưởng lạc và hủ bại của giới thượng lưu, dẫn đến những tác phẩm phá hoại đạo đức đã được mời chào, tạo thành ác quả khiến nghệ thuật tăng tốc đi theo hướng bại hoại.

Sự phát triển của lịch sử luôn thuận theo những quy luật nhất định; nhưng thậm chí dưới tác dụng chế ngự và cân bằng của quy luật tương sinh tương khắc, thì lúc này âm dương đã dần đi tới điểm mất thế cân bằng, bởi âm càng cường thịnh, thì dương càng suy yếu. Mặc dù trường phái Rococo cũng là một trong những nghệ thuật chính thống, nhưng cũng giống như sự phát triển truyền thống đã tới hậu kỳ, nó cũng biểu hiện ra xu thế âm thịnh dương suy. Phẩm vị của Rococo trở nên chú ý đến những tiểu tiết, để mắt vào phong cách trang trí tỉ mỉ, vụn vặt, không còn khí chất và sự hùng tráng của nghệ thuật tiền đại. Bị ảnh hưởng bởi loại hình nghệ thuật này, phong cách hành sự nam tính cũng dần trở nên nữ tính, duyên dáng. Nhà sử học người Mỹ của thế kỷ trước, Hendrik Willem van Loon, đã nhận xét về điều này trong cuốn sách của mình: “Nghệ thuật thời kỳ này thiếu những đặc điểm nam tính khí khái và đặc trưng mạnh mẽ được ghi nhận trong các tác phẩm của thời kỳ Phục hưng và Baroque. Đó là nghệ thuật nữ tính chứ không phải nghệ thuật nam tính. Từ phục sức, gia cụ của nam giới, còn có chuyện họ uống sữa sô cô la với bộ ấm trà Trung Hoa đẹp đẽ trong khi khơi khơi bàn chuyện phiếm về chính trị, có thể kết luận rằng thời kỳ Rococo là thời kỳ nữ tính chứ không phải thời kỳ nam tính”.

Nếu sự thay đổi này vẫn nằm trong phạm vi chịu đựng được, thì sau thời đại Cách mạng vô sản Pháp, những biến dị nghiêm trọng hơn trong mỹ thuật đã khiến người ta không thể chấp nhận được – những thứ đó đã lấy mất âm dương chính thường, và ma quỷ bắt đầu từng bước từng bước thống trị thế giới.

- Khoa học được ứng dụng vào mỹ thuật và những họa loạn đi kèm

Sự hủ bại của nghệ thuật không chỉ giới hạn ở lập ý của tác phẩm. Vì ý thức và vật chất là nhất tính, nên khi tư tưởng nghệ thuật chỉnh thể xuất hiện vấn đề, thì bản thân vật chất mang tải tư tưởng nghệ thuật đó cũng sẽ có vấn đề. Điều này nằm ngoài sức tưởng tượng của những người theo chủ nghĩa duy vật.

Sự phát triển của khoa học đã giúp các họa sĩ có được những loại nhan liệu với chi phí nguyên liệu và giá thành rẻ hơn. Nhan liệu nguyên lai cần được chiết xuất từ ​​một số khoáng chất tự nhiên quý hiếm; với sự tiến bộ của công nghệ, màu sắc có thể được tổng hợp từ những nguyên liệu rẻ tiền thông qua phương pháp hóa học.

Lấy ultramarine làm ví dụ. Màu ultramarine truyền thống đến từ quặng lapis lazuli quý hiếm, và lapis lazuli chất lượng cao thậm chí còn đắt hơn vàng, vì vậy nó cực kỳ đắt. Màu xanh lam làm từ đá quý này rất cao quý, mãn nhãn, trang nghiêm và màu sắc tươi sáng. Người xưa tin rằng loại nhan liệu quý giá nhất nên được dùng để ca ngợi các vị Thần, chính vì vậy, y phục của Thánh Mary trong các bức họa truyền thống luôn được tô bằng màu xanh lam.

Vào đầu thế kỷ thứ mười tám, khi người ta tổng hợp ra nhan liệu màu lam Prussian rẻ hơn bằng hóa học hiện đại, không ít họa sĩ tin rằng màu sắc tương tự của nó có thể được sử dụng để thay thế cho ultramarine đắt tiền, và đưa vào trong các sáng tác của họ – bất kể đó có là tranh vẽ Thần thánh hay không, bởi điều đó không còn nằm trong phạm vi xem xét của người dân lúc này. Nhưng làm thế nào các sản phẩm từ nhan liệu tổng hợp có thể bì được với nhan liệu đá quý tự nhiên thực sự? Nhan liệu tổng hợp bằng hóa học bất luận thế nào, cũng kém hơn rất nhiều so với so với ultramarine thật về độ tinh khiết, độ sáng, độ bền, tính chịu ánh sáng và nhiều khía cạnh khác. Ngay cả với công nghệ tiên tiến ngày nay, những vấn đề này vẫn chưa thể được giải quyết một cách hoàn mỹ. Đặc biệt, ở giai đoạn mà hóa học còn chưa phát triển, nó đã tạo thành các loại phiền phức của tranh sơn dầu như mất màu, biến đen và nứt theo dòng chảy bất tận của thời gian. Các tình huống tương tự cũng phát sinh với một số nhan liệu khác, nên tác giả sẽ không nhắc lại ở đây.

Những cải biến của tài liệu hội họa liên quan cũng kéo theo sự biến hóa của dầu điều sắc. Các loại dầu làm khô nguyên bản được sử dụng trong các tranh sơn dầu chủ lưu trong lịch sử là dầu Hạt lanh (Linseed oil) và dầu Quả óc chó (Walnut oil); hai loại dầu làm khô này bị oxy hóa trong không khí trở nên vô cùng kiên cố, rất thích hợp để làm nhan liệu tranh sơn dầu. Nhưng dầu này có một khuyết điểm, đó là chúng sẽ từ từ ngả sang màu vàng theo thời gian. Vì vậy, nhiều họa sĩ đã cố gắng tìm ra loại dầu sẽ không ngả vàng. Sau thế kỷ XVII và XVIII, các họa sĩ Hà Lan, Pháp và Ý ngày càng sử dụng dầu hạt anh túc (Poppyseed oil) để làm dầu điều sắc, vì loại dầu này ít ngả vàng hơn các loại dầu khác.

- Những dấu hiệu ‘ma quỷ’ trong hội họa

Việc sử dụng dầu hạt anh túc trong hội họa không phải là một phát minh, bởi vì người ta đã biết đến đặc tính của loại dầu này từ rất lâu trước đây. Nhưng ý nghĩa tượng trưng trong văn hóa của cây anh túc khiến mọi người tránh xa, bởi nó luôn tượng trưng cho sự mê muội và tử vong trong văn hóa phương Tây. Trong thần thoại Hy Lạp và La Mã cổ đại, anh túc từng được coi là lễ vật dành cho người chết. Có thể tưởng tượng, loài cây không tốt lành này vào thời đại con người tin có Thần có ma thì nó đã bị bài xích như thế nào. Tuy nhiên, sau khi kinh qua tẩy não của phong trào “khải mông”, khoa học hóa tư tưởng đã khiến người ta sẵn sàng xuất phát từ quan điểm thực dụng, và gác những ước thúc của nền văn hóa cổ đại sang một bên.

Trên thực tế, điều này không chỉ xảy ra ở phương Tây, mà phương Đông cũng có một nền văn hóa đồng dạng. Trong sách “Hữu đài tiên quán bút ký” thời Thanh triều ở Trung Quốc giải thích rằng, các chư Thần sử dụng “khói thuốc phiện” để thanh lý những người băng hoại về đạo đức, cũng đề cập rằng máu của những linh hồn tội lỗi trong địa ngục vô gián đã được truyền vào nhựa cây anh túc. Sách viết ở tập 2 rằng: “Tuy nhiên, anh túc là loài hoa cỏ đã có từ xa xưa, chất nhựa đạm bạc, không thể thành cao. Vì vậy, đã lệnh cho Cửu U Chủ giả (Diêm Vương) trong vô gián địa ngục, chọn những tội hồn bất trung, bất hiếu, vô lễ nghĩa liêm sỉ, tống vào một gian, ép lấy huyết cao, chuyển cho Thần mồ mả Nguyên Thấp ở sơn lăng địa thượng. Đổ huyết cao này vào rễ cây anh túc, từ rễ sẽ vươn chồi vươn hoa, nhựa sẽ tự nhiên đặc, kinh qua tinh chế, có màu sáng đục”.

Khoa học thực chứng chế giễu quỷ Thần khiến con người mê tín vào những gì họ nhìn thấy tận mắt, nhưng mắt người có hạn chế rất lớn – có quá nhiều thứ mắt thịt không nhìn thấy được, chỉ nhìn thấy những gì phía trước và ở ngoài bề mặt, như vậy tất sẽ tạo thành đoản thị (thiển cận). Dùng mắt thịt nhìn, thì dầu hạt anh túc thực sự trong suốt, có màu rất nhạt, nhưng khi màng dầu già đi, thì không có nhiều sự khác biệt giữa tình trạng ố vàng của nó và dầu hạt lanh sau nhiều năm. Tuy nhiên, xét về độ bền kết mô, thì dầu hạt lanh rõ ràng là tốt hơn nhiều so với dầu hạt anh túc. Đồng thời, đặc tính khô chậm của dầu hạt anh túc luôn khiến lớp màu ở trạng thái không bền. Trong phương pháp sơn dầu nhiều lớp truyền thống, nếu sử dụng dầu hạt anh túc ở lớp dưới, bạn phải đợi nhiều ngày cho đến khi nó khô hẳn rồi mới có thể sơn lớp mới. Nhưng trong vẽ tranh thực tế, thường không có quá nhiều thời gian để chờ. Và khi lớp đáy chưa khô hẳn mà đã sơn lớp màu mới thì sẽ gây nứt.

Tần suất của những tình huống phụ diện này cao đến mức đã có nhiều thế hệ nhà khoa học nhan liệu trong lịch sử nghệ thuật, từ Jacques-Nicolas Paillot de Montabert (1771 – 1849) đến Ebernell ở thế kỷ XIX (Friedrich Eibner, 1825-1877), và sau đó đến Doerner thế kỷ XX (Max Doerner, 1870-1939), tất cả đều có rất nhiều lời chỉ trích về dầu hạt anh túc. Ebernell thậm chí còn thẳng thừng nói rằng loại dầu này hoàn toàn không phù hợp để vẽ tranh sơn dầu. Nhưng tất cả những người liên quan đều biết rằng dầu hạt anh túc đã được sử dụng rộng rãi. Tại sao? Bởi vì nhiều nhà sản xuất nhan liệu đóng gói dạng ống thích dầu hạt anh túc vì nó không dễ khô, nên sản phẩm có thể được bảo quản lâu hơn trước khi bán; hơn nữa, sau khi được ép ra, dầu không vàng mà trong suốt có thể làm cho màu xuất hiện trên sản phẩm trông đẹp hơn, và tự nhiên thu hút người mua.

Có thể thấy rằng, dù khoa học phát triển nhưng mỹ thuật ngày càng tiến về suy bại. Con người hiện đại đã phát minh ra đủ loại nhan liệu tiên tiến, nhưng khó có thể lại được nhìn thấy màu sắc tươi sáng, thanh lệ và ưu mỹ trong các tác phẩm của thời đại Jan van Eyck (khoảng 1390 – 1441). Tranh sơn dầu ở thời đại khoa học kém phát triển có thể bảo tồn được 600 năm, nhưng ngày nay khi khoa học tiên tiến, nếu tranh sơn dầu không bị hỏng trong vòng 50 năm thì người ta đã có thể khen ngợi chất lượng của tranh rồi. Còn như chúng ta đã biết, ngày nay được gọi là “thời đại công nghệ tiên tiến”, nhưng chưa bao giờ sản sinh ra một bậc thầy nghệ thuật có thể sánh ngang với các bậc thầy thời Phục hưng. Sự tiến bộ của khoa học chỉ là cái nhìn bề nổi, là phù quang lược ảnh, trong khi đạo đức sa sút đã gây ra muôn hình vạn trạng những khó khăn họa loạn mà nhân loại đang gặp phải…

(Còn tiếp…)

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết