Chi nê – chất kết dính đất tử sa tạo nên tác phẩm hoàn hảo
Ấm Tử Sa trải qua bao đời vẫn là một trà cụ hoàn hảo nhất tính đến thời điểm hiện tại. Nhưng ít ai biết rằng để tạo ra được một chiếc Ấm Tử Sa hội tụ đủ tiêu chuẩn về công năng và thẩm mỹ không hề đơn giản. Đó là sự kết hợp khéo léo giữa tài nghệ, kỹ thuật điêu luyện của các hệ nhân và những chất liệu làm nên Ấm Tử Sa vang danh. Trong những nguyên liệu quan trọng làm nên ấm, chắc chắn không thể thiếu Chi nê – chất kết dính đất tử sa tuyệt vời nhất.
Giới thiệu về Chi nê – chất kết dính đất tử sa
Chi nên không phải là tên gọi của một loại đất tử sa nào mà là một chất kết dính dùng để liên kết các bộ phận của Ấm Tử Sa lại với nhau (như núm, thân, vòi, quai…)
Người làm ấm sẽ sử dụng loại đất để làm chiếc ấm đó đặt trên một mặt phẳng và đập vụn, sau đó sẽ thêm một chút nước và trộn đều để tạo thành chất kết dính Chi nê. Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo, chính xác và tỉ mỉ để đạt được tiêu chuẩn dùng một chiếc que tre nhấc lên mà không hề bị chảy xuống.
Để dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng khi đánh Chi nê – chất kết dính đất tử sa sẽ giống với khi đánh trứng gà, sử dụng lực vừa phải, đều tay, đảm bảo độ đặc vừa phải cùng khả năng kết dính tốt. Đã có một số trường hợp Ấm Tử Sa đang sử dụng thì vòi ấm rơi xuống hoặc xuất hiện lỗ tại phần nối giữa các bộ bận của ấm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là bởi Chi nê không được đánh đều, không khí bên trong đất vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn.
Chi nê đóng vai trò quan trọng để tạo nên tác phẩm nghệ thuật Ấm Tử Sa hoàn hảo, nó được ví “Keo 502″ trong chế tác ấm và là tiêu chuẩn để đánh giá bộ Ấm Tử Sa chính hãng.
Quy trình làm ấm với Chi nê – Chất kết dính tử sa
Trong quá trình làm Ấm Tử Sa sẽ có một bước gọi là “thượng chi nê”, chủ yếu sẽ chia thành 2 công đoạn chính: bôi và dính. Nghe thì có vẻ đơn giản ai cũng có thể làm được, nhưng để đạt được tính thực dụng và tính nghệ thuật của chiếc ấm thì đòi hỏi người nghệ nhân phải có kỹ thuật.
Công đoạn bôi
Sau khi nghệ nhân đánh xong Chi nê sẽ tiến hành thực hiện bôi, sử dụng một chiếc que và hớt chi nên lên, sau đó bôi lên phần cần dính. Người ngoại đạo thường chỉ thấy người làm ấm nhấc lên, xoay xoay, quẹt quẹt là xong. Nhưng có ở trong nghề mới biết để nắm được một cách chính xác lượng dùng của chi nê, người nghệ nhân đã phải luyện tập hàng nghìn, hàng vạn lần.
Dù là Ấm Tử Sa toàn thủ công hay bán thủ công thì đều không thể thiếu công đoạn bôi Chi nê. Còn đối với ấm đổ khuôn hay làm bằng bàn xoay thì rất ít thậm chí là không dùng đến bước bôi Chi nê. Chính vì thế mà Chi nê cũng là một tiêu chuẩn để phân biệt Ấm Tử Sa.
Công đoạn dính
Tiếp theo của bước bôi Chi nê sẽ là bước dính, đòi hỏi sự nghiêm ngặt và chính xác tuyệt đối. Mỗi nghệ nhân làm ấm sẽ có cách nhìn nhận, kinh nghiệm cũng như lối thể hiện khác nhau về vị trí và phương thức gia cố. Dù có sự khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn là đạt đến sự tinh tế, hài hòa và đảm bảo được yêu cầu sử dụng.
Đó cũng là lý do lý giải cho trường hợp cùng một chiếc khuôn làm ấm nhưng có người tạo ra cực phẩm có người lại không thành công. Bởi không nắm vững vị trí kết dính thì dù các công đoạn trước có tốt bao nhiêu, chiếc ấm vẫn không thể hoàn chỉnh.
Uống Trà Thôi
Theo An Nhi Trà
Giới thiệu về Chi nê – chất kết dính đất tử sa
Chi nên không phải là tên gọi của một loại đất tử sa nào mà là một chất kết dính dùng để liên kết các bộ phận của Ấm Tử Sa lại với nhau (như núm, thân, vòi, quai…)
Người làm ấm sẽ sử dụng loại đất để làm chiếc ấm đó đặt trên một mặt phẳng và đập vụn, sau đó sẽ thêm một chút nước và trộn đều để tạo thành chất kết dính Chi nê. Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo, chính xác và tỉ mỉ để đạt được tiêu chuẩn dùng một chiếc que tre nhấc lên mà không hề bị chảy xuống.
Để dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng khi đánh Chi nê – chất kết dính đất tử sa sẽ giống với khi đánh trứng gà, sử dụng lực vừa phải, đều tay, đảm bảo độ đặc vừa phải cùng khả năng kết dính tốt. Đã có một số trường hợp Ấm Tử Sa đang sử dụng thì vòi ấm rơi xuống hoặc xuất hiện lỗ tại phần nối giữa các bộ bận của ấm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là bởi Chi nê không được đánh đều, không khí bên trong đất vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn.
Chi nê đóng vai trò quan trọng để tạo nên tác phẩm nghệ thuật Ấm Tử Sa hoàn hảo, nó được ví “Keo 502″ trong chế tác ấm và là tiêu chuẩn để đánh giá bộ Ấm Tử Sa chính hãng.
Quy trình làm ấm với Chi nê – Chất kết dính tử sa
Trong quá trình làm Ấm Tử Sa sẽ có một bước gọi là “thượng chi nê”, chủ yếu sẽ chia thành 2 công đoạn chính: bôi và dính. Nghe thì có vẻ đơn giản ai cũng có thể làm được, nhưng để đạt được tính thực dụng và tính nghệ thuật của chiếc ấm thì đòi hỏi người nghệ nhân phải có kỹ thuật.
Công đoạn bôi
Sau khi nghệ nhân đánh xong Chi nê sẽ tiến hành thực hiện bôi, sử dụng một chiếc que và hớt chi nên lên, sau đó bôi lên phần cần dính. Người ngoại đạo thường chỉ thấy người làm ấm nhấc lên, xoay xoay, quẹt quẹt là xong. Nhưng có ở trong nghề mới biết để nắm được một cách chính xác lượng dùng của chi nê, người nghệ nhân đã phải luyện tập hàng nghìn, hàng vạn lần.
Dù là Ấm Tử Sa toàn thủ công hay bán thủ công thì đều không thể thiếu công đoạn bôi Chi nê. Còn đối với ấm đổ khuôn hay làm bằng bàn xoay thì rất ít thậm chí là không dùng đến bước bôi Chi nê. Chính vì thế mà Chi nê cũng là một tiêu chuẩn để phân biệt Ấm Tử Sa.
Công đoạn dính
Tiếp theo của bước bôi Chi nê sẽ là bước dính, đòi hỏi sự nghiêm ngặt và chính xác tuyệt đối. Mỗi nghệ nhân làm ấm sẽ có cách nhìn nhận, kinh nghiệm cũng như lối thể hiện khác nhau về vị trí và phương thức gia cố. Dù có sự khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn là đạt đến sự tinh tế, hài hòa và đảm bảo được yêu cầu sử dụng.
Đó cũng là lý do lý giải cho trường hợp cùng một chiếc khuôn làm ấm nhưng có người tạo ra cực phẩm có người lại không thành công. Bởi không nắm vững vị trí kết dính thì dù các công đoạn trước có tốt bao nhiêu, chiếc ấm vẫn không thể hoàn chỉnh.
Uống Trà Thôi
Theo An Nhi Trà