HƯƠNG TRÀ
Những câu chuyện về trà
Trà xuất hiện đầu tiên ở nước Trung Hoa cổ đại. Cách đây trên năm nghìn năm, Ông Lã Đồng Tân lên núi hái thuốc, trong đó có một vị thuốc “lá Trà”. Càng về sau Trà dần trở thành một yếu tố giải khát phổ biến trong đời thường và Trà có một vị trí đặc biệt trong kinh sách, trong văn chương chữ nghĩa. Ở Trung Hoa, Ông Lư Đồng viết “Trà ca”, Ông Lục Vũ viết “Trà kinh” với quy mô nhiều tập, với hàng vạn chữ.
Cổ nhân có câu:
Tửu vô thiên cổ túy
Trà hữu vạn niên phương
Nghĩa là:
Rượu không say ngàn năm
Trà có thơm vạn năm
Như vậy Trà hơn hẳn rượu về đẳng cấp và vị thế trong thời gian và sự thanh cao.
Người ta cho rằng vị đắng, chát, ngọt trong Trà có tác dụng khắc phục bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Y học hiện đại, ở một “Hội nghị Quốc tế”, người ta đã định ra 6 loại đồ uống có khả năng bảo vệ sức khỏe là: (1) Trà xanh, (2) Rượu vang đỏ - là rượu vang nấu từ quả nho vỏ đỏ, quan trọng là vỏ đỏ, (3) Sữa đậu nành, (4) Sữa chua – nên chú ý là không phải sữa nói chung, (5) Canh xương, (6) Canh nấm.
Tại sao Trà xanh lại đứng đầu và được mệnh danh là vua của các đồ uống? Điều quan trọng là uống Trà xanh chống được bệnh ung thư. Tại Nhật Bản, người ta đã tiến hành tổng điều tra và cho kết quả rằng người trên 40 tuổi chẳng ai không có tế bào ung thư trong cơ thể. Nhưng tại sao có người mắc ung thư, có người không? điều này một phần có liên quan tới việc uống Trà xanh.
Thứ nhất, nếu uống mỗi ngày 4 chén Trà xanh thì tế bào ung thư khó chia cắt (di căn) cho dù có chia cắt cũng muộn lại 9 năm trở lên.
Thứ hai là, Trà xanh có chất Fluor làm bền răng và chữa được sâu răng, diệt vi khuẩn, răng tốt sẽ giúp con người sống thọ hơn.
Thứ ba là, chống xuất huyết não, làm cho khó vỡ mạch máu não, nhất là với những người nóng tính hay đạp bàn, đá ghế, mặt đỏ tía tai quát tháo om xòm, trợn mắt vài cái thì rất dễ có thể bị vỡ mạch máu não, cần uống Trà xanh thường xuyên sẽ không bị tai biến mạch máu não.
Ở Việt Nam xưa, Trà có tác dụng cố kết xóm thôn, tăng cường tinh thần, hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt là buổi tối, sau một ngày làm việc hết mình, vào lúc hoàng hôn sau ánh chiều tà, người ta thường tụ họp xóm thôn cùng nhau thưởng thức đĩa khoai luộc, sắn luộc và ấm Trà tươi gồm những lá chè già đun trong chiếc ấm đất dân dã, với những nhà khá giả thường muốn mời nhau chén Trà xanh (Trà búp được sao một cách riêng). Đây là những lúc quây quần vui vẻ, tăng thêm tình làng nghĩa xóm, tăng thêm không khí tươi vui ấm áp nơi làng quê, mọi người đều cảm thấy lòng phơi phới. Tâm hồn được thanh lọc bởi những chất ngọt ngào, chát đắng, dịu dàng hương thơm trời đất. Bởi vậy người ta có câu:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ khoai sắn luộc nhớ Trà hương xưa
Với các nước phương Tây thì Việt Nam là nước có nhiều loại Trà nổi tiếng với các loại Trà như: Trà Tân cương, Thái Nguyên, đặc biệt Trà Tuyết san ở Hà Giang với những cây Trà có ngàn năm tuổi, hương vị rất độc đáo.
Ở Nhật Bản, uống Trà là một nghi lễ còn gọi là Trà đạo với nhiều loại Trà rất quý hiếm và đặc biệt.
Ở đây xin điểm qua mấy loại Trà quý tộc sau:
Tại một tỉnh của Trung Hoa có một ngọn núi Thắt Cổ Bồng, trên đỉnh núi có một rừng Trà nhỏ, Trà này có hương vị rất riêng và trân quý song con người không thể leo lên để thu hoạch được. Người ta phải nuôi một đàn khỉ lông trắng có tài leo núi và huấn luyện cho chúng hái được Trà và bỏ vào chiếc giỏ đeo cùng, loại Trà này có tên “Bạch mao Trà”.
Thời nhà Thanh – Trung Quốc có loại Trà gọi là “Trảm mã Trà”. Rừng Trà ở Vũ Di Sơn có một loại Trà đặc biệt thơm ngon, song ở đây có nhiều hổ báo sài lang, con người không thể vào được. Triều đình cho nuôi một đàn ngựa và để chúng thiếu ăn rồi thả vào núi Trà. Đặc biệt trong núi có một con suối tên là Ô Long (rồng đen). Nước suối có màu đen do những lá Trà rơi xuống và tan dần trong suối nên nước suối có màu đen. Đàn ngựa vào rừng bị mãnh thú giết chết, chỉ còn lại một số vì bị bỏ đói nên lao vào ăn những lá Trà. Sau đó chúng xuống suối Ô Long uống nước và trở ra. Khi ra lại bị mãnh thú giết mất một số, chỉ những chú ngựa nhanh nhẹn, cường tráng mới về đến nơi được. Ngay khi về tới chuồng thì các đao phủ chặt đầu ngựa rồi mổ bụng lấy Trà ra giao cho Giám Trà Quân tổ chức sao, tẩm sấy và bảo quản. Như vậy, mỗi cân, mỗi lạng Trà có giá tương ứng với giá những con tuấn mã đã bị chết trong quá trình đi hái Trà. Loại Trà này nổi tiếng trên thế giới là vậy.
Trảm mã Trà còn thua một loại Trà quý hiếm và đắt giá có tên là Trà Trùng diệp:
Tại vùng Hoa Bắc nước Trung Hoa có một miền rừng thẳm tuyết dày, u u minh minh, có những cây Trà vài ngàn năm tuổi với những lá Trà, búp Trà, đặc biệt trên đó tồn tại một loại sâu gọi là “Trùng diệp” (sâu lá). Loại sâu này rất giống chiếc lá, rất khó phân biệt và chúng có nọc cực độc, chỉ cần một nốt chích là làm chết đối tượng nên người ta không dám vào rừng để hái Trà. Chỉ có những Đạo sĩ mới đủ can đảm để vào rừng, năm bảy Đạo sĩ đi hái Trà thì chỉ một hai người là còn sống. Các Ngài sao Trà nghiền thành bột đựng vào túi gấm; Trên đường truyền đạo họ ghé vào nhà dân xin một ấm nước sôi dùng móng tay gẩy một chút bột Trà vào ấm và sẽ thơm lừng mùi Trà. Đặc biệt, Trà có tính năng thư giãn, thanh lọc tâm hồn, đánh thức các giác quan vươn tới tầng năng lượng cao hơn, thành một thứ “tiên dược” chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo.
Loại Trà này là “vô giá” bởi vì mỗi ấm Trà tương ứng với tính mạng con người, hơn nữa lại là những Đạo sĩ đáng kính.
Mùa Xuân thưởng Trà dường như có cả hương xuân. Trà xuân bao giờ cũng có hương vị riêng, khác các mùa khác. Đời người có bao nhiêu? ta đâu có biết vì ta cũng chỉ là kẻ “phàm phu tục tử” mà thôi.
Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Ngẫm hay muôn sự tại trời”. Ta hiểu Trời ở đây là quy luật của tạo hóa, nó cứ tự mở đường và vận hành không theo sự chủ quan duy ý chí của con người và xin hãy để phút giao thừa linh diệu đón Xuân sang. Hãy dành phút ấy lắng nghe thân thể ta, tâm hồn ta để vui với chén Trà xuân nồng ấm trên tay.
Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet
Trà xuất hiện đầu tiên ở nước Trung Hoa cổ đại. Cách đây trên năm nghìn năm, Ông Lã Đồng Tân lên núi hái thuốc, trong đó có một vị thuốc “lá Trà”. Càng về sau Trà dần trở thành một yếu tố giải khát phổ biến trong đời thường và Trà có một vị trí đặc biệt trong kinh sách, trong văn chương chữ nghĩa. Ở Trung Hoa, Ông Lư Đồng viết “Trà ca”, Ông Lục Vũ viết “Trà kinh” với quy mô nhiều tập, với hàng vạn chữ.
Cổ nhân có câu:
Tửu vô thiên cổ túy
Trà hữu vạn niên phương
Nghĩa là:
Rượu không say ngàn năm
Trà có thơm vạn năm
Như vậy Trà hơn hẳn rượu về đẳng cấp và vị thế trong thời gian và sự thanh cao.
Người ta cho rằng vị đắng, chát, ngọt trong Trà có tác dụng khắc phục bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Y học hiện đại, ở một “Hội nghị Quốc tế”, người ta đã định ra 6 loại đồ uống có khả năng bảo vệ sức khỏe là: (1) Trà xanh, (2) Rượu vang đỏ - là rượu vang nấu từ quả nho vỏ đỏ, quan trọng là vỏ đỏ, (3) Sữa đậu nành, (4) Sữa chua – nên chú ý là không phải sữa nói chung, (5) Canh xương, (6) Canh nấm.
Tại sao Trà xanh lại đứng đầu và được mệnh danh là vua của các đồ uống? Điều quan trọng là uống Trà xanh chống được bệnh ung thư. Tại Nhật Bản, người ta đã tiến hành tổng điều tra và cho kết quả rằng người trên 40 tuổi chẳng ai không có tế bào ung thư trong cơ thể. Nhưng tại sao có người mắc ung thư, có người không? điều này một phần có liên quan tới việc uống Trà xanh.
Thứ nhất, nếu uống mỗi ngày 4 chén Trà xanh thì tế bào ung thư khó chia cắt (di căn) cho dù có chia cắt cũng muộn lại 9 năm trở lên.
Thứ hai là, Trà xanh có chất Fluor làm bền răng và chữa được sâu răng, diệt vi khuẩn, răng tốt sẽ giúp con người sống thọ hơn.
Thứ ba là, chống xuất huyết não, làm cho khó vỡ mạch máu não, nhất là với những người nóng tính hay đạp bàn, đá ghế, mặt đỏ tía tai quát tháo om xòm, trợn mắt vài cái thì rất dễ có thể bị vỡ mạch máu não, cần uống Trà xanh thường xuyên sẽ không bị tai biến mạch máu não.
Ở Việt Nam xưa, Trà có tác dụng cố kết xóm thôn, tăng cường tinh thần, hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt là buổi tối, sau một ngày làm việc hết mình, vào lúc hoàng hôn sau ánh chiều tà, người ta thường tụ họp xóm thôn cùng nhau thưởng thức đĩa khoai luộc, sắn luộc và ấm Trà tươi gồm những lá chè già đun trong chiếc ấm đất dân dã, với những nhà khá giả thường muốn mời nhau chén Trà xanh (Trà búp được sao một cách riêng). Đây là những lúc quây quần vui vẻ, tăng thêm tình làng nghĩa xóm, tăng thêm không khí tươi vui ấm áp nơi làng quê, mọi người đều cảm thấy lòng phơi phới. Tâm hồn được thanh lọc bởi những chất ngọt ngào, chát đắng, dịu dàng hương thơm trời đất. Bởi vậy người ta có câu:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ khoai sắn luộc nhớ Trà hương xưa
Với các nước phương Tây thì Việt Nam là nước có nhiều loại Trà nổi tiếng với các loại Trà như: Trà Tân cương, Thái Nguyên, đặc biệt Trà Tuyết san ở Hà Giang với những cây Trà có ngàn năm tuổi, hương vị rất độc đáo.
Ở Nhật Bản, uống Trà là một nghi lễ còn gọi là Trà đạo với nhiều loại Trà rất quý hiếm và đặc biệt.
Ở đây xin điểm qua mấy loại Trà quý tộc sau:
Tại một tỉnh của Trung Hoa có một ngọn núi Thắt Cổ Bồng, trên đỉnh núi có một rừng Trà nhỏ, Trà này có hương vị rất riêng và trân quý song con người không thể leo lên để thu hoạch được. Người ta phải nuôi một đàn khỉ lông trắng có tài leo núi và huấn luyện cho chúng hái được Trà và bỏ vào chiếc giỏ đeo cùng, loại Trà này có tên “Bạch mao Trà”.
Thời nhà Thanh – Trung Quốc có loại Trà gọi là “Trảm mã Trà”. Rừng Trà ở Vũ Di Sơn có một loại Trà đặc biệt thơm ngon, song ở đây có nhiều hổ báo sài lang, con người không thể vào được. Triều đình cho nuôi một đàn ngựa và để chúng thiếu ăn rồi thả vào núi Trà. Đặc biệt trong núi có một con suối tên là Ô Long (rồng đen). Nước suối có màu đen do những lá Trà rơi xuống và tan dần trong suối nên nước suối có màu đen. Đàn ngựa vào rừng bị mãnh thú giết chết, chỉ còn lại một số vì bị bỏ đói nên lao vào ăn những lá Trà. Sau đó chúng xuống suối Ô Long uống nước và trở ra. Khi ra lại bị mãnh thú giết mất một số, chỉ những chú ngựa nhanh nhẹn, cường tráng mới về đến nơi được. Ngay khi về tới chuồng thì các đao phủ chặt đầu ngựa rồi mổ bụng lấy Trà ra giao cho Giám Trà Quân tổ chức sao, tẩm sấy và bảo quản. Như vậy, mỗi cân, mỗi lạng Trà có giá tương ứng với giá những con tuấn mã đã bị chết trong quá trình đi hái Trà. Loại Trà này nổi tiếng trên thế giới là vậy.
Trảm mã Trà còn thua một loại Trà quý hiếm và đắt giá có tên là Trà Trùng diệp:
Tại vùng Hoa Bắc nước Trung Hoa có một miền rừng thẳm tuyết dày, u u minh minh, có những cây Trà vài ngàn năm tuổi với những lá Trà, búp Trà, đặc biệt trên đó tồn tại một loại sâu gọi là “Trùng diệp” (sâu lá). Loại sâu này rất giống chiếc lá, rất khó phân biệt và chúng có nọc cực độc, chỉ cần một nốt chích là làm chết đối tượng nên người ta không dám vào rừng để hái Trà. Chỉ có những Đạo sĩ mới đủ can đảm để vào rừng, năm bảy Đạo sĩ đi hái Trà thì chỉ một hai người là còn sống. Các Ngài sao Trà nghiền thành bột đựng vào túi gấm; Trên đường truyền đạo họ ghé vào nhà dân xin một ấm nước sôi dùng móng tay gẩy một chút bột Trà vào ấm và sẽ thơm lừng mùi Trà. Đặc biệt, Trà có tính năng thư giãn, thanh lọc tâm hồn, đánh thức các giác quan vươn tới tầng năng lượng cao hơn, thành một thứ “tiên dược” chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo.
Loại Trà này là “vô giá” bởi vì mỗi ấm Trà tương ứng với tính mạng con người, hơn nữa lại là những Đạo sĩ đáng kính.
Mùa Xuân thưởng Trà dường như có cả hương xuân. Trà xuân bao giờ cũng có hương vị riêng, khác các mùa khác. Đời người có bao nhiêu? ta đâu có biết vì ta cũng chỉ là kẻ “phàm phu tục tử” mà thôi.
Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Ngẫm hay muôn sự tại trời”. Ta hiểu Trời ở đây là quy luật của tạo hóa, nó cứ tự mở đường và vận hành không theo sự chủ quan duy ý chí của con người và xin hãy để phút giao thừa linh diệu đón Xuân sang. Hãy dành phút ấy lắng nghe thân thể ta, tâm hồn ta để vui với chén Trà xuân nồng ấm trên tay.
Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet