NGUYỄN GIẢN TÂN
Hình tượng Đạt Ma Tổ sư qua bàn tay của điêu khắc gia của Nguyễn Giản Tân
Trong di sản văn hóa - nghệ thuật nói chung, điêu khắc gỗ Việt Nam được xem như là một di sản văn hóa quý giá, bởi đây là điển hình của một nền nghệ thuật mang đậm tính nhân văn, được sáng tạo qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học đã đi tìm về cội nguồn những nét đặc trưng của điêu khắc gỗ cổ của người Việt ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam.
Ngày nay, điêu khắc gỗ phần nào đi vào con đường công nghiệp hóa, song bên cạnh những chiếc máy tạo ra những sản phẩm hàng loạt ấy, vẫn còn những người thợ âm thầm ngày đêm đục đẽo, chạm khắc để biến những thanh gỗ thành những tác phẩm mang đậm nét nhân văn và đầy tính nghệ thuật.
Gặp nhau tại xưởng điêu khắc nằm trên đường Phạm Văn Bạch, Q.12, TP.HCM, điêu khắc gia (ĐKG) Nguyễn Giản Tân đã bắt đầu câu chuyện với tôi bằng lời nói mang đậm chất thiền: "Trụ tâm nhất xứ vi thiền". Nghề điêu khắc đòi hỏi người thợ phải tập trung vào hình tượng và gởi gắm tâm hồn mình vào mỗi tác phẩm, lúc ấy mới thật sự có được một tác phẩm điêu khắc đẹp. "Cũng giống như thiền định hay niệm Phật vậy! Muốn có được an lạc trong tu tập thì tâm phải "trụ" mới được" - ngưng chiếc dùi đục, anh Tân chia sẻ.
Trò chuyện với ĐKG Nguyễn Giản Tân, tôi mới hiểu rõ hơn về tấm lòng của người nghệ sĩ đối với Phật giáo, họ nghĩ về Phật giáo hết sức bình dị, đời thường và nhiệt thành. Chỉ có điều Nguyễn Giản Tân vừa có tâm với đạo, vừa thể hiện một cốt cách của "Thiền" mà không phải ai cũng cảm nhận được. Nếu không như thế thì làm sao anh bỏ ra một thời gian dài để nghiên cứu đề tài Phật giáo, để rồi cho ra đời hàng chục tác phẩm điêu khắc, đặc biệt là hình tượng Đạt Ma Tổ sư, được đánh giá là những tác phẩm nghệ thuật "vô tiền khoáng hậu". Những tác phẩm: Đạt Ma quá hải, Đạt Ma quy Tây, Đạt Ma cứu khổ, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm trì bình… là cả một quá trình sáng tạo nghiêm túc và thầm lặng. "Sau 30 năm làm nghề và nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc gỗ, tôi tìm ra một chân lý khi tạo hình tượng Phật, Bồ tát, đặc biệt là tượng Đạt Ma. Và từ đó tôi khao khát giãi bày được "linh hồn" của mỗi pho tượng, trong đó đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn", anh cho biết.
Sinh ra trên mảnh đất giàu tính nhân văn của vùng quê Kinh Bắc (Hương Mặc - Bắc Ninh) trong một gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề điêu khắc gỗ, 15 tuổi Nguyễn Giản Tân đã theo cha học nghề điêu khắc gỗ. Thuở ấy, anh ngày tháng rong ruổi đến các ngôi đình, chùa trong làng để tìm hiểu và học hỏi từ những nét chạm khắc của những người thợ tài hoa xưa. Anh dò dẫm trên từng nét chạm khắc, để rồi một ngày nào đó anh tìm cho riêng mình một phong cách mà đến hôm nay anh đã mãn nguyện phần nào về môn nghệ thuật thứ tư này. "Nhiều lúc trong chiêm bao tôi thấy dung mạo của Đức Đạt Ma Tổ sư với nhiều hình dạng khác nhau. Khi thì ngồi thiền, lúc thì bay bổng trên không trung, lúc thì thõng tay vào chợ… đến khi tỉnh giấc, tôi vội vàng phác thảo lại những dáng vẻ ấy và trầm ngâm cho đến khi tạo ra được hình tượng của Ngài. Mặt khác, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật điêu khắc, tôi luôn cân nhắc về tính đặc thù của điêu khắc gỗ Việt Nam, không thể có sự pha trộn. Và người nghệ sĩ phải có trách nhiệm gởi gắm tâm hồn mình vào mỗi tác phẩm", Giản Tân tâm sự.
Đứng trước những tác phẩm điêu khắc tượng Đạt Ma Tổ sư của Nguyễn Giản Tân, người xem có cảm giác như đang gần một vị Đạt Ma bằng xương bằng thịt. Mọi sự "đối đãi" về thiện ác, tốt xấu, đúng sai dường như khép lại để nhường chỗ cho sự cảm nhận về mỹ cảm và sự thăng hoa tinh thần. Mỗi bức tượng là một cung bậc nghệ thuật khác nhau, chất chứa tấm lòng của người nghệ sĩ, tất cả là sự tìm tòi và ẩn chứa bao cái ý, cái tình xen lẫn những tư duy, mong ước về đạo và đời. Bút pháp chạm khắc khá tinh tế, phóng khoáng như lòng người vậy! "Nguyễn Giản Tân là một trong những tên tuổi hiếm hoi trong làng điêu khắc gỗ tại TP.HCM. Những tác phẩm của anh thường lấy nguồn cảm hứng từ đề tài Phật giáo, đặc biệt là tượng Đạt Ma; cái hồn của mỗi tác phẩm luôn bàng bạc một tinh thần Thiền học, một tâm hồn rộng mở mang đậm nét nhân văn. Có thể nói, chất thiền luôn bồng bềnh trong từng nét chạm khắc của Nguyễn Giản Tân, làm thăng hoa nét đẹp thẩm mỹ, tô điểm thêm tâm hồn. Đó là Thiền…", nhà sưu tập Nguyễn Văn Hải nhận định về tác phẩm của Tân.
Vừa tròn 50 tuổi nhưng Nguyễn Giản Tân phải mất hơn 30 năm rong ruổi tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc trong từng khoảnh khắc của không gian và thời gian. Để rồi từ đó, anh ung dung tận hưởng những niềm đam mê trong sáng tạo nghệ thuật; và cũng để rồi từ đó, anh tìm cho mình một con đường đến với "Đạo". Ở nơi anh, làm nghệ thuật bằng tất cả tâm trí đó là con đường dẫn đến Thiền định.
Sưu tầm: Giác Ngộ
Trong di sản văn hóa - nghệ thuật nói chung, điêu khắc gỗ Việt Nam được xem như là một di sản văn hóa quý giá, bởi đây là điển hình của một nền nghệ thuật mang đậm tính nhân văn, được sáng tạo qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học đã đi tìm về cội nguồn những nét đặc trưng của điêu khắc gỗ cổ của người Việt ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam.
Ngày nay, điêu khắc gỗ phần nào đi vào con đường công nghiệp hóa, song bên cạnh những chiếc máy tạo ra những sản phẩm hàng loạt ấy, vẫn còn những người thợ âm thầm ngày đêm đục đẽo, chạm khắc để biến những thanh gỗ thành những tác phẩm mang đậm nét nhân văn và đầy tính nghệ thuật.
Gặp nhau tại xưởng điêu khắc nằm trên đường Phạm Văn Bạch, Q.12, TP.HCM, điêu khắc gia (ĐKG) Nguyễn Giản Tân đã bắt đầu câu chuyện với tôi bằng lời nói mang đậm chất thiền: "Trụ tâm nhất xứ vi thiền". Nghề điêu khắc đòi hỏi người thợ phải tập trung vào hình tượng và gởi gắm tâm hồn mình vào mỗi tác phẩm, lúc ấy mới thật sự có được một tác phẩm điêu khắc đẹp. "Cũng giống như thiền định hay niệm Phật vậy! Muốn có được an lạc trong tu tập thì tâm phải "trụ" mới được" - ngưng chiếc dùi đục, anh Tân chia sẻ.
Trò chuyện với ĐKG Nguyễn Giản Tân, tôi mới hiểu rõ hơn về tấm lòng của người nghệ sĩ đối với Phật giáo, họ nghĩ về Phật giáo hết sức bình dị, đời thường và nhiệt thành. Chỉ có điều Nguyễn Giản Tân vừa có tâm với đạo, vừa thể hiện một cốt cách của "Thiền" mà không phải ai cũng cảm nhận được. Nếu không như thế thì làm sao anh bỏ ra một thời gian dài để nghiên cứu đề tài Phật giáo, để rồi cho ra đời hàng chục tác phẩm điêu khắc, đặc biệt là hình tượng Đạt Ma Tổ sư, được đánh giá là những tác phẩm nghệ thuật "vô tiền khoáng hậu". Những tác phẩm: Đạt Ma quá hải, Đạt Ma quy Tây, Đạt Ma cứu khổ, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm trì bình… là cả một quá trình sáng tạo nghiêm túc và thầm lặng. "Sau 30 năm làm nghề và nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc gỗ, tôi tìm ra một chân lý khi tạo hình tượng Phật, Bồ tát, đặc biệt là tượng Đạt Ma. Và từ đó tôi khao khát giãi bày được "linh hồn" của mỗi pho tượng, trong đó đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn", anh cho biết.
Sinh ra trên mảnh đất giàu tính nhân văn của vùng quê Kinh Bắc (Hương Mặc - Bắc Ninh) trong một gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề điêu khắc gỗ, 15 tuổi Nguyễn Giản Tân đã theo cha học nghề điêu khắc gỗ. Thuở ấy, anh ngày tháng rong ruổi đến các ngôi đình, chùa trong làng để tìm hiểu và học hỏi từ những nét chạm khắc của những người thợ tài hoa xưa. Anh dò dẫm trên từng nét chạm khắc, để rồi một ngày nào đó anh tìm cho riêng mình một phong cách mà đến hôm nay anh đã mãn nguyện phần nào về môn nghệ thuật thứ tư này. "Nhiều lúc trong chiêm bao tôi thấy dung mạo của Đức Đạt Ma Tổ sư với nhiều hình dạng khác nhau. Khi thì ngồi thiền, lúc thì bay bổng trên không trung, lúc thì thõng tay vào chợ… đến khi tỉnh giấc, tôi vội vàng phác thảo lại những dáng vẻ ấy và trầm ngâm cho đến khi tạo ra được hình tượng của Ngài. Mặt khác, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật điêu khắc, tôi luôn cân nhắc về tính đặc thù của điêu khắc gỗ Việt Nam, không thể có sự pha trộn. Và người nghệ sĩ phải có trách nhiệm gởi gắm tâm hồn mình vào mỗi tác phẩm", Giản Tân tâm sự.
Đứng trước những tác phẩm điêu khắc tượng Đạt Ma Tổ sư của Nguyễn Giản Tân, người xem có cảm giác như đang gần một vị Đạt Ma bằng xương bằng thịt. Mọi sự "đối đãi" về thiện ác, tốt xấu, đúng sai dường như khép lại để nhường chỗ cho sự cảm nhận về mỹ cảm và sự thăng hoa tinh thần. Mỗi bức tượng là một cung bậc nghệ thuật khác nhau, chất chứa tấm lòng của người nghệ sĩ, tất cả là sự tìm tòi và ẩn chứa bao cái ý, cái tình xen lẫn những tư duy, mong ước về đạo và đời. Bút pháp chạm khắc khá tinh tế, phóng khoáng như lòng người vậy! "Nguyễn Giản Tân là một trong những tên tuổi hiếm hoi trong làng điêu khắc gỗ tại TP.HCM. Những tác phẩm của anh thường lấy nguồn cảm hứng từ đề tài Phật giáo, đặc biệt là tượng Đạt Ma; cái hồn của mỗi tác phẩm luôn bàng bạc một tinh thần Thiền học, một tâm hồn rộng mở mang đậm nét nhân văn. Có thể nói, chất thiền luôn bồng bềnh trong từng nét chạm khắc của Nguyễn Giản Tân, làm thăng hoa nét đẹp thẩm mỹ, tô điểm thêm tâm hồn. Đó là Thiền…", nhà sưu tập Nguyễn Văn Hải nhận định về tác phẩm của Tân.
Vừa tròn 50 tuổi nhưng Nguyễn Giản Tân phải mất hơn 30 năm rong ruổi tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc trong từng khoảnh khắc của không gian và thời gian. Để rồi từ đó, anh ung dung tận hưởng những niềm đam mê trong sáng tạo nghệ thuật; và cũng để rồi từ đó, anh tìm cho mình một con đường đến với "Đạo". Ở nơi anh, làm nghệ thuật bằng tất cả tâm trí đó là con đường dẫn đến Thiền định.
Sưu tầm: Giác Ngộ