Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.1): Khi vẽ Thần trở thành chủ đề cấm
Trong một số cuốn sách lịch sử nghệ thuật xuất bản ở Trung Quốc, rất nhiều đều viết rằng: ‘Các họa sĩ Hà Lan đương thời không vẽ các chủ đề tôn giáo và thần thoại, là kết quả của sự dũng cảm thoát ly khỏi gông cùm của các chủ đề tôn giáo truyền thống và truy cầu tự do’. Nói như vậy cách xa sự thật hàng ngàn dặm…
Văn nghệ Phục hưng huy hoàng xán lạn có thể được mô tả là thời kỳ trọng yếu nhất trong lịch sử nền nghệ thuật phương Tây. Ảnh hưởng của nó rất sâu rộng, chấn hưng quá khứ và soi sáng hiện tại. Nền mỹ thuật trong thời kỳ văn nghệ Phục hưng của văn minh nhân loại đã hướng đến sự thành thục, và có ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật phương Tây trong hai trăm năm tiếp theo.
Tuy nhiên, từ giác độ lịch sử mà xét, hai trăm năm sau thời kỳ văn nghệ Phục hưng là một giai đoạn mà các yếu tố tương sinh tương khắc xảy ra xung đột vừa kịch liệt vừa tinh vi, sự cân bằng âm dương dần bị đả phá, sự lẫn tạp của các yếu tố liên quan xuất hiện, mà trong một phạm vi thâm sâu đằng sau nó, không có một tác giả nào có thể giải thích rõ ràng trong một hai bài viết. Vì vậy, ở những bài viết trong chủ đề này, tác giả chỉ dựa trên sự lý giải nông cạn của cá nhân, từ một vài phương diện đơn giản mà nói sơ qua về tình huống chung của mỹ thuật phương Tây đương thời, cũng như một số khai thị về giai đoạn lịch sử này.
Ý thức và vật chất
Với tư cách là một phạm trù tư tưởng rất mạnh mẽ, nghệ thuật bản thân nó với các yếu tố như ý thức và lý niệm là có nhân tố liên hệ mật thiết. Hội họa, điêu khắc và các hình thức nghệ thuật khác thường trước hết có một lý niệm nghệ thuật, sau đó thông qua việc vận dụng hợp lý các kỹ pháp nghệ thuật mà được thể hiện ra bằng những chất liệu vật chất cụ thể. Quá trình này hoàn toàn ngược lại với luận điểm “vật chất quyết định ý thức” mà chủ nghĩa duy vật tôn sùng. Trên thực tế, khi một người làm gì đó, đều là dựa vào ý thức tư tưởng của anh ta khống chế hành động của thân thể vật chất của anh ta – ý thức tư tưởng của anh ta mới là có tác dụng quyết định.
Tất nhiên hiện nay, bất luận là giới khoa học hay giới triết học, đều đã chứng minh được rằng bản thân ý thức chính là một loại vật chất, và mối quan hệ giữa chúng thực ra không phải là mối quan hệ đối lập tương hỗ. Chỉ là độc giả Trung Quốc đều học lý luận chủ nghĩa duy vật trong trường học, vì vậy để loại trừ loại quan niệm sai lầm này, chúng tôi trước tiên giả thuyết tách biệt vật chất và ý thức.
Trong các bài viết về lịch sử mỹ thuật Trung Quốc, giới nghiên cứu học thuật có thói quen gắn nghệ thuật với kinh tế, khiến người ta lầm tưởng rằng các nhà nghiên cứu mỹ thuật Trung Quốc đều là những nhà kinh tế học. Đây là xuất phát từ quan điểm của “thuyết vật chất quyết định ý thức” của chủ nghĩa duy vật, hay “thuyết kinh tế quyết định”, dùng bạch thoại (vô căn cứ) mà giảng rằng từ cổ chí kim, có tiền là có thể quyết định mọi thứ. Từ giác độ lịch sử mà xét, lý luận sáo rỗng này có quan hệ mật thiết với các hội kín cận đại và các thể chế tài chính xã hội, nhưng vì nó không phải là trọng tâm của bài viết này, nên người viết sẽ không bình thuật về nó ở đây, mà chỉ dựa trên đạo lý đơn giản để nói về nó từ biểu hiện bề mặt.
Vậy có tiền liệu có thể quyết định tất cả? Không thiếu người coi thường kim tiền trong xã hội coi trọng kinh tế ngày nay; còn cách đây nhiều thế kỷ, ở nhiều quốc gia, phú thương giàu có nằm giữa những người bình thường; bất luận ông ta có bao nhiêu tiền, nếu ông ta không thuộc giai tầng quý tộc hay tăng lữ, thì ông ta thậm chí sẽ không có quyền phát ngôn trên thượng tầng xã hội.
Vì sao? Điều này là thuận theo quan niệm rằng ý thức tư tưởng của con người là yếu tố quyết định, chứ không phải vật chất kim tiền quyết định. Ý thức quần thể của cổ nhân tin rằng đó là lẽ dĩ nhiên, là thiên kinh địa ý: người ta không thể vì có tiền mà liền có thể có quyền phát ngôn đồng đẳng với các tăng lữ (những người tu hành theo Phật giáo, Đạo giáo), hoặc các vương công quý tộc (những người có quyền thiêng liêng được Thần ban). Tất cả đều bắt nguồn từ sự kính ngưỡng của người xưa đối với Thần.
Đạo lý tương tự là, nếu muốn nghiên cứu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật trong thời kỳ mà tín ngưỡng tôn giáo chiếm địa vị chủ đạo trong nền văn minh trong lịch sử, mà không xem xét các loại quan niệm tư tưởng tương ứng, thì rất khó để minh xác con đường phát triển của nghệ thuật. Không ít các tác phẩm nghệ thuật trong lịch sử đều có thể thể hiện tín ngưỡng, lý niệm và nghệ thuật quan ẩn hàm đằng sau chúng. Từ một tầng thấp mà xét, sự phát triển của nghệ thuật nhân loại cũng là triển hiện sự giao phong tương hỗ của các chủng ý thức – mà ý thức tự bản thân nó là sống và có linh tính. Lý niệm tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật và chất liệu vật chất mà nó biểu hiện ra chính là quan hệ nhất thể lưỡng diện. Từ góc độ này mà nói, ý thức và vật chất là thống nhất. Dưới đây, chúng ta hãy nói về những triển hiện cụ thể của những yếu tố này trong lịch sử mỹ thuật.
Khi vẽ Thần trở thành chủ đề cấm…
Không có một kết luận thống nhất về sự kết thúc của thời kỳ văn nghệ Phục hưng trong giới học thuật, nhưng nhìn chung người ta tin rằng, kể từ thế kỷ XVII là không còn thuộc về thời kỳ Phục hưng. Vì vậy, chúng ta tạm hiểu giai đoạn hai trăm năm sau thời kỳ văn nghệ Phục hưng là một con số khái quát, tức là có phạm vi trong thế kỷ XVII – XVIII.
Đặc điểm minh hiển nhất của thời kỳ này là sự khác biệt rất lớn trong việc lựa chọn chủ đề nghệ thuật ở các quốc gia và khu vực khác nhau. Sự khác biệt này bắt nguồn từ ảnh hưởng của cuộc cải cách công giáo vào thế kỷ XVI đối với nghệ thuật. So với Thiên Chúa giáo nguyên thủy, thái độ đối với nghệ thuật của Tân giáo (Protestantism, hay đạo Tin lành) rất khác so với tôn giáo truyền thống trước đây do sự khác biệt về giáo lý.
Để tránh nhầm lẫn về mặt thuật ngữ, cần phải phân biệt rằng, Hán ngữ thường dùng từ “Cơ đốc giáo” để chỉ Tân giáo, cách gọi này thực ra là sai. Cơ đốc giáo là một khái niệm công giáo tổng thể, trong đó bao hàm Thiên Chúa giáo, Đông Chánh giáo, Tân giáo v.v… và nhiều chi phái phụ khác, có lịch sử hai nghìn năm. Nhưng Tân giáo (Đạo Tin lành) là một nhánh của Cơ đốc giáo được kiến lập sau cải cách tôn giáo ở phương Tây vào thế kỷ XVI, được thành lập cách đây gần 500 năm; và hai gia phái Tân và Cựu này hoàn toàn bất đồng về khái niệm.
Tân giáo cực lực phản đối việc thờ phụng ngẫu tượng và Thánh tượng, lý giải của họ so với của Thiên Chúa giáo về “thờ ngẫu tượng” là bất đồng, khiến cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đã bị ‘kết án tử hình’. Các tác phẩm đầu tiên phải chịu đựng là tác phẩm điêu khắc với các thuộc tính không gian ba chiều. Những bức tượng điêu khắc Chúa Giê-su và Thánh Maria trong giáo đường có thể dễ dàng bị định nghĩa là sùng bái ngẫu tượng, điều này đã kích động không ít tín đồ Tân giáo cuồng tín xông vào giáo đường hủy hoại tượng, xóa phù điêu, đập vỡ cửa sổ kính, đốt tranh. Vì đối với nhiều người theo Tân giáo, thần tính của Đức Chúa Trời không cần phải thông qua phù hiệu và đồ tượng để hiển thị, và tất cả huyễn diệu phù hoa hào nhoáng đều có tác dụng phụ diện nên không thể lưu tồn. Do đó, nhiều giáo đường Tân giáo mà chúng ta thấy ngày nay được quét sơn trắng, không có tranh vẽ hay tác phẩm điêu khắc bên trong, và tất cả các yếu tố trang trí đều được giảm thiểu và cố gắng hướng đến sự giản khiết.
Vì văn nghệ thời Phục hưng và mỹ thuật được các nghệ sĩ tiền bối lấy các tác phẩm hội họa và điêu khắc tôn giáo làm chủ đạo, kinh nghiệm sáng tác và lý luận nghệ thuật được tích lũy bởi các nghệ sĩ của các triều đại trước đây chủ yếu tập trung vào phương diện khắc họa các Thánh đồ. Tuy nhiên, kể từ khi xuất hiện “Phong trào phá hủy tượng Thánh” vào giữa và cuối thế kỷ 16, tại các quốc gia và khu vực do Tân giáo khống chế, những người làm mỹ thuật đã phải từ bỏ các chủ đề truyền thống chủ đạo, chuyển sang tìm kiếm đơn đặt hàng cho các đề tài thế tục hoặc bên lề để hỗ trợ gia đình của họ. Tuy nhiên, các tác phẩm này đại đa số là thiếu tính tư tưởng, hơn nữa lý luận nghệ thuật vốn có đã bị “tự phế”, dẫn đến mỹ thuật tại rất nhiều quốc gia và khu vực theo Tân giáo đã nhanh chóng sa sút. Ví dụ, sau thời của Albrecht Dürer (họa sĩ người Đức, 1471-1528) và Hans Holbein the Younger (họa sĩ người Đức, khoảng 1497-1543), tần suất xuất hiện tên tuổi của các nghệ sĩ khác ở đất nước họ trong các cuốn sách lịch sử nghệ thuật rõ ràng là giảm thiểu.
Đất nước Tân giáo tương đối “an toàn” qua cuộc khủng hoảng chuyển đổi nghệ thuật này là Hà Lan. Bởi vì những người theo đạo Tin lành Flemish đã sớm có truyền thống khắc họa rất nhiều chi tiết khi vẽ các tế đàn tông giáo. Để làm cho những câu chuyện và khung cảnh được thể hiện trong tác phẩm trở nên chân thực, các họa sĩ không chỉ khắc họa tinh tế các nhân vật chủ thể trong tranh, mà còn dùng sự kiên nhẫn phi thường và kỹ thuật tinh tế để khắc họa tất cả các hình tượng hoa lá, cỏ cây, tĩnh vật, chim thú và phong cảnh xuất hiện trong các tác phẩm. Bằng cách này, các mỹ thuật gia trong lĩnh vực đó đã thực hiện các nghiên cứu hệ thống chuyên môn về các loại hình tượng này. Do đó, khi Tân giáo không cho phép mỹ thuật gia thể hiện các đề tài của Thiên Chúa giáo truyền thống, thì các đề tài như tĩnh vật, phong cảnh, chân dung và tranh phong tục có thể hỗ trợ các nghệ sĩ Hà Lan lúc đó.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể duy trì sức sống hạn chế của nghệ thuật đương đại và sự thịnh vượng tạm thời trên thị trường nghệ thuật trong một thời gian nhất định, tình huống này được thể hiện trong thế kỷ XVII. Do lệnh cấm của Tân giáo, các mỹ thuật gia phải tránh những chủ đề Thần Thánh, bao gồm cả thần thoại Hy Lạp cổ đại, chỉ đi sâu vào hội họa dân gian, tĩnh vật, chân dung và các đề tài không cần quá nhiều tính tư tưởng. Điều này khiến nghệ thuật trong tâm trí của nhiều người đã trở thành một loại hàng hóa thuần túy.
Trong niên đại mà toàn dân tín Thần, khi mọi người đối mặt với các tác phẩm nghệ thuật thể hiện các vị Thần hoặc Thánh đồ, họ đều đối đãi thận trọng và tôn sùng; nhưng khi một số lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật bị thoát ly khỏi mối quan hệ Thần Thánh này, nghệ thuật sẽ trở thành một thứ đồ chơi trong bàn tay của con người – người ta có thể tùy ý “chơi nghệ thuật”, cải biến truyền thống một cách tùy ý mà không bị áp lực về tư tưởng, khiến cho thẩm mỹ thời thượng biến đổi nhanh chóng. Các mỹ thuật gia căn cứ theo trào lưu biến hóa không ngừng mà thay đổi loạn xạ kỹ pháp mỹ thuật, dùng các chủng phong cách biểu hiện tân thời để bù đắp sự khiếm khuyết tính tư tưởng của tác phẩm, dẫn đến trào lưu nghệ thuật dần trở nên nông cạn và bề mặt hóa. Các mỹ thuật gia cũng dần mất đi địa vị cao thượng của họ trong thời đại văn nghệ Phục hưng Tam kiệt, và bị công chúng coi thuần túy là nghệ nhân hay thợ thủ công.
Tất nhiên, mọi thứ không phải là tuyệt đối. Ở Hà Lan vào thời điểm đó, bạn cũng có thể thấy một số lượng nhỏ các tác phẩm nghệ thuật biểu hiện Thần và Thánh đồ — vì xét cho cùng, sẽ luôn có những người yêu thích loại chủ đề này, ví dụ như, Rembrandt đã vẽ một số bức họa chủ đề tôn giáo. Trong thời đại thương nghiệp cường thịnh, lệnh cấm của Tân giáo không quá nghiêm khắc và tuyệt đối, vì vẫn có một số cư dân ở Hà Lan âm thầm tín phụng Thiên Chúa giáo. Những bộ sưu tập tư nhân về đề tài này sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm, nhưng đại bộ phận các nghệ sĩ vẫn lựa chọn né tránh lĩnh vực này.
Trong một số cuốn sách lịch sử nghệ thuật xuất bản ở Trung Quốc, rất nhiều đều viết rằng: ‘Các họa sĩ Hà Lan đương thời không vẽ các chủ đề tôn giáo và thần thoại, là kết quả của sự dũng cảm thoát ly khỏi gông cùm của các chủ đề tôn giáo truyền thống và truy cầu tự do’. Nói như vậy cách xa sự thật hàng ngàn dặm. Vào thế kỷ XVI và XVII, tín ngưỡng tôn giáo vẫn có địa vị chủ đạo chiếm cứ tư tưởng của người châu Âu, và các họa sĩ vì để tuân theo các yêu cầu tôn giáo của giáo phái họ mà mới làm như vậy. Bởi vì sách giáo khoa nghệ thuật của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “Chủ nghĩa duy vật lịch sử” làm cơ điểm, hữu ý bỏ qua tất cả các yếu tố tín ngưỡng và Thần học đã chủ đạo tư tưởng nhân loại trong lịch sử lâu dài, do đó chúng đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược với sự thật.
Vào thế kỷ XVII, “Thời đại vàng kim của Hà Lan”, nền kinh tế phát đạt, và thị trường nghệ thuật hưng thịnh, có hàng triệu tác phẩm hội họa được sản xuất, nhưng không tạo ra được nhiều bậc thầy nghệ thuật. Những nghệ thuật gia như Rembrandt và Johannes Vermeer mà mọi người quen thuộc ngày nay không được ngưỡng mộ vào thời đó, và họ thậm chí đã có lúc nghèo khó, kiếm sống rất khó khăn. Từ sử sách, chúng ta có thể thấy rằng sau thời kỳ thịnh vượng ngắn ngủi trong vài thập kỷ, nền mỹ thuật Hà Lan đã đi đến chỗ sa sút.
Những ai quen nhìn lịch sử từ giác độ kinh tế sẽ nghĩ rằng, sự sụp đổ của nền mỹ thuật Hà Lan là do quốc lực suy thoái sau đó. Đúng là sự phát triển của nghệ thuật cần có sự hỗ trợ nhất định về tài chính, nhưng kinh tế không phải là nhân tố quyết định. Trong lịch sử, các quốc gia lấy Tân giáo làm chủ chưa bao giờ thiếu quốc lực, chẳng hạn như Đế quốc Anh, được mệnh danh là đế quốc “mặt trời không bao giờ lặn”, và siêu cường Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, họ nói chung đều không có nhiều thiên chương phong phú và đầy màu sắc lưu lại trong lịch sử nghệ thuật.
Bất luận người ta nghĩ gì, sự thật luôn thắng lời hùng biện. Việc cấm chỉ Thần Thánh được biểu hiện trong nghệ thuật thực chất chính là đang ‘cắt xẻo’ bộ phận chủ yếu nhất của nghệ thuật, phá hoại căn bản của nghệ thuật, và tất yếu sẽ tạo thành sự suy tàn của nghệ thuật. Từ góc độ văn hóa, nếu tất cả các tác phẩm mỹ thuật đều không thể hiện Thần, thì con người khó có thể biết được hình tượng của Thần; ngay cả khi có miêu tả bằng ngôn ngữ, thì so với việc nhìn thấy hình tượng cụ thể vẫn có sự khác biệt rất lớn, bộ phận văn hóa này sẽ xuất hiện khuyết lậu trên phương diện khái niệm trực quan. Lịch sử của nhân loại là được Thần an bài, Thần cũng không cho phép nghệ thuật phát triển trường thịnh bất suy ở những địa khu cấm chỉ vẽ tranh, khắc họa Thần Thánh.
Uống Trà Thôi
Theo dkn
Văn nghệ Phục hưng huy hoàng xán lạn có thể được mô tả là thời kỳ trọng yếu nhất trong lịch sử nền nghệ thuật phương Tây. Ảnh hưởng của nó rất sâu rộng, chấn hưng quá khứ và soi sáng hiện tại. Nền mỹ thuật trong thời kỳ văn nghệ Phục hưng của văn minh nhân loại đã hướng đến sự thành thục, và có ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật phương Tây trong hai trăm năm tiếp theo.
Tuy nhiên, từ giác độ lịch sử mà xét, hai trăm năm sau thời kỳ văn nghệ Phục hưng là một giai đoạn mà các yếu tố tương sinh tương khắc xảy ra xung đột vừa kịch liệt vừa tinh vi, sự cân bằng âm dương dần bị đả phá, sự lẫn tạp của các yếu tố liên quan xuất hiện, mà trong một phạm vi thâm sâu đằng sau nó, không có một tác giả nào có thể giải thích rõ ràng trong một hai bài viết. Vì vậy, ở những bài viết trong chủ đề này, tác giả chỉ dựa trên sự lý giải nông cạn của cá nhân, từ một vài phương diện đơn giản mà nói sơ qua về tình huống chung của mỹ thuật phương Tây đương thời, cũng như một số khai thị về giai đoạn lịch sử này.
Ý thức và vật chất
Với tư cách là một phạm trù tư tưởng rất mạnh mẽ, nghệ thuật bản thân nó với các yếu tố như ý thức và lý niệm là có nhân tố liên hệ mật thiết. Hội họa, điêu khắc và các hình thức nghệ thuật khác thường trước hết có một lý niệm nghệ thuật, sau đó thông qua việc vận dụng hợp lý các kỹ pháp nghệ thuật mà được thể hiện ra bằng những chất liệu vật chất cụ thể. Quá trình này hoàn toàn ngược lại với luận điểm “vật chất quyết định ý thức” mà chủ nghĩa duy vật tôn sùng. Trên thực tế, khi một người làm gì đó, đều là dựa vào ý thức tư tưởng của anh ta khống chế hành động của thân thể vật chất của anh ta – ý thức tư tưởng của anh ta mới là có tác dụng quyết định.
Tất nhiên hiện nay, bất luận là giới khoa học hay giới triết học, đều đã chứng minh được rằng bản thân ý thức chính là một loại vật chất, và mối quan hệ giữa chúng thực ra không phải là mối quan hệ đối lập tương hỗ. Chỉ là độc giả Trung Quốc đều học lý luận chủ nghĩa duy vật trong trường học, vì vậy để loại trừ loại quan niệm sai lầm này, chúng tôi trước tiên giả thuyết tách biệt vật chất và ý thức.
Trong các bài viết về lịch sử mỹ thuật Trung Quốc, giới nghiên cứu học thuật có thói quen gắn nghệ thuật với kinh tế, khiến người ta lầm tưởng rằng các nhà nghiên cứu mỹ thuật Trung Quốc đều là những nhà kinh tế học. Đây là xuất phát từ quan điểm của “thuyết vật chất quyết định ý thức” của chủ nghĩa duy vật, hay “thuyết kinh tế quyết định”, dùng bạch thoại (vô căn cứ) mà giảng rằng từ cổ chí kim, có tiền là có thể quyết định mọi thứ. Từ giác độ lịch sử mà xét, lý luận sáo rỗng này có quan hệ mật thiết với các hội kín cận đại và các thể chế tài chính xã hội, nhưng vì nó không phải là trọng tâm của bài viết này, nên người viết sẽ không bình thuật về nó ở đây, mà chỉ dựa trên đạo lý đơn giản để nói về nó từ biểu hiện bề mặt.
Vậy có tiền liệu có thể quyết định tất cả? Không thiếu người coi thường kim tiền trong xã hội coi trọng kinh tế ngày nay; còn cách đây nhiều thế kỷ, ở nhiều quốc gia, phú thương giàu có nằm giữa những người bình thường; bất luận ông ta có bao nhiêu tiền, nếu ông ta không thuộc giai tầng quý tộc hay tăng lữ, thì ông ta thậm chí sẽ không có quyền phát ngôn trên thượng tầng xã hội.
Vì sao? Điều này là thuận theo quan niệm rằng ý thức tư tưởng của con người là yếu tố quyết định, chứ không phải vật chất kim tiền quyết định. Ý thức quần thể của cổ nhân tin rằng đó là lẽ dĩ nhiên, là thiên kinh địa ý: người ta không thể vì có tiền mà liền có thể có quyền phát ngôn đồng đẳng với các tăng lữ (những người tu hành theo Phật giáo, Đạo giáo), hoặc các vương công quý tộc (những người có quyền thiêng liêng được Thần ban). Tất cả đều bắt nguồn từ sự kính ngưỡng của người xưa đối với Thần.
Đạo lý tương tự là, nếu muốn nghiên cứu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật trong thời kỳ mà tín ngưỡng tôn giáo chiếm địa vị chủ đạo trong nền văn minh trong lịch sử, mà không xem xét các loại quan niệm tư tưởng tương ứng, thì rất khó để minh xác con đường phát triển của nghệ thuật. Không ít các tác phẩm nghệ thuật trong lịch sử đều có thể thể hiện tín ngưỡng, lý niệm và nghệ thuật quan ẩn hàm đằng sau chúng. Từ một tầng thấp mà xét, sự phát triển của nghệ thuật nhân loại cũng là triển hiện sự giao phong tương hỗ của các chủng ý thức – mà ý thức tự bản thân nó là sống và có linh tính. Lý niệm tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật và chất liệu vật chất mà nó biểu hiện ra chính là quan hệ nhất thể lưỡng diện. Từ góc độ này mà nói, ý thức và vật chất là thống nhất. Dưới đây, chúng ta hãy nói về những triển hiện cụ thể của những yếu tố này trong lịch sử mỹ thuật.
Khi vẽ Thần trở thành chủ đề cấm…
Không có một kết luận thống nhất về sự kết thúc của thời kỳ văn nghệ Phục hưng trong giới học thuật, nhưng nhìn chung người ta tin rằng, kể từ thế kỷ XVII là không còn thuộc về thời kỳ Phục hưng. Vì vậy, chúng ta tạm hiểu giai đoạn hai trăm năm sau thời kỳ văn nghệ Phục hưng là một con số khái quát, tức là có phạm vi trong thế kỷ XVII – XVIII.
Đặc điểm minh hiển nhất của thời kỳ này là sự khác biệt rất lớn trong việc lựa chọn chủ đề nghệ thuật ở các quốc gia và khu vực khác nhau. Sự khác biệt này bắt nguồn từ ảnh hưởng của cuộc cải cách công giáo vào thế kỷ XVI đối với nghệ thuật. So với Thiên Chúa giáo nguyên thủy, thái độ đối với nghệ thuật của Tân giáo (Protestantism, hay đạo Tin lành) rất khác so với tôn giáo truyền thống trước đây do sự khác biệt về giáo lý.
Để tránh nhầm lẫn về mặt thuật ngữ, cần phải phân biệt rằng, Hán ngữ thường dùng từ “Cơ đốc giáo” để chỉ Tân giáo, cách gọi này thực ra là sai. Cơ đốc giáo là một khái niệm công giáo tổng thể, trong đó bao hàm Thiên Chúa giáo, Đông Chánh giáo, Tân giáo v.v… và nhiều chi phái phụ khác, có lịch sử hai nghìn năm. Nhưng Tân giáo (Đạo Tin lành) là một nhánh của Cơ đốc giáo được kiến lập sau cải cách tôn giáo ở phương Tây vào thế kỷ XVI, được thành lập cách đây gần 500 năm; và hai gia phái Tân và Cựu này hoàn toàn bất đồng về khái niệm.
Tân giáo cực lực phản đối việc thờ phụng ngẫu tượng và Thánh tượng, lý giải của họ so với của Thiên Chúa giáo về “thờ ngẫu tượng” là bất đồng, khiến cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đã bị ‘kết án tử hình’. Các tác phẩm đầu tiên phải chịu đựng là tác phẩm điêu khắc với các thuộc tính không gian ba chiều. Những bức tượng điêu khắc Chúa Giê-su và Thánh Maria trong giáo đường có thể dễ dàng bị định nghĩa là sùng bái ngẫu tượng, điều này đã kích động không ít tín đồ Tân giáo cuồng tín xông vào giáo đường hủy hoại tượng, xóa phù điêu, đập vỡ cửa sổ kính, đốt tranh. Vì đối với nhiều người theo Tân giáo, thần tính của Đức Chúa Trời không cần phải thông qua phù hiệu và đồ tượng để hiển thị, và tất cả huyễn diệu phù hoa hào nhoáng đều có tác dụng phụ diện nên không thể lưu tồn. Do đó, nhiều giáo đường Tân giáo mà chúng ta thấy ngày nay được quét sơn trắng, không có tranh vẽ hay tác phẩm điêu khắc bên trong, và tất cả các yếu tố trang trí đều được giảm thiểu và cố gắng hướng đến sự giản khiết.
Vì văn nghệ thời Phục hưng và mỹ thuật được các nghệ sĩ tiền bối lấy các tác phẩm hội họa và điêu khắc tôn giáo làm chủ đạo, kinh nghiệm sáng tác và lý luận nghệ thuật được tích lũy bởi các nghệ sĩ của các triều đại trước đây chủ yếu tập trung vào phương diện khắc họa các Thánh đồ. Tuy nhiên, kể từ khi xuất hiện “Phong trào phá hủy tượng Thánh” vào giữa và cuối thế kỷ 16, tại các quốc gia và khu vực do Tân giáo khống chế, những người làm mỹ thuật đã phải từ bỏ các chủ đề truyền thống chủ đạo, chuyển sang tìm kiếm đơn đặt hàng cho các đề tài thế tục hoặc bên lề để hỗ trợ gia đình của họ. Tuy nhiên, các tác phẩm này đại đa số là thiếu tính tư tưởng, hơn nữa lý luận nghệ thuật vốn có đã bị “tự phế”, dẫn đến mỹ thuật tại rất nhiều quốc gia và khu vực theo Tân giáo đã nhanh chóng sa sút. Ví dụ, sau thời của Albrecht Dürer (họa sĩ người Đức, 1471-1528) và Hans Holbein the Younger (họa sĩ người Đức, khoảng 1497-1543), tần suất xuất hiện tên tuổi của các nghệ sĩ khác ở đất nước họ trong các cuốn sách lịch sử nghệ thuật rõ ràng là giảm thiểu.
Đất nước Tân giáo tương đối “an toàn” qua cuộc khủng hoảng chuyển đổi nghệ thuật này là Hà Lan. Bởi vì những người theo đạo Tin lành Flemish đã sớm có truyền thống khắc họa rất nhiều chi tiết khi vẽ các tế đàn tông giáo. Để làm cho những câu chuyện và khung cảnh được thể hiện trong tác phẩm trở nên chân thực, các họa sĩ không chỉ khắc họa tinh tế các nhân vật chủ thể trong tranh, mà còn dùng sự kiên nhẫn phi thường và kỹ thuật tinh tế để khắc họa tất cả các hình tượng hoa lá, cỏ cây, tĩnh vật, chim thú và phong cảnh xuất hiện trong các tác phẩm. Bằng cách này, các mỹ thuật gia trong lĩnh vực đó đã thực hiện các nghiên cứu hệ thống chuyên môn về các loại hình tượng này. Do đó, khi Tân giáo không cho phép mỹ thuật gia thể hiện các đề tài của Thiên Chúa giáo truyền thống, thì các đề tài như tĩnh vật, phong cảnh, chân dung và tranh phong tục có thể hỗ trợ các nghệ sĩ Hà Lan lúc đó.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể duy trì sức sống hạn chế của nghệ thuật đương đại và sự thịnh vượng tạm thời trên thị trường nghệ thuật trong một thời gian nhất định, tình huống này được thể hiện trong thế kỷ XVII. Do lệnh cấm của Tân giáo, các mỹ thuật gia phải tránh những chủ đề Thần Thánh, bao gồm cả thần thoại Hy Lạp cổ đại, chỉ đi sâu vào hội họa dân gian, tĩnh vật, chân dung và các đề tài không cần quá nhiều tính tư tưởng. Điều này khiến nghệ thuật trong tâm trí của nhiều người đã trở thành một loại hàng hóa thuần túy.
Trong niên đại mà toàn dân tín Thần, khi mọi người đối mặt với các tác phẩm nghệ thuật thể hiện các vị Thần hoặc Thánh đồ, họ đều đối đãi thận trọng và tôn sùng; nhưng khi một số lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật bị thoát ly khỏi mối quan hệ Thần Thánh này, nghệ thuật sẽ trở thành một thứ đồ chơi trong bàn tay của con người – người ta có thể tùy ý “chơi nghệ thuật”, cải biến truyền thống một cách tùy ý mà không bị áp lực về tư tưởng, khiến cho thẩm mỹ thời thượng biến đổi nhanh chóng. Các mỹ thuật gia căn cứ theo trào lưu biến hóa không ngừng mà thay đổi loạn xạ kỹ pháp mỹ thuật, dùng các chủng phong cách biểu hiện tân thời để bù đắp sự khiếm khuyết tính tư tưởng của tác phẩm, dẫn đến trào lưu nghệ thuật dần trở nên nông cạn và bề mặt hóa. Các mỹ thuật gia cũng dần mất đi địa vị cao thượng của họ trong thời đại văn nghệ Phục hưng Tam kiệt, và bị công chúng coi thuần túy là nghệ nhân hay thợ thủ công.
Tất nhiên, mọi thứ không phải là tuyệt đối. Ở Hà Lan vào thời điểm đó, bạn cũng có thể thấy một số lượng nhỏ các tác phẩm nghệ thuật biểu hiện Thần và Thánh đồ — vì xét cho cùng, sẽ luôn có những người yêu thích loại chủ đề này, ví dụ như, Rembrandt đã vẽ một số bức họa chủ đề tôn giáo. Trong thời đại thương nghiệp cường thịnh, lệnh cấm của Tân giáo không quá nghiêm khắc và tuyệt đối, vì vẫn có một số cư dân ở Hà Lan âm thầm tín phụng Thiên Chúa giáo. Những bộ sưu tập tư nhân về đề tài này sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm, nhưng đại bộ phận các nghệ sĩ vẫn lựa chọn né tránh lĩnh vực này.
Trong một số cuốn sách lịch sử nghệ thuật xuất bản ở Trung Quốc, rất nhiều đều viết rằng: ‘Các họa sĩ Hà Lan đương thời không vẽ các chủ đề tôn giáo và thần thoại, là kết quả của sự dũng cảm thoát ly khỏi gông cùm của các chủ đề tôn giáo truyền thống và truy cầu tự do’. Nói như vậy cách xa sự thật hàng ngàn dặm. Vào thế kỷ XVI và XVII, tín ngưỡng tôn giáo vẫn có địa vị chủ đạo chiếm cứ tư tưởng của người châu Âu, và các họa sĩ vì để tuân theo các yêu cầu tôn giáo của giáo phái họ mà mới làm như vậy. Bởi vì sách giáo khoa nghệ thuật của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “Chủ nghĩa duy vật lịch sử” làm cơ điểm, hữu ý bỏ qua tất cả các yếu tố tín ngưỡng và Thần học đã chủ đạo tư tưởng nhân loại trong lịch sử lâu dài, do đó chúng đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược với sự thật.
Vào thế kỷ XVII, “Thời đại vàng kim của Hà Lan”, nền kinh tế phát đạt, và thị trường nghệ thuật hưng thịnh, có hàng triệu tác phẩm hội họa được sản xuất, nhưng không tạo ra được nhiều bậc thầy nghệ thuật. Những nghệ thuật gia như Rembrandt và Johannes Vermeer mà mọi người quen thuộc ngày nay không được ngưỡng mộ vào thời đó, và họ thậm chí đã có lúc nghèo khó, kiếm sống rất khó khăn. Từ sử sách, chúng ta có thể thấy rằng sau thời kỳ thịnh vượng ngắn ngủi trong vài thập kỷ, nền mỹ thuật Hà Lan đã đi đến chỗ sa sút.
Những ai quen nhìn lịch sử từ giác độ kinh tế sẽ nghĩ rằng, sự sụp đổ của nền mỹ thuật Hà Lan là do quốc lực suy thoái sau đó. Đúng là sự phát triển của nghệ thuật cần có sự hỗ trợ nhất định về tài chính, nhưng kinh tế không phải là nhân tố quyết định. Trong lịch sử, các quốc gia lấy Tân giáo làm chủ chưa bao giờ thiếu quốc lực, chẳng hạn như Đế quốc Anh, được mệnh danh là đế quốc “mặt trời không bao giờ lặn”, và siêu cường Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, họ nói chung đều không có nhiều thiên chương phong phú và đầy màu sắc lưu lại trong lịch sử nghệ thuật.
Bất luận người ta nghĩ gì, sự thật luôn thắng lời hùng biện. Việc cấm chỉ Thần Thánh được biểu hiện trong nghệ thuật thực chất chính là đang ‘cắt xẻo’ bộ phận chủ yếu nhất của nghệ thuật, phá hoại căn bản của nghệ thuật, và tất yếu sẽ tạo thành sự suy tàn của nghệ thuật. Từ góc độ văn hóa, nếu tất cả các tác phẩm mỹ thuật đều không thể hiện Thần, thì con người khó có thể biết được hình tượng của Thần; ngay cả khi có miêu tả bằng ngôn ngữ, thì so với việc nhìn thấy hình tượng cụ thể vẫn có sự khác biệt rất lớn, bộ phận văn hóa này sẽ xuất hiện khuyết lậu trên phương diện khái niệm trực quan. Lịch sử của nhân loại là được Thần an bài, Thần cũng không cho phép nghệ thuật phát triển trường thịnh bất suy ở những địa khu cấm chỉ vẽ tranh, khắc họa Thần Thánh.
Uống Trà Thôi
Theo dkn