Hương vị trà Lam của người Dao
Hương vị đặc trưng của đặc sản vùng cao luôn là thứ khiến nhiều người mê đắm. Những món đặc sản đấy từ lâu đã không còn quá xa lạ với mọi người, tuy nhiên khi nhắc trà Lam - một thức uống độc đáo của người Dao vùng Cao Bồ – Hà Giang lại khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Bà con dân tộc người Dao có cách làm vô cùng sáng tạo và độc đáo để tạo ra một thứ đặc sản khó quên. Trà Lam được làm dựa trên kinh nghiệm và đặc trưng của vùng đất nơi họ sinh sống. Người ta cho chè vào ống tre rồi sấy trên bếp lửa, phương pháp này khá đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có thể làm được.
Phương pháp chế biến thủ công này được truyền từ đời này qua đời khác vừa giữ được nét truyền thống, đảm bảo hương vị thơm ngon và cũng thể hiện sự sáng tạo độc đáo. Những búp trà Shan tuyết tươi non mập mạp sau khi được thu hái về được rải xuống sàn nhà cho bay hết nước còn đọng trên lá. Lá chè được cho vào chảo gang sao chín, lấy ra quạt cho nguội rồi đem vò thủ công bằng tay, sau đó để ủ đống trong khoảng 4 giờ mới tới bước tiếp theo.
Người ta cắt chọn ống tre hay ống giang còn tươi dài 20cm – 30cm, một đầu để hở, nhồi các lá chè đã ủ vào ống một cách từ từ cẩn trọng. Nhồi từng lớp, vừa nhồi vừa nén thật khéo léo, làm sao cho lá chè tạo thành từng lớp xếp chặt trong ống để khi lấy ra không bị gẫy vụn.
Bước sau cùng là đốt một đống lửa thật đượm, khi lửa cháy đều, đặt kiềng sắt lên và để từng ống trà Lam lên bếp, dùng tay xoay ống trà Lam nướng thật đều. Theo kinh nghiệm của người Dao, khi thấy mùi thơm của trà khô từ ống lam bay ra là hoàn tất khâu sấy. Từng ống trà lam được đưa lên gác trên bếp để tiếp tục hong khô cho đến mùa năm sau thì lấy dùng.
Từng công đoạn làm trà khá tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ nắm rõ các bước, ước lượng nhiệt độ, độ lửa khi nướng để mang đến những phẩm trà . Mỗi ống lam to thường làm được từ 2 đến 3 kg trà và thông thường nếu năm nay làm thì sang năm mới dùng để đảm bảo hương vị.
Vốn dĩ trà Shan tuyết đã có hương cốm cùng vị ngọt hậu đặc biệt, khi được cho vào ống lam tươi và được nướng qua lửa cùng quá trình lên men tự nhiên đã mang đến một sản phẩm đặc biệt hơn các dòng trà thông thường khác. Chè ống Lam khi pha được nước hơn trà thường, hương khói bếp quyện với hương cốm nứa gói gọn tinh túy của những búp Shan tuyết thượng hạng trong ống lam. Với phong trào sản xuất sạch, bảo vệ thiên nhiên và hạn chế sử dụng túi nhựa, thì việc bảo quản mà vẫn giữ được hương vị như chè ống lam là một lựa chọn hợp lý.
Ngày nay, việc sản xuất trà Lam của người Dao tại Cao Bồ – Hà Giang vẫn đang được duy trì và phát triển, trở thành loại trà đặc sản không chỉ giúp nâng cao đời sống vật chất của người dân địa phương mà còn quảng bá giá trị văn hóa dân tộc của địa phương. Hơn nữa, còn giúp thương hiệu chè Shan tuyết cổ thụ vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Uống Trà Thôi
Theo Đời Sống Tiêu Dùng
Bà con dân tộc người Dao có cách làm vô cùng sáng tạo và độc đáo để tạo ra một thứ đặc sản khó quên. Trà Lam được làm dựa trên kinh nghiệm và đặc trưng của vùng đất nơi họ sinh sống. Người ta cho chè vào ống tre rồi sấy trên bếp lửa, phương pháp này khá đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có thể làm được.
Phương pháp chế biến thủ công này được truyền từ đời này qua đời khác vừa giữ được nét truyền thống, đảm bảo hương vị thơm ngon và cũng thể hiện sự sáng tạo độc đáo. Những búp trà Shan tuyết tươi non mập mạp sau khi được thu hái về được rải xuống sàn nhà cho bay hết nước còn đọng trên lá. Lá chè được cho vào chảo gang sao chín, lấy ra quạt cho nguội rồi đem vò thủ công bằng tay, sau đó để ủ đống trong khoảng 4 giờ mới tới bước tiếp theo.
Người ta cắt chọn ống tre hay ống giang còn tươi dài 20cm – 30cm, một đầu để hở, nhồi các lá chè đã ủ vào ống một cách từ từ cẩn trọng. Nhồi từng lớp, vừa nhồi vừa nén thật khéo léo, làm sao cho lá chè tạo thành từng lớp xếp chặt trong ống để khi lấy ra không bị gẫy vụn.
Bước sau cùng là đốt một đống lửa thật đượm, khi lửa cháy đều, đặt kiềng sắt lên và để từng ống trà Lam lên bếp, dùng tay xoay ống trà Lam nướng thật đều. Theo kinh nghiệm của người Dao, khi thấy mùi thơm của trà khô từ ống lam bay ra là hoàn tất khâu sấy. Từng ống trà lam được đưa lên gác trên bếp để tiếp tục hong khô cho đến mùa năm sau thì lấy dùng.
Từng công đoạn làm trà khá tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ nắm rõ các bước, ước lượng nhiệt độ, độ lửa khi nướng để mang đến những phẩm trà . Mỗi ống lam to thường làm được từ 2 đến 3 kg trà và thông thường nếu năm nay làm thì sang năm mới dùng để đảm bảo hương vị.
Vốn dĩ trà Shan tuyết đã có hương cốm cùng vị ngọt hậu đặc biệt, khi được cho vào ống lam tươi và được nướng qua lửa cùng quá trình lên men tự nhiên đã mang đến một sản phẩm đặc biệt hơn các dòng trà thông thường khác. Chè ống Lam khi pha được nước hơn trà thường, hương khói bếp quyện với hương cốm nứa gói gọn tinh túy của những búp Shan tuyết thượng hạng trong ống lam. Với phong trào sản xuất sạch, bảo vệ thiên nhiên và hạn chế sử dụng túi nhựa, thì việc bảo quản mà vẫn giữ được hương vị như chè ống lam là một lựa chọn hợp lý.
Ngày nay, việc sản xuất trà Lam của người Dao tại Cao Bồ – Hà Giang vẫn đang được duy trì và phát triển, trở thành loại trà đặc sản không chỉ giúp nâng cao đời sống vật chất của người dân địa phương mà còn quảng bá giá trị văn hóa dân tộc của địa phương. Hơn nữa, còn giúp thương hiệu chè Shan tuyết cổ thụ vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Uống Trà Thôi
Theo Đời Sống Tiêu Dùng