Những phẩm trà có nguồn gốc từ cây chè
Trà là loại thức uống phổ biến và ưa thích với nhiều người, ngoài ra nó còn có những công dụng tốt cho sức khỏe. Thực tế, khá nhiều phẩm trà có nguồn gốc từ cây chè chứ không phải chỉ mỗi trà xanh.
Cây chè (trà) có tên khoa học là Camellia Sinensis, một loại cây cho năng suất cao mọc ở các vùng cao nguyên nhiệt đới. Từ cùng một cây chè thì có thể làm ra những loại trà khác nhau, chính xác hơn là 6 loại trà cơ bản. Ví dụ như trà xanh, bạch trà, trà ô long hay hồng trà… Các loại trà này đều được làm từ lá trà, chỉ khác nhau ở công đoạn chế biến. Trong khi đó, các loại trà như hoa cúc, hoa hồng, táo đỏ cũng được gọi là trà nhưng không hề được làm từ lá của cây trà. Chính quy trình chế biến là bước tạo nên giá trị thật sự của trà. Bởi mỗi loại trà khác nhau sẽ có quy trình lên men và oxy hoá khác nhau.
Trà xanh
Trà xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc và có lịch sử lâu đời được gắn với nhiều câu chuyện xưa tại đất nước này. Trà xanh có hương thanh nhẹ, thơm dịu và để lại hậu vị chút đắng chát nhưng cũng sẽ có vị dịu ngọt vương vấn trong cổ họng.
Khác với các loại chè khác, trà xanh có quá trình hấp, chần hoặc sao để diệt men. Đây là quá trình tiêu diệt các enzym có trong lá chè nhằm đình chỉ quá trình lên men, hạn chế oxy hóa, giữ được chất diệp lục màu xanh. Nhược điểm của việc “diệt men” bằng cách hấp này lá lá trà vẫn còn vị ‘ngái’ của lá trà tươi.
Bạch trà (trà trắng)
Bạch trà có thể nói là loại trà chế biến đơn giản nhất, bởi nó có ít công đoạn chế biến nhất. Để chế biến loại trà này người ta chỉ sử dụng búp chưa mở và lá non có phủ lông tơ màu bạc, để cho héo rồi sấy khô, đóng gói. Trong một số trường hợp người ta thu hoạch những ngọn và búp đầu tiên của cây trà, trước khi chúng nở ra để tạo thành các lá màu trắng khác.
Bạch trà có hương vị tinh tế, trọn vẹn. Nhấp một ngụm trà, bạn sẽ cảm nhận được sự khoáng đạt, hương thơm nhẹ nhàng và quyến rũ của núi rừng. Trà trắng tuy không chế biến theo quy trình phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế bậc nhất. Các nghệ nhân làm trà cần phải phải giữ nguyên vẹn lớp lông mao trắng, từng búp trà cuộn chắc, đều và đẹp. Chưa kể đến là mỗi nghệ nhân sẽ có bí quyết làm dậy nên hương vị trà trắng thuần khiết, mỗi ngụm trà như hưởng trọn được tinh hoa đất trời.
Hoàng trà
Các công đoạn chế biến hoàng trà cũng tương tự như trà xanh, nhưng gần cuối sẽ có thêm một công đoạn nữa đó chính là hấp. Lá trà được hấp, chất thành đống nhỏ, rồi phủ kín khăn lên trên. Lúc này môi trường nóng và ẩm ở trong đống trà này giúp lá trà ủ nhẹ trong một thời gian ngắn. Chính công đoạn này đã loại bỏ phần lớn vị ‘tươi’ và vị đắng hay thấy ở trà xanh.
Quá trình này khiến cho lá trà mất đi phần lớn chất diệp lục nên nước trà thay vì có màu xanh lá như trà xanh thì lại có màu vàng sẫm. Màu sắc của nước trà cũng tạo nên tên gọi hoàng trà cho phẩm trà này.
Trà ô long
Trà ô long được xem là loại trà phức tạp nhất trong khâu chế biến. Trà ô long được áp dụng quá trình lên men giữa chừng. Hay nói cách khác, đây là trà xanh trải qua quá trình bán lên men mà thành.
Đầu tiên, người ta phải tuyển chọn kỹ lưỡng từ những búp trà xanh “1 tôm 2 lá” chất lượng. Trà được thu hái thủ công bằng tay sau khi tan sương vào buổi sáng, đảm bảo mỗi nhánh phải còn đủ một nụ và hai lá non trên búp. Mỗi công nhân thu hái trà không được giữ trà trong giỏ quá lâu, quá chặt, để tránh trà không bị dập nát và héo.
Sau đó, những đọt trà non sẽ được mang đi làm héo, và làm héo liên tục với quá trình chế biến nhiệt để tạo nên đặc trưng của trà ô long. Mức độ lên men có thể nằm trong khoảng từ 8% đến 85%, tùy thuộc vào sự đa dạng và phong cách sản xuất.
Thời gian búp trà tươi trở thành sản phẩm trà khô mất từ 36 tiếng đến 42 tiếng. Khoảng 4.5 kg trà tươi cho ra 1 kg thành phẩm.
Chính nhờ phương pháp bán lên men độc đáo này, trà ô long dù không sử dụng hương hay bất cứ phụ gia nào trong chế biến vẫn cho ra hương vị thanh khiết rất riêng và mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Hồng trà (trà đen)
Hồng trà, đơn thuần chỉ là cách gọi của người Trung Quốc, vì màu sắc của trà có màu hồng ngọc hoặc nâu đỏ sau khi hãm và pha trà. Ngoài ra, hồng trà cũng được gọi là trà đen (black tea) xuất phát từ tên gọi của người phương Tây khi dựa vào màu sắc của lá trà sau khi được sấy khô.
Hồng trà được sản xuất từ quá trình lên men toàn phần, oxy hóa 100% lá và búp non của cây chè xanh, có vị thơm nhẹ, ít chát và hầu như phù hợp với khẩu vị đa số của người Việt.
Quá trình lên men trà đen thực chất là quá trình oxy hóa polyphenol. Trong một môi trường nhiệt độ và độ ẩm cụ thể, các polyphenol bên trong lá trà dần dần bị oxy hóa thành theaflavins, thearubigin và thậm chí là theabrownin, v.v., tạo nên chất lượng độc đáo của trà đen. Nói chung, mức độ lên men của trà đen càng cao thì nước trà sẽ có màu đỏ và sẫm hơn.
Trà Phổ Nhĩ
Trà Nhổ Nhĩ hay được gọi là pu-erh tea, một loại trà đen lên men theo phương pháp truyền thống của người dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cũng có một số tài liệu cho rằng trà Phổ Nhĩ được gọi là trà ống lam, phương pháp ủ trà được xuất phát từ các dân tộc thiểu số ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam như dân tộc Thái, Tày, Dao, Nùng.
Trà Phổ Nhĩ làm từ lá của cây trà Shan tuyết cổ thụ và đóng thành các bánh trà nén lại và cho lên men tự nhiên có thể kéo dài tới trăm năm, nhờ vào nguồn tinh bột trong lá trà Shan giúp cho vi sinh vật có lợi phát triển.
Nước trà Phổ Nhĩ được hãm ra có màu đỏ đậm cùng với mùi thơm đặc trưng, xen lẫn mùi mốc nhẹ do quá trình lên men tự nhiên. Cũng nhờ lên men mà vị chát, gắt của trà dần ngọt và dịu hơn.
Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
Cây chè (trà) có tên khoa học là Camellia Sinensis, một loại cây cho năng suất cao mọc ở các vùng cao nguyên nhiệt đới. Từ cùng một cây chè thì có thể làm ra những loại trà khác nhau, chính xác hơn là 6 loại trà cơ bản. Ví dụ như trà xanh, bạch trà, trà ô long hay hồng trà… Các loại trà này đều được làm từ lá trà, chỉ khác nhau ở công đoạn chế biến. Trong khi đó, các loại trà như hoa cúc, hoa hồng, táo đỏ cũng được gọi là trà nhưng không hề được làm từ lá của cây trà. Chính quy trình chế biến là bước tạo nên giá trị thật sự của trà. Bởi mỗi loại trà khác nhau sẽ có quy trình lên men và oxy hoá khác nhau.
Trà xanh
Trà xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc và có lịch sử lâu đời được gắn với nhiều câu chuyện xưa tại đất nước này. Trà xanh có hương thanh nhẹ, thơm dịu và để lại hậu vị chút đắng chát nhưng cũng sẽ có vị dịu ngọt vương vấn trong cổ họng.
Khác với các loại chè khác, trà xanh có quá trình hấp, chần hoặc sao để diệt men. Đây là quá trình tiêu diệt các enzym có trong lá chè nhằm đình chỉ quá trình lên men, hạn chế oxy hóa, giữ được chất diệp lục màu xanh. Nhược điểm của việc “diệt men” bằng cách hấp này lá lá trà vẫn còn vị ‘ngái’ của lá trà tươi.
Bạch trà (trà trắng)
Bạch trà có thể nói là loại trà chế biến đơn giản nhất, bởi nó có ít công đoạn chế biến nhất. Để chế biến loại trà này người ta chỉ sử dụng búp chưa mở và lá non có phủ lông tơ màu bạc, để cho héo rồi sấy khô, đóng gói. Trong một số trường hợp người ta thu hoạch những ngọn và búp đầu tiên của cây trà, trước khi chúng nở ra để tạo thành các lá màu trắng khác.
Bạch trà có hương vị tinh tế, trọn vẹn. Nhấp một ngụm trà, bạn sẽ cảm nhận được sự khoáng đạt, hương thơm nhẹ nhàng và quyến rũ của núi rừng. Trà trắng tuy không chế biến theo quy trình phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế bậc nhất. Các nghệ nhân làm trà cần phải phải giữ nguyên vẹn lớp lông mao trắng, từng búp trà cuộn chắc, đều và đẹp. Chưa kể đến là mỗi nghệ nhân sẽ có bí quyết làm dậy nên hương vị trà trắng thuần khiết, mỗi ngụm trà như hưởng trọn được tinh hoa đất trời.
Hoàng trà
Các công đoạn chế biến hoàng trà cũng tương tự như trà xanh, nhưng gần cuối sẽ có thêm một công đoạn nữa đó chính là hấp. Lá trà được hấp, chất thành đống nhỏ, rồi phủ kín khăn lên trên. Lúc này môi trường nóng và ẩm ở trong đống trà này giúp lá trà ủ nhẹ trong một thời gian ngắn. Chính công đoạn này đã loại bỏ phần lớn vị ‘tươi’ và vị đắng hay thấy ở trà xanh.
Quá trình này khiến cho lá trà mất đi phần lớn chất diệp lục nên nước trà thay vì có màu xanh lá như trà xanh thì lại có màu vàng sẫm. Màu sắc của nước trà cũng tạo nên tên gọi hoàng trà cho phẩm trà này.
Trà ô long
Trà ô long được xem là loại trà phức tạp nhất trong khâu chế biến. Trà ô long được áp dụng quá trình lên men giữa chừng. Hay nói cách khác, đây là trà xanh trải qua quá trình bán lên men mà thành.
Đầu tiên, người ta phải tuyển chọn kỹ lưỡng từ những búp trà xanh “1 tôm 2 lá” chất lượng. Trà được thu hái thủ công bằng tay sau khi tan sương vào buổi sáng, đảm bảo mỗi nhánh phải còn đủ một nụ và hai lá non trên búp. Mỗi công nhân thu hái trà không được giữ trà trong giỏ quá lâu, quá chặt, để tránh trà không bị dập nát và héo.
Sau đó, những đọt trà non sẽ được mang đi làm héo, và làm héo liên tục với quá trình chế biến nhiệt để tạo nên đặc trưng của trà ô long. Mức độ lên men có thể nằm trong khoảng từ 8% đến 85%, tùy thuộc vào sự đa dạng và phong cách sản xuất.
Thời gian búp trà tươi trở thành sản phẩm trà khô mất từ 36 tiếng đến 42 tiếng. Khoảng 4.5 kg trà tươi cho ra 1 kg thành phẩm.
Chính nhờ phương pháp bán lên men độc đáo này, trà ô long dù không sử dụng hương hay bất cứ phụ gia nào trong chế biến vẫn cho ra hương vị thanh khiết rất riêng và mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Hồng trà (trà đen)
Hồng trà, đơn thuần chỉ là cách gọi của người Trung Quốc, vì màu sắc của trà có màu hồng ngọc hoặc nâu đỏ sau khi hãm và pha trà. Ngoài ra, hồng trà cũng được gọi là trà đen (black tea) xuất phát từ tên gọi của người phương Tây khi dựa vào màu sắc của lá trà sau khi được sấy khô.
Hồng trà được sản xuất từ quá trình lên men toàn phần, oxy hóa 100% lá và búp non của cây chè xanh, có vị thơm nhẹ, ít chát và hầu như phù hợp với khẩu vị đa số của người Việt.
Quá trình lên men trà đen thực chất là quá trình oxy hóa polyphenol. Trong một môi trường nhiệt độ và độ ẩm cụ thể, các polyphenol bên trong lá trà dần dần bị oxy hóa thành theaflavins, thearubigin và thậm chí là theabrownin, v.v., tạo nên chất lượng độc đáo của trà đen. Nói chung, mức độ lên men của trà đen càng cao thì nước trà sẽ có màu đỏ và sẫm hơn.
Trà Phổ Nhĩ
Trà Nhổ Nhĩ hay được gọi là pu-erh tea, một loại trà đen lên men theo phương pháp truyền thống của người dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cũng có một số tài liệu cho rằng trà Phổ Nhĩ được gọi là trà ống lam, phương pháp ủ trà được xuất phát từ các dân tộc thiểu số ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam như dân tộc Thái, Tày, Dao, Nùng.
Trà Phổ Nhĩ làm từ lá của cây trà Shan tuyết cổ thụ và đóng thành các bánh trà nén lại và cho lên men tự nhiên có thể kéo dài tới trăm năm, nhờ vào nguồn tinh bột trong lá trà Shan giúp cho vi sinh vật có lợi phát triển.
Nước trà Phổ Nhĩ được hãm ra có màu đỏ đậm cùng với mùi thơm đặc trưng, xen lẫn mùi mốc nhẹ do quá trình lên men tự nhiên. Cũng nhờ lên men mà vị chát, gắt của trà dần ngọt và dịu hơn.
Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng