Phan Kế An – Người hoạ sĩ vẽ tranh ký hoạ tài ba
Năm sinh: 20/03/1923 tại Hà Nội
Năm mất: 21/01/2018 tại Hà Nội
Phong cách nghệ thuật: tranh ký hoạ, sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc gỗ
Các tác phẩm chính: Nhớ một chiều Tây Bắc, Gặt ở Việt Bắc, Bác Hồ làm việc lán Nà Lừa, Hà Nội tháng 12 năm 1972, Cánh đồng bản Bắc, Gác chuông, Bụi nứa miền xuôi
Phan Kế An quê ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Cha ông là Khâm sai đại thần Phan Kế Toại từng giữ chức Bộ trưởng Nội vụ, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Phan Kế An học khoá XVIII (1944-1945) tại Trường Mĩ thuật Đông Dương (École des Beaux- Arts de l’Indochine), nay là Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam. Ông là một trong những hội viên đầu tiên của ngành hội họa – Hội Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1957.
Hoạ sĩ Phan Kế An có tài sáng tác ở nhiều thể loại và sử dụng thành thạo nhiều chất liệu như: sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc gỗ…Tranh của ông chứa phong cách hiện thực, tập trung nhiều đề tài gắn bó với lãnh tụ, kháng chiến, sinh hoạt của các dân tộc miền núi, trung du bằng cảm xúc chân thực và sâu lắng. Tác phẩm của Phan Kế An luôn được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật.
Họa sĩ Phan Kế An là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng (Những đồi cọ, Cánh đồng bản Bắc, Gác chuông, Bác Hồ làm việc ở lán Nà Lừa …), các ký họa rất thành công về Hồ Chủ tịch, về các văn nghệ sĩ (như Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh, Quang Dũng, Hoàng Cầm…), trong đó nổi tiếng nhất là bức “Nhớ một chiều Tây Bắc” được vẽ vào mùa đông năm 1950, khi đó ông đi kháng chiến với tư cách là đặc phái viên của báo Sự Thật, bức tranh đã gợi cho hoạ sĩ – nhà thơ Đoàn Việt Bắc phổ thơ và nhạc sĩ Vũ Thanh sáng tác nhạc cho ca khúc Nhớ một chiều Tây Bắc. Sự nghiệp sáng tác của ông đã được ghi nhận xứng đáng bằng Giải thưởng Nhà nước năm 2001.
Ngoài ra, họa sĩ Phan Kế An từng là chiến sĩ cách mạng và tham gia Việt Minh cùng các họa sĩ đàn anh: Mai Văn Nam, Tạ Thúc Bình, Vĩnh Noãn, Mai Văn Hiến, Phan Thông. Ông tham gia Cách mạng từ tháng 4 năm 1945 trong phong trào sinh viên cứu quốc; công tác tại Hội Văn hoá Cứu quốc Trung ương (1945-1947); Ủy viên tòa soạn, hoạ sĩ báo Sự thật (1947-1951); Ủy viên Ban Mĩ thuật Trung ương (1951 -1957); Phó Tổng thư ký (1958 – 1978) và Ủy viên Ban chấp hành Hội Mĩ thuật Việt Nam khoá I (1957- 1983); Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban chuyên ngành, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành đồ hoạ khoá II (1983- 1989) Hội Mĩ thuật Việt Nam; Ủy viên Ban Kiểm tra khoá III (1989-1994) Hội Mĩ thuật Việt Nam; hoạ sĩ tổ sáng tác Hội Mĩ thuật Việt Nam; Ủy viên Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá V và VI.
Trong quá trình công tác, ông đã được tặng: Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp báo Nhân dân.
Ngoài ký họa chân dung, Phan Kế An còn nổi tiếng trong các thể loại tranh châm biếm với bút danh Phan Kích và ký họa, ông là người đầu tiên được ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do Trường Chinh đặt nhiệm vụ vào năm 1948, trong thời gian này ông đã sáng tác hơn 20 bức tranh về Bác, sau này được in lên báo Sự Thật số tháng 12 năm 1948. Hầu hết văn nghệ sĩ uy tín của nước ta thời đó như Nguyên Hồng, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông,Trần Lê Văn, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Anh Thơ đều được Phan Kế An ký họa.
Phan Kế An còn được nhiều người biết tới qua các tranh biếm họa dưới bút danh “Phan Kích” và nhiều bài viết rất hay về chuyên ngành mĩ thuật. Ông là người có đóng góp to lớn trong việc vun đắp và dựng xây các hoạt động Mĩ thuật của nước nhà.
Giải thưởng:
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001)
Huân chương Độc lập hạng Ba
Giải thưởng ở Triển lãm Mĩ thuật tháng Tám năm 1946
Giải Nhất tranh đả kích Triển lãm Hội hoạ năm 1951
Giải thưởng Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc: Giải Nhất năm 1955, Giải Ba năm 1958 và năm 1985
Giải thưởng mĩ thuật họa sĩ cao tuổi Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1998
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001
Uống Trà Thôi
Theo designs
Năm mất: 21/01/2018 tại Hà Nội
Phong cách nghệ thuật: tranh ký hoạ, sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc gỗ
Các tác phẩm chính: Nhớ một chiều Tây Bắc, Gặt ở Việt Bắc, Bác Hồ làm việc lán Nà Lừa, Hà Nội tháng 12 năm 1972, Cánh đồng bản Bắc, Gác chuông, Bụi nứa miền xuôi
Phan Kế An quê ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Cha ông là Khâm sai đại thần Phan Kế Toại từng giữ chức Bộ trưởng Nội vụ, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Phan Kế An học khoá XVIII (1944-1945) tại Trường Mĩ thuật Đông Dương (École des Beaux- Arts de l’Indochine), nay là Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam. Ông là một trong những hội viên đầu tiên của ngành hội họa – Hội Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1957.
Hoạ sĩ Phan Kế An có tài sáng tác ở nhiều thể loại và sử dụng thành thạo nhiều chất liệu như: sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc gỗ…Tranh của ông chứa phong cách hiện thực, tập trung nhiều đề tài gắn bó với lãnh tụ, kháng chiến, sinh hoạt của các dân tộc miền núi, trung du bằng cảm xúc chân thực và sâu lắng. Tác phẩm của Phan Kế An luôn được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật.
Họa sĩ Phan Kế An là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng (Những đồi cọ, Cánh đồng bản Bắc, Gác chuông, Bác Hồ làm việc ở lán Nà Lừa …), các ký họa rất thành công về Hồ Chủ tịch, về các văn nghệ sĩ (như Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh, Quang Dũng, Hoàng Cầm…), trong đó nổi tiếng nhất là bức “Nhớ một chiều Tây Bắc” được vẽ vào mùa đông năm 1950, khi đó ông đi kháng chiến với tư cách là đặc phái viên của báo Sự Thật, bức tranh đã gợi cho hoạ sĩ – nhà thơ Đoàn Việt Bắc phổ thơ và nhạc sĩ Vũ Thanh sáng tác nhạc cho ca khúc Nhớ một chiều Tây Bắc. Sự nghiệp sáng tác của ông đã được ghi nhận xứng đáng bằng Giải thưởng Nhà nước năm 2001.
Ngoài ra, họa sĩ Phan Kế An từng là chiến sĩ cách mạng và tham gia Việt Minh cùng các họa sĩ đàn anh: Mai Văn Nam, Tạ Thúc Bình, Vĩnh Noãn, Mai Văn Hiến, Phan Thông. Ông tham gia Cách mạng từ tháng 4 năm 1945 trong phong trào sinh viên cứu quốc; công tác tại Hội Văn hoá Cứu quốc Trung ương (1945-1947); Ủy viên tòa soạn, hoạ sĩ báo Sự thật (1947-1951); Ủy viên Ban Mĩ thuật Trung ương (1951 -1957); Phó Tổng thư ký (1958 – 1978) và Ủy viên Ban chấp hành Hội Mĩ thuật Việt Nam khoá I (1957- 1983); Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban chuyên ngành, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành đồ hoạ khoá II (1983- 1989) Hội Mĩ thuật Việt Nam; Ủy viên Ban Kiểm tra khoá III (1989-1994) Hội Mĩ thuật Việt Nam; hoạ sĩ tổ sáng tác Hội Mĩ thuật Việt Nam; Ủy viên Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá V và VI.
Trong quá trình công tác, ông đã được tặng: Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp báo Nhân dân.
Ngoài ký họa chân dung, Phan Kế An còn nổi tiếng trong các thể loại tranh châm biếm với bút danh Phan Kích và ký họa, ông là người đầu tiên được ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do Trường Chinh đặt nhiệm vụ vào năm 1948, trong thời gian này ông đã sáng tác hơn 20 bức tranh về Bác, sau này được in lên báo Sự Thật số tháng 12 năm 1948. Hầu hết văn nghệ sĩ uy tín của nước ta thời đó như Nguyên Hồng, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông,Trần Lê Văn, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Anh Thơ đều được Phan Kế An ký họa.
Phan Kế An còn được nhiều người biết tới qua các tranh biếm họa dưới bút danh “Phan Kích” và nhiều bài viết rất hay về chuyên ngành mĩ thuật. Ông là người có đóng góp to lớn trong việc vun đắp và dựng xây các hoạt động Mĩ thuật của nước nhà.
Giải thưởng:
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001)
Huân chương Độc lập hạng Ba
Giải thưởng ở Triển lãm Mĩ thuật tháng Tám năm 1946
Giải Nhất tranh đả kích Triển lãm Hội hoạ năm 1951
Giải thưởng Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc: Giải Nhất năm 1955, Giải Ba năm 1958 và năm 1985
Giải thưởng mĩ thuật họa sĩ cao tuổi Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1998
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001
Uống Trà Thôi
Theo designs