Tam đạo trà – Nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Bạch
Từ lâu, trà không chỉ là một loại thức uống thường ngày, mà trà như một tấm gương phản ánh bao cung bậc cảm xúc trong cuộc sống, sắc thái, biểu cảm của con người. Đặc biệt, với những người yêu thích trà đạo, chắc chắn sẽ biết đến phong tục tam đạo trà đậm chất truyền thống của vùng đất Vân Nam, Trung Quốc hoa lệ.
Nguồn gốc hình thành phong tục tam đạo trà
Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là nơi hình thành tam đạo trà. Phong tục này đã có lịch sử lâu đời, theo sử sách ghi chép sớm nhất là từ thời nhà Đường. Bậc cao nhiên nơi đây thường dùng 3 chén trà cầu chúc cho lứa trẻ mọi chuyện được thuận lợi, thành công, bình an vào mỗi dịp đặc biệt.
Cho đến hiện nay, tục lệ này vẫn luôn được duy trì, ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, gắn liền với sự phát triển và dần trở thành nét văn hóa thưởng trà đặc trưng của người dân tộc Bạch. Khách đến chơi nhà sẽ được người Bạch tiếp đón một cách nồng hậu bằng những chén trà không chỉ ngon, đọng lại dư vị mà còn mang ý nghĩa sâu sắc.
Nguồn gốc hình thành của cái tên "tam đạo trà" là bởi chủ nhà sẽ mời khách ba ly trà, mỗi ly sẽ để lại mùi vị và ý nghĩa gửi gắm 3 cảnh giới nhân sinh: “Nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị”.
- Chén trà thứ nhất
Chén thứ nhất là chén trà có vị đắng nơi đầu lưỡi rồi lan nhanh ra toàn miệng đến cuống họng.
Chén trà đầu tiên với ý nói vị đắng của trà như vị đắng của đời người. Muốn đạt được thành công, phải trải qua mọi khổ hạnh, thử thách, đi từ cái gian nan cho đến khi tạo dựng được chỗ đứng. Càng đi trong gian khó đôi chân càng đứng vững giữa dòng đời.
- Chén trà thứ hai
Chén thứ hai là chén trà ngọt. Hương vị thanh nhẹ trung hòa dần vị đắng còn đọng lại của chén trà đầu tiên. Vị ngọt đi đến đâu, vị đắng dần tan biến theo đến đó, sau tât cả, hương vị để lại là sự ngọt đơn thuần nơi cuống họng.
Chén trà này mang ngụ ý đời người “khổ tận cam lai”, sau khi trải qua bao gian nan, vất vả, cay đắng sẽ được đền đáp bởi sự thành công, vị ngọt ngào của cuộc sống. Nếu không chịu trải qua khó khăn, làm sao có thể hái được trái ngọt. Nếu như chén trà thứ nhất đắng bao nhiêu, vị ngọt từ chén trà thứ hai sẽ lan tỏa bấy nhiêu.
- Chén trà thứ ba
Chén cuối cùng là trà hồi vị. Đây là chén trà đặc biệt, hội tụ đầy đủ ngũ vị: ngọt, chua, cay, mặn, đắng như gợi lại khúc trầm tư về những thăng trầm đã đi qua trong cuộc đời. Cả một đời người muôn màu muôn vẻ với biết bao khung bậc cảm xúc, tất cả ý nghĩa nằm trong chén trà nhỏ bé.
Nhân sinh gói gọn trong ba chén trà nhỏ. Từ thưởng thức mùi vị của trà cho đến cảm ngộ về nhân sinh “nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị” đều gợi nhớ lại những chuyện đã đi qua mà từ từ ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm từ đó khiến tâm hồn người thưởng thức trở nên xao xuyến, mang một cảm giác bồi hồi rưng rưng khó tả.
Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Nguồn gốc hình thành phong tục tam đạo trà
Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là nơi hình thành tam đạo trà. Phong tục này đã có lịch sử lâu đời, theo sử sách ghi chép sớm nhất là từ thời nhà Đường. Bậc cao nhiên nơi đây thường dùng 3 chén trà cầu chúc cho lứa trẻ mọi chuyện được thuận lợi, thành công, bình an vào mỗi dịp đặc biệt.
Cho đến hiện nay, tục lệ này vẫn luôn được duy trì, ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, gắn liền với sự phát triển và dần trở thành nét văn hóa thưởng trà đặc trưng của người dân tộc Bạch. Khách đến chơi nhà sẽ được người Bạch tiếp đón một cách nồng hậu bằng những chén trà không chỉ ngon, đọng lại dư vị mà còn mang ý nghĩa sâu sắc.
Nguồn gốc hình thành của cái tên "tam đạo trà" là bởi chủ nhà sẽ mời khách ba ly trà, mỗi ly sẽ để lại mùi vị và ý nghĩa gửi gắm 3 cảnh giới nhân sinh: “Nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị”.
- Chén trà thứ nhất
Chén thứ nhất là chén trà có vị đắng nơi đầu lưỡi rồi lan nhanh ra toàn miệng đến cuống họng.
Chén trà đầu tiên với ý nói vị đắng của trà như vị đắng của đời người. Muốn đạt được thành công, phải trải qua mọi khổ hạnh, thử thách, đi từ cái gian nan cho đến khi tạo dựng được chỗ đứng. Càng đi trong gian khó đôi chân càng đứng vững giữa dòng đời.
- Chén trà thứ hai
Chén thứ hai là chén trà ngọt. Hương vị thanh nhẹ trung hòa dần vị đắng còn đọng lại của chén trà đầu tiên. Vị ngọt đi đến đâu, vị đắng dần tan biến theo đến đó, sau tât cả, hương vị để lại là sự ngọt đơn thuần nơi cuống họng.
Chén trà này mang ngụ ý đời người “khổ tận cam lai”, sau khi trải qua bao gian nan, vất vả, cay đắng sẽ được đền đáp bởi sự thành công, vị ngọt ngào của cuộc sống. Nếu không chịu trải qua khó khăn, làm sao có thể hái được trái ngọt. Nếu như chén trà thứ nhất đắng bao nhiêu, vị ngọt từ chén trà thứ hai sẽ lan tỏa bấy nhiêu.
- Chén trà thứ ba
Chén cuối cùng là trà hồi vị. Đây là chén trà đặc biệt, hội tụ đầy đủ ngũ vị: ngọt, chua, cay, mặn, đắng như gợi lại khúc trầm tư về những thăng trầm đã đi qua trong cuộc đời. Cả một đời người muôn màu muôn vẻ với biết bao khung bậc cảm xúc, tất cả ý nghĩa nằm trong chén trà nhỏ bé.
Nhân sinh gói gọn trong ba chén trà nhỏ. Từ thưởng thức mùi vị của trà cho đến cảm ngộ về nhân sinh “nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị” đều gợi nhớ lại những chuyện đã đi qua mà từ từ ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm từ đó khiến tâm hồn người thưởng thức trở nên xao xuyến, mang một cảm giác bồi hồi rưng rưng khó tả.
Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế