Nội hàm sâu xa của bức hoạ “Tuế hàn tam hữu” trong văn hóa truyền thống
Văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng cây tùng bốn mùa tươi xanh, cây mai ngạo nghễ nở hoa trong tuyết, cây trúc đứng hiên ngang bất khuất. Trong đó, tùng là loài cây biểu tượng cho sự trường thọ, trẻ mãi không già. Cây trúc biểu tượng cho đạo của người quân tử. Cây mai tượng trưng cho tấm lòng trong sạch thanh khiết. Ba loài cây này đứng cạnh nhau tạo nên ý nghĩa của bức họa “Tuế hàn tam hữu”, hiên ngang đón gió sương mưa tuyết.
Tuế hàn là chỉ thời điểm rét lạnh nhất trong năm. Trong ‘Luận ngữ – Tử Hãn’ có viết: “Tuế hàn, nhiên hậu tri tùng bách chi hậu điêu dã”. “Điêu” là chỉ sự tàn lụi của cây cối. Đến thời điểm lạnh nhất trong năm, loài cây khác lộ rõ sự tàn lụi, chỉ có tùng bách là không úa tàn. Loài thực vật này được ví như người tu luyện có sức mạnh kiên cường, trải qua thống khổ và trắc trở vẫn kiên định với đức tin mà không lay chuyển.
“Trì thượng trúc hạ tác” là câu thơ của thi nhân nổi tiếng triều đại nhà Đường, Bạch Cư Dị. Câu này có ý là “Tre trúc tạo nên thành lũy”. Trong đó câu thơ: “Thủy năng tính đạm vi ngô hữu, trúc giải tâm hư tức ngã sư”, ý tứ là nếu nói tình bạn nhạt như nước thì trúc được ví như bậc thầy về sự khiêm tốn. Hai câu này được viết khi thi nhân Hàng Châu hết hạn đi đày trở về Lạc Dương sống cuộc đời bình lặng. Hai câu thơ đã phản ánh tâm tình này, với hàm ý sâu sắc, ý vị thâm sâu. Lời thơ đã biểu đạt được ý chí của một thi nhân rời khỏi chốn quan trường chìm nổi, mong được sống bình yên. Đồng thời thi nhân cũng viết ra phẩm chất khiêm tốn của cây trúc. Đại văn hào Tô Đông Pha thời Tống có viết thơ rằng: “Phong tuyền lưỡng bộ nhạc, tùng trúc tam ích hữu”, “Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc.” Ý tứ là: “Gió và suối là hai bộ nhạc, tùng trúc là ba người bạn tốt”, “Thà ăn cơm không thịt, còn hơn sống thiếu trúc”.
Người xưa cho rằng cây mai có “tứ đức” gồm: “Sơ sinh nhị vi nguyên, khai hoa vi hanh, kết tử vi lợi, thành thục vi trinh”. Ý tứ là cây mai vừa nảy mầm là đại biểu cho sự đổi mới của vạn vật, khi nở hoa báo hiệu mọi việc đều hanh thông, kết trái báo hiệu sự tốt lành, quả chín đại biểu cho sự kiên trinh bất khuất. Hoa mai là biểu tượng của sự kiên cường bất khuất, anh dũng đi đầu với phẩm chất tinh thần không ngừng vươn lên. Các loài hoa khác thường nở vào mùa xuân, nhưng hoa mai lại khác, càng rét lạnh, càng trong gió tuyết, hoa mai lại càng nở hết mình khoe sắc đẹp.
Bức tranh tùng, trúc, mai do họa sĩ Mã Viễn (1160-1225) thời Nam Tống vẽ được gọi là “Tuế hàn tam hữu đồ”. Mùa đông đến là lúc nhiều cây cối đều khô héo. Tuy nhiên tùng, trúc, mai vẫn có thể duy trì hệ sinh thái của chúng trong mùa đông khắc nghiệt, tháng năm không thay đổi. Trong bức họa chúng ta có thể nhìn thấy, trên đỉnh núi cao, tùng uốn lượn, hoa mai nở rộ trong rét, trúc đong đưa, chúng tạo nên cảm giác như đang bước vào thế giới Thần tiên. Bức họa “Tuế hàn tam hữu đồ” dùng tùng, trúc mai để nói lên khí tiết của tác giả, khen ngợi phẩm đức giữ thân trong sạch.
Vào cuối thời Nam Tống, họa sĩ văn học Triệu Mạnh Kiên (1199-1264 hoặc 1267) cũng sáng tác bức vẽ “Tuế hàn tam hữu”. Bức tranh của ông cũng được vẽ thủ công, lá thông được vẽ bằng đầu bút, lấy mực trúc làm trung tâm, rất có khí thế mạnh mẽ, những bông mai được vẽ với màu mực nhạt hơn, đường viền cánh hoa tròn trịa được vẽ với màu mực đậm hơn. Trên chất liệu giấy trong, họa sĩ dùng mực và bút lông vẽ một cành mai đầy hoa và nụ, đan xen vào đó là những chiếc lá tùng mỏng manh cùng lá trúc đậm màu. Chúng quấn lấy nhau ở giữa khung tranh. Phương pháp vẽ tùng, trúc, mai khác nhau nhưng khi kết hợp lại tạo nên bức họa tuyệt đẹp, tràn ngập phong nhã. Vì nỗi đau mất nước, Triệu Mạnh Kiên đã đem chúng tạo thành “ba người bạn”, dùng để nói lên chí hướng trong loạn thế vẫn không thay đổi khí tiết trung trinh, đồng thời thể hiện đức tính cao thượng và lòng trung thành của ông.
‘Tuế hàn tam hữu’ là biểu tượng của nhân cách cao quý trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Sau khi được truyền bá sang Nhật Bản, bức tranh mang thêm ý nghĩa trường thọ và trở nên thế tục hơn. Chính điện của hoàng cung thiên hoàng ở Tokyo, Nhật Bản có ba gian điện thờ gọi là “Điện tùng”, “Điện trúc”, “Điện mai”. Trong đó Điện tùng là cấp cao nhất, nơi hoàng gia Nhật tiến hành các nghi lễ trang trọng. Ngoài ra, trong các nhà hàng sushi Nhật Bản, “tùng, trúc, mai” cũng được dùng để chỉ quy cách cấp bậc của món sushi thịt nguội. Các bữa ăn theo set của Nhật Bản cũng sử dụng ba loại cây này để chỉ ra các quy định của món ăn. Nói chung, quy định cao nhất là tùng, tiếp đến là trúc, sau cùng là mai.
Uống Trà Thôi
Theo dkn
Tuế hàn là chỉ thời điểm rét lạnh nhất trong năm. Trong ‘Luận ngữ – Tử Hãn’ có viết: “Tuế hàn, nhiên hậu tri tùng bách chi hậu điêu dã”. “Điêu” là chỉ sự tàn lụi của cây cối. Đến thời điểm lạnh nhất trong năm, loài cây khác lộ rõ sự tàn lụi, chỉ có tùng bách là không úa tàn. Loài thực vật này được ví như người tu luyện có sức mạnh kiên cường, trải qua thống khổ và trắc trở vẫn kiên định với đức tin mà không lay chuyển.
“Trì thượng trúc hạ tác” là câu thơ của thi nhân nổi tiếng triều đại nhà Đường, Bạch Cư Dị. Câu này có ý là “Tre trúc tạo nên thành lũy”. Trong đó câu thơ: “Thủy năng tính đạm vi ngô hữu, trúc giải tâm hư tức ngã sư”, ý tứ là nếu nói tình bạn nhạt như nước thì trúc được ví như bậc thầy về sự khiêm tốn. Hai câu này được viết khi thi nhân Hàng Châu hết hạn đi đày trở về Lạc Dương sống cuộc đời bình lặng. Hai câu thơ đã phản ánh tâm tình này, với hàm ý sâu sắc, ý vị thâm sâu. Lời thơ đã biểu đạt được ý chí của một thi nhân rời khỏi chốn quan trường chìm nổi, mong được sống bình yên. Đồng thời thi nhân cũng viết ra phẩm chất khiêm tốn của cây trúc. Đại văn hào Tô Đông Pha thời Tống có viết thơ rằng: “Phong tuyền lưỡng bộ nhạc, tùng trúc tam ích hữu”, “Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc.” Ý tứ là: “Gió và suối là hai bộ nhạc, tùng trúc là ba người bạn tốt”, “Thà ăn cơm không thịt, còn hơn sống thiếu trúc”.
Người xưa cho rằng cây mai có “tứ đức” gồm: “Sơ sinh nhị vi nguyên, khai hoa vi hanh, kết tử vi lợi, thành thục vi trinh”. Ý tứ là cây mai vừa nảy mầm là đại biểu cho sự đổi mới của vạn vật, khi nở hoa báo hiệu mọi việc đều hanh thông, kết trái báo hiệu sự tốt lành, quả chín đại biểu cho sự kiên trinh bất khuất. Hoa mai là biểu tượng của sự kiên cường bất khuất, anh dũng đi đầu với phẩm chất tinh thần không ngừng vươn lên. Các loài hoa khác thường nở vào mùa xuân, nhưng hoa mai lại khác, càng rét lạnh, càng trong gió tuyết, hoa mai lại càng nở hết mình khoe sắc đẹp.
Bức tranh tùng, trúc, mai do họa sĩ Mã Viễn (1160-1225) thời Nam Tống vẽ được gọi là “Tuế hàn tam hữu đồ”. Mùa đông đến là lúc nhiều cây cối đều khô héo. Tuy nhiên tùng, trúc, mai vẫn có thể duy trì hệ sinh thái của chúng trong mùa đông khắc nghiệt, tháng năm không thay đổi. Trong bức họa chúng ta có thể nhìn thấy, trên đỉnh núi cao, tùng uốn lượn, hoa mai nở rộ trong rét, trúc đong đưa, chúng tạo nên cảm giác như đang bước vào thế giới Thần tiên. Bức họa “Tuế hàn tam hữu đồ” dùng tùng, trúc mai để nói lên khí tiết của tác giả, khen ngợi phẩm đức giữ thân trong sạch.
Vào cuối thời Nam Tống, họa sĩ văn học Triệu Mạnh Kiên (1199-1264 hoặc 1267) cũng sáng tác bức vẽ “Tuế hàn tam hữu”. Bức tranh của ông cũng được vẽ thủ công, lá thông được vẽ bằng đầu bút, lấy mực trúc làm trung tâm, rất có khí thế mạnh mẽ, những bông mai được vẽ với màu mực nhạt hơn, đường viền cánh hoa tròn trịa được vẽ với màu mực đậm hơn. Trên chất liệu giấy trong, họa sĩ dùng mực và bút lông vẽ một cành mai đầy hoa và nụ, đan xen vào đó là những chiếc lá tùng mỏng manh cùng lá trúc đậm màu. Chúng quấn lấy nhau ở giữa khung tranh. Phương pháp vẽ tùng, trúc, mai khác nhau nhưng khi kết hợp lại tạo nên bức họa tuyệt đẹp, tràn ngập phong nhã. Vì nỗi đau mất nước, Triệu Mạnh Kiên đã đem chúng tạo thành “ba người bạn”, dùng để nói lên chí hướng trong loạn thế vẫn không thay đổi khí tiết trung trinh, đồng thời thể hiện đức tính cao thượng và lòng trung thành của ông.
‘Tuế hàn tam hữu’ là biểu tượng của nhân cách cao quý trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Sau khi được truyền bá sang Nhật Bản, bức tranh mang thêm ý nghĩa trường thọ và trở nên thế tục hơn. Chính điện của hoàng cung thiên hoàng ở Tokyo, Nhật Bản có ba gian điện thờ gọi là “Điện tùng”, “Điện trúc”, “Điện mai”. Trong đó Điện tùng là cấp cao nhất, nơi hoàng gia Nhật tiến hành các nghi lễ trang trọng. Ngoài ra, trong các nhà hàng sushi Nhật Bản, “tùng, trúc, mai” cũng được dùng để chỉ quy cách cấp bậc của món sushi thịt nguội. Các bữa ăn theo set của Nhật Bản cũng sử dụng ba loại cây này để chỉ ra các quy định của món ăn. Nói chung, quy định cao nhất là tùng, tiếp đến là trúc, sau cùng là mai.
Uống Trà Thôi
Theo dkn