Những thời điểm trong ngày không nên uống trà
Trà là loại thức uống quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thời điểm nào cũng phù hợp để sử dụng trà.
Nhâm nhi một tách trà mỗi ngày không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà còn có khả năng cải thiện, phòng chống được rất nhiều chứng bệnh, thậm chí nhiều người cho rằng uống trà hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong sớm. Để tránh phản tác dụng mà trà mang lại, bạn phải biết những thời điểm thích hợp uống trà để phát huy hết công dụng của nó.
Không uống khi bụng đói
Nhiều người lầm tưởng rằng uống 1 ly trà xanh ngay sau khi thức dậy, lúc dạ dày còn trống không sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, thói quen này mang lại nhiều tổn hại hơn so với lợi ích. Polyphenol là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong trà, có khả năng kích thích quá trình sản xuất acid trong dạ dày. Do đó, uống trà khi bụng đói có thể khiến dạ dày bạn cồn cào, gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
Ngoài ra, khi bụng đói, các hoạt chất có trong trà làm cho chất có tính axit và kiềm trong dạ dày mất cân bằng, lâu dài dễ có thể gây ra một số triệu chứng bệnh về dạ dày. Vì vậy, không nên uống trà khi bụng đang đói.
Không uống trước giờ đi ngủ
Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe và tinh thần của bạn. Tuy nhiên, bất kể loại trà nào đều chứa trong mình một hàm lượng caffeine đáng kể. Đây là một loại chất kích thích tự nhiên này thúc đẩy trạng thái hưng phấn, tinh thần tỉnh táo, minh mẫn và tập trung. Vì vậy, uống trà sát giờ đi ngủ có thể khiến bạn trở nên khó ngủ, tăng khả năng thức giấc trong đêm.
Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà là vào ban ngày và đầu giờ tối, ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ. Điều này sẽ tối đa hóa tác dụng thúc đẩy giấc ngủ và sức khỏe có lợi của trà, đồng thời hạn chế những tác dụng tiêu cực của nó.
Không uống thuốc bằng trà
Nếu thường xuyên uống thuốc với trà xanh, dù là vô tình hay do sở thích, bạn cũng nên bỏ thói quen này ngay lập tức. Các dược chất trong thuốc khi kết hợp phản ứng với trà sẽ thúc đẩy và làm tăng nồng độ acid trong dạ dày. Bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc để hạn chế các tác dụng phụ nguy hại xảy ra khi kết hợp trà với thuốc.
Ngoài ra, tuy trà là loại thức uống thanh lọc mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với thuốc có tên bortezomib – loại thuốc có khả năng “đánh bại” với những tế bào ung thư, trà lại là thức uống khắc tinh.
Khi uống thuốc bằng trà, không những khiến một số loại thuốc không phát huy được tác dụng mà đôi khi còn gây ra biến chứng nguy hiểm đến người sử dụng.
Không uống trong và ngay sau bữa ăn
Trà được biết đến với khả năng hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong trà có chứa hợp chất tanin – đây không chỉ là tác nhân chính gây nên vị đắng chát đặc trưng của trà, mà còn phản ứng với các protein, khoáng chất và một số vitamin có trong thức ăn.
Khi tanin kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, sẽ tạo thành các kết tủa gây khó tiêu. Ngoài ra, tanin còn phản ứng với các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, khiến cơ thể khó hấp thu. Sử dụng trà đặc trong hoặc ngay sau bữa ăn trong một thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể, thậm chí gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn.
Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
Nhâm nhi một tách trà mỗi ngày không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà còn có khả năng cải thiện, phòng chống được rất nhiều chứng bệnh, thậm chí nhiều người cho rằng uống trà hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong sớm. Để tránh phản tác dụng mà trà mang lại, bạn phải biết những thời điểm thích hợp uống trà để phát huy hết công dụng của nó.
Không uống khi bụng đói
Nhiều người lầm tưởng rằng uống 1 ly trà xanh ngay sau khi thức dậy, lúc dạ dày còn trống không sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, thói quen này mang lại nhiều tổn hại hơn so với lợi ích. Polyphenol là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong trà, có khả năng kích thích quá trình sản xuất acid trong dạ dày. Do đó, uống trà khi bụng đói có thể khiến dạ dày bạn cồn cào, gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
Ngoài ra, khi bụng đói, các hoạt chất có trong trà làm cho chất có tính axit và kiềm trong dạ dày mất cân bằng, lâu dài dễ có thể gây ra một số triệu chứng bệnh về dạ dày. Vì vậy, không nên uống trà khi bụng đang đói.
Không uống trước giờ đi ngủ
Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe và tinh thần của bạn. Tuy nhiên, bất kể loại trà nào đều chứa trong mình một hàm lượng caffeine đáng kể. Đây là một loại chất kích thích tự nhiên này thúc đẩy trạng thái hưng phấn, tinh thần tỉnh táo, minh mẫn và tập trung. Vì vậy, uống trà sát giờ đi ngủ có thể khiến bạn trở nên khó ngủ, tăng khả năng thức giấc trong đêm.
Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà là vào ban ngày và đầu giờ tối, ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ. Điều này sẽ tối đa hóa tác dụng thúc đẩy giấc ngủ và sức khỏe có lợi của trà, đồng thời hạn chế những tác dụng tiêu cực của nó.
Không uống thuốc bằng trà
Nếu thường xuyên uống thuốc với trà xanh, dù là vô tình hay do sở thích, bạn cũng nên bỏ thói quen này ngay lập tức. Các dược chất trong thuốc khi kết hợp phản ứng với trà sẽ thúc đẩy và làm tăng nồng độ acid trong dạ dày. Bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc để hạn chế các tác dụng phụ nguy hại xảy ra khi kết hợp trà với thuốc.
Ngoài ra, tuy trà là loại thức uống thanh lọc mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với thuốc có tên bortezomib – loại thuốc có khả năng “đánh bại” với những tế bào ung thư, trà lại là thức uống khắc tinh.
Khi uống thuốc bằng trà, không những khiến một số loại thuốc không phát huy được tác dụng mà đôi khi còn gây ra biến chứng nguy hiểm đến người sử dụng.
Không uống trong và ngay sau bữa ăn
Trà được biết đến với khả năng hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong trà có chứa hợp chất tanin – đây không chỉ là tác nhân chính gây nên vị đắng chát đặc trưng của trà, mà còn phản ứng với các protein, khoáng chất và một số vitamin có trong thức ăn.
Khi tanin kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, sẽ tạo thành các kết tủa gây khó tiêu. Ngoài ra, tanin còn phản ứng với các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, khiến cơ thể khó hấp thu. Sử dụng trà đặc trong hoặc ngay sau bữa ăn trong một thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể, thậm chí gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn.
Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng