Sự thư thái và bình yên khi thưởng trà
Trà có sắc thái, nóng lạnh, con người có thăng trầm, vui buồn. Và uống một tách trà, để mọi buồn vui cùng lá trà lắng xuống, không còn lo âu.
Trà là một trong những thức uống lâu đời nhất, hiện cũng được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới chỉ sau nước lọc. Uống trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cùng sự đa dạng trong việc pha chế phù hợp với nhu cầu, sở thích của nhiều người nên sản lượng tiêu thụ trà mỗi năm bằng tổng tiêu thụ của cà phê, sô cô la, nước ngọt và rượu.
Không thể thống kê có bao nhiêu loại trà trên thế giới. Ước tính có khoảng 3.000 loại lá cây được chế biến làm đồ uống và chúng đều được gọi là trà. Uống trà ở Việt Nam được xem là một phong tục tập quán phổ biến, cũng là một thú vui tao nhã mà người xưa thường gọi là "thưởng trà", tức trà không chỉ là một loại thức uống đơn thuần nữa, mà còn là một loại nghệ thuật thưởng thức mang đậm nét văn hóa Việt, giúp con người có những khoảnh khắc thư giãn trong cuộc sống náo nhiệt, bộn bề toan tính.
G.S Trần Ngọc Thêm, một nhà văn hóa học của Việt Nam cũng từng viết: “Người Việt Nam mời nhau uống trà không phải đơn thuần là để giải khát, mà là để biểu hiện một phong độ văn hóa thanh cao, một sự kết giao tri kỷ, một tấm lòng ước mong hòa hợp, một sự tâm đắc của những người đối thoại. Người Việt Nam mời nhau uống trà là để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình, xã hội, chuyện thế thái nhân tình, để cảm thấy trong chén trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây và muôn vật".
Trà có sắc thái, ấm lạnh, con người có thăng trầm, vui buồn. Và uống một tách trà, để mọi buồn vui cùng lá trà lắng xuống, không còn lo âu. Ngay cả giới trẻ giờ đây cũng có xu hướng dùng trà để làm cách giải trí lành mạnh và thanh lịch, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp thư thái đầu óc, khác hẳn so với những cuộc vui chơi, nhậu nhẹt nơi quán xá xô bồ đắt đỏ.
Người xưa có câu rượu ngâm nga, trà liền tay tức là trà phải uống ngay lúc còn nóng mới ngon. Tay nâng ly trà, nhấp từng chút một để cảm thụ hương vị của trà khi chạm vào đầu lưỡi, thẩm thấy vào ruột gan để thấy tâm hồn mình lắng đọng lại. Uống trà còn được ví như uống cả một luồng văn hóa Việt, hương trà còn vấn vương sau khi uống cũng như văn hóa dân tộc luôn còn mãi trong tâm trí của mỗi người Việt, ngay cả khi xa xứ.
Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Khi dâng trà nên mời từ người lớn tuổi nhất, cũng giống như khi mời ăn uống bình thường. Thưởng trà ngon phải được đặt trong không gian thanh tịnh, có như thế thì tác dụng di dưỡng tinh thần của trà mới được đẩy cao đến đỉnh điểm.
Những lúc đầu óc đang bị dao động bởi cảm xúc mạnh, được ngồi xuống thưởng thức một tách trà, bạn sẽ thấy mọi nóng giận đều được rửa trôi nhanh chóng.
Chính vì thiên về sự yên tĩnh, lắng đọng tinh thần nên thời điểm lý tưởng nhất để thưởng trà là khi rảnh rang công việc, lúc sáng sớm, khi buổi tiệc đã tàn, khách khứa đã về, hay trong một mái đình cổ kính, bên một hồ sen thơm ngát,...chứ không nên uống trà khi đang bị bủa vây bởi bận rộn, công việc, hoặc ở những chốn đông người.
Trà đại diện cho sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, tạo không gian để suy ngẫm và khiến đầu óc tỉnh táo. Uống trà để giữ tâm thanh tịnh, mưu điều thiện, tránh điều ác, để lưu giữ một nét văn hóa thanh lịch và tỏa hương. Trà đạo và nghệ thuật thưởng trà chính vì thế đã trở thành một thú vui tao nhã của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, cần được gìn giữ, thẩu hiểu và trân trọng.
Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Trà là một trong những thức uống lâu đời nhất, hiện cũng được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới chỉ sau nước lọc. Uống trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cùng sự đa dạng trong việc pha chế phù hợp với nhu cầu, sở thích của nhiều người nên sản lượng tiêu thụ trà mỗi năm bằng tổng tiêu thụ của cà phê, sô cô la, nước ngọt và rượu.
Không thể thống kê có bao nhiêu loại trà trên thế giới. Ước tính có khoảng 3.000 loại lá cây được chế biến làm đồ uống và chúng đều được gọi là trà. Uống trà ở Việt Nam được xem là một phong tục tập quán phổ biến, cũng là một thú vui tao nhã mà người xưa thường gọi là "thưởng trà", tức trà không chỉ là một loại thức uống đơn thuần nữa, mà còn là một loại nghệ thuật thưởng thức mang đậm nét văn hóa Việt, giúp con người có những khoảnh khắc thư giãn trong cuộc sống náo nhiệt, bộn bề toan tính.
G.S Trần Ngọc Thêm, một nhà văn hóa học của Việt Nam cũng từng viết: “Người Việt Nam mời nhau uống trà không phải đơn thuần là để giải khát, mà là để biểu hiện một phong độ văn hóa thanh cao, một sự kết giao tri kỷ, một tấm lòng ước mong hòa hợp, một sự tâm đắc của những người đối thoại. Người Việt Nam mời nhau uống trà là để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình, xã hội, chuyện thế thái nhân tình, để cảm thấy trong chén trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây và muôn vật".
Trà có sắc thái, ấm lạnh, con người có thăng trầm, vui buồn. Và uống một tách trà, để mọi buồn vui cùng lá trà lắng xuống, không còn lo âu. Ngay cả giới trẻ giờ đây cũng có xu hướng dùng trà để làm cách giải trí lành mạnh và thanh lịch, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp thư thái đầu óc, khác hẳn so với những cuộc vui chơi, nhậu nhẹt nơi quán xá xô bồ đắt đỏ.
Người xưa có câu rượu ngâm nga, trà liền tay tức là trà phải uống ngay lúc còn nóng mới ngon. Tay nâng ly trà, nhấp từng chút một để cảm thụ hương vị của trà khi chạm vào đầu lưỡi, thẩm thấy vào ruột gan để thấy tâm hồn mình lắng đọng lại. Uống trà còn được ví như uống cả một luồng văn hóa Việt, hương trà còn vấn vương sau khi uống cũng như văn hóa dân tộc luôn còn mãi trong tâm trí của mỗi người Việt, ngay cả khi xa xứ.
Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Khi dâng trà nên mời từ người lớn tuổi nhất, cũng giống như khi mời ăn uống bình thường. Thưởng trà ngon phải được đặt trong không gian thanh tịnh, có như thế thì tác dụng di dưỡng tinh thần của trà mới được đẩy cao đến đỉnh điểm.
Những lúc đầu óc đang bị dao động bởi cảm xúc mạnh, được ngồi xuống thưởng thức một tách trà, bạn sẽ thấy mọi nóng giận đều được rửa trôi nhanh chóng.
Chính vì thiên về sự yên tĩnh, lắng đọng tinh thần nên thời điểm lý tưởng nhất để thưởng trà là khi rảnh rang công việc, lúc sáng sớm, khi buổi tiệc đã tàn, khách khứa đã về, hay trong một mái đình cổ kính, bên một hồ sen thơm ngát,...chứ không nên uống trà khi đang bị bủa vây bởi bận rộn, công việc, hoặc ở những chốn đông người.
Trà đại diện cho sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, tạo không gian để suy ngẫm và khiến đầu óc tỉnh táo. Uống trà để giữ tâm thanh tịnh, mưu điều thiện, tránh điều ác, để lưu giữ một nét văn hóa thanh lịch và tỏa hương. Trà đạo và nghệ thuật thưởng trà chính vì thế đã trở thành một thú vui tao nhã của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, cần được gìn giữ, thẩu hiểu và trân trọng.
Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế