Chỉ trong vòng 6 ngày, vua Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, ai là người hiến kế?
Chỉ trong vòng 6 ngày, vua Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, ai là người hiến kế?
Chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đánh tan 290.000 quân Thanh. Đúng trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng chào đón của nhân dân.
Sau khi Nguyễn Huệ rút quân về Nam, tình hình Bắc Hà rối loạn. Vua Lê Chiêu Thống bất tài, dựa vào Nguyễn Hữu Chỉnh để đánh dẹp họ Trịnh, nhưng lại bị Chỉnh sau đó thao túng, biến thành bù nhìn trong tay Chỉnh.
Năm 1787, Nguyễn Huệ cử tướng Vũ Văn Nhậm ra diệt Chỉnh. Lê Chiêu Thống trong cơn sợ hãi đã bỏ trốn. Vũ Văn Nhậm tự ý đưa Lê Duy Cẩn – một con cháu nhà Lê – lên làm chức Giám quốc bù nhìn. Nhậm vốn là tướng của chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt được rồi lại dùng, nay được dịp ra Bắc thao túng mọi việc, rất mất lòng dân.
Để ổn định tình hình Bắc Hà, tháng 5/1787, Nguyễn Huệ đích thân đem quân ra Bắc, vào thẳng dinh Bắc Trấn, trị tội Vũ Văn Nhậm. Lòng dân Thăng Long lại tạm thời được ổn định. Đây là lần thứ hai, Nguyễn Huệ ra Thăng Long. Là người biết trọng dụng nhân tài, Nguyễn Huệ đã tỏ thái độ trân trọng đối với giới sĩ phu Bắc Hà. Nhiều người được yết kiến người anh hùng áo vải, thực lòng ngưỡng mộ, tự nguyện hợp tác với Tây Sơn để lo việc dân việc nước. Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Võ Huy Tấn, Đặng Tiến Đông là những người như vậy.
Cũng năm 1787 sau khi bỏ chạy khỏi Thăng Long, Lê Chiêu Thống đã trốn thoát sang Trung Quốc. Trên bước đường cùng, vì quyền lợi cá nhân ích kỷ, Chiêu Thống đã phản bội tổ quốc, cầu cứu nhà Mãn Thanh để chúng được dịp lấy danh nghĩa phò Lê đưa quân sang xâm lược nước ta với 29 vạn quân, chia làm 3 đạo ồ ạt tiến vào miền Bắc.
Ngô Thì Nhậm nghĩ ra kế chủ động rút khỏi Thăng Long đưa quân bộ về đóng ở Tam Điệp (Ninh Bình), quân thủy về đóng ở Biện Sơn (Thanh Hóa) lập thành phòng tuyến bảo toàn được lực lượng, đưa tin cấp báo vào Phú Xuyên, đợi lệnh quyết định của Nguyễn Huệ.
Ngày 26/12/1788, quân Thanh vào thành Thăng Long, đóng đại bản doanh tại Cung Tây Long và bố trí một hệ thống phòng thủ dày đặc: Phía Nam là một hệ thống đồn lũy mà cứ điểm then chốt là đồn Ngọc Hồi, số quân đóng có 3 vạn, do Hứa Thế Hanh, Phó tướng của Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.
Phía Tây Nam, một đạo quân khác do Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống chỉ huy, đóng đồn chính ở Khương Thượng (nay thuộc quận Đống Đa). Sau khi chiếm được Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị kiêu căng tự mãn, cho quân mặc sức cướp bóc, hãm hiếp. Cả kinh thành náo loạn.
Lê Chiêu Thống ươn hèn, ngày ngày đến chờ trước đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở Cung Tây Long (nay là khu vực Ngân hàng Nhà nước) để chờ nghe lệnh truyền bảo của tướng giặc. Sách Hoàng Lê Nhất Thống chí còn chép cảnh: “Nước Nam ta từ khi có đế vương đến nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì ghi Càn Long, việc gì cũng do viên Tổng đốc, có khác gì đã phụ thuộc vào Trung Quốc”…
Bộ mặt xâm lược của quân Thanh và bộ mặt phản dân hại nước của Lê Chiêu Thống và bè lũ đã lộ rõ. Sĩ phu và nhân dân Bắc Hà vô cùng thất vọng và căm phẫn, chỉ chờ dịp được lãnh đạo nổi dậy.
Ngày 21/12/1788 (tức 24 tháng 11 âm lịch Mậu Thân) đô đốc Tuyết, tướng lĩnh quân Tây Sơn – tức Nguyễn Văn Tuyết vào cấp báo, đến Phú Xuân (Huế ngày nay).
Ngay ngày hôm sau, 22/12/1788 (tức 25 tháng 11 Mậu Thân), chỉ có 6 ngày sau khi quân Thanh vào chiếm Thăng Long, tại Phú Xuân (Huế) Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung, lập tức chỉnh đốn binh mã lên đường ra Bắc tiêu diệt quân ngoại xâm.
Người hiến kế giúp vua Quang Trung phá quân Thanh
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng.
Khi tranh thủ tuyển quân ở Nghệ An, vua Quang Trung mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tới hội kiến, bàn kế đánh giặc. Tại đây, Nguyễn Thiếp đã hiến những mưu kế, giúp vua Quang Trung có cái nhìn đúng đắn về tình hình quân địch, cũng như chiến lược đại phá quân Thanh.
Nguyễn Thiếp nhận định số quân của vua Quang Trung kéo từ miền trong ra chưa đủ để chống đối với giặc, mà trở lại chiêu mộ thêm binh lính thì thời gian không cho phép. Vậy, vua phải tuyển mộ ngay quân lính ở đất Thanh Nghệ, “vì nơi đây là đất thượng võ xưa nay, anh hùng nhiều, mà hảo hán cũng nhiều”.
Bàn về chiến thuật đánh quân Thanh, Nguyễn Thiếp cho rằng: “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Nó có bụng khinh địch. Nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút khó lòng mà được”.
Những ý kiến của Nguyễn Thiếp đều được vua Quang Trung đánh giá cao, với khẳng định “lời tiên sinh nói rất hợp ý trẫm”. Những ý kiến nhận xét của La Sơn phu tử giúp vua Quang Trung củng cố niềm tin chắc thắng vào chiến thuật đánh thần tốc của mình.
Để có thêm quân đánh Thanh, vua Quang Trung thi hành chính sách tòng quân. Trong 10 ngày tuyển quân, Quang Trung đã có thêm khoảng mấy vạn quân, nâng tổng quân số lên tới 10 vạn.
Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, số quân cũ và mới của Quang Trung là 10 vạn, được tổ chức thành 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến.
Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
Các giáo sỹ phương Tây ghi rằng quân của Quang Trung “tiến nhanh như vũ bão… từ Thanh Hoá ra Ninh Bình chỉ mất có một ngày, không quản đường xa khó nhọc đã làm chết nhiều ngựa voi của ông, trong khi người khác phải mất ba bốn ngày”.
Đại phá quân Thanh giải phóng Thăng Long
Ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân (tứ 15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.
Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long (tức Nguyễn Tăng Long) chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo (tức Đặng Xuân Bảo) tiến đánh các đồn phía nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía nam Thăng Long.
Cánh đô đốc Tuyết (tức tướng Nguyễn Văn Tuyết) và đô đốc Lộc (tức Nguyễn Văn Lộc- ông và đô đốc Tuyết được mệnh danh là Tây Sơn thất hổ tướng) theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi.
Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.
Cuộc hành binh thần tốc ra Bắc đánh tan quan Thanh của Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn. Ảnh: Internet
Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.
Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về.
Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.
Cuối cùng, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan 290.000 quân Thanh. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung tiến quân vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.
Thắng lợi đại phá quân Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, không những giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc mà còn thêm một lần nữa đập tan cuồng vọng xâm lược của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Khải Minh biên tập
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đánh tan 290.000 quân Thanh. Đúng trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng chào đón của nhân dân.
Sau khi Nguyễn Huệ rút quân về Nam, tình hình Bắc Hà rối loạn. Vua Lê Chiêu Thống bất tài, dựa vào Nguyễn Hữu Chỉnh để đánh dẹp họ Trịnh, nhưng lại bị Chỉnh sau đó thao túng, biến thành bù nhìn trong tay Chỉnh.
Năm 1787, Nguyễn Huệ cử tướng Vũ Văn Nhậm ra diệt Chỉnh. Lê Chiêu Thống trong cơn sợ hãi đã bỏ trốn. Vũ Văn Nhậm tự ý đưa Lê Duy Cẩn – một con cháu nhà Lê – lên làm chức Giám quốc bù nhìn. Nhậm vốn là tướng của chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt được rồi lại dùng, nay được dịp ra Bắc thao túng mọi việc, rất mất lòng dân.
Để ổn định tình hình Bắc Hà, tháng 5/1787, Nguyễn Huệ đích thân đem quân ra Bắc, vào thẳng dinh Bắc Trấn, trị tội Vũ Văn Nhậm. Lòng dân Thăng Long lại tạm thời được ổn định. Đây là lần thứ hai, Nguyễn Huệ ra Thăng Long. Là người biết trọng dụng nhân tài, Nguyễn Huệ đã tỏ thái độ trân trọng đối với giới sĩ phu Bắc Hà. Nhiều người được yết kiến người anh hùng áo vải, thực lòng ngưỡng mộ, tự nguyện hợp tác với Tây Sơn để lo việc dân việc nước. Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Võ Huy Tấn, Đặng Tiến Đông là những người như vậy.
Cũng năm 1787 sau khi bỏ chạy khỏi Thăng Long, Lê Chiêu Thống đã trốn thoát sang Trung Quốc. Trên bước đường cùng, vì quyền lợi cá nhân ích kỷ, Chiêu Thống đã phản bội tổ quốc, cầu cứu nhà Mãn Thanh để chúng được dịp lấy danh nghĩa phò Lê đưa quân sang xâm lược nước ta với 29 vạn quân, chia làm 3 đạo ồ ạt tiến vào miền Bắc.
Ngô Thì Nhậm nghĩ ra kế chủ động rút khỏi Thăng Long đưa quân bộ về đóng ở Tam Điệp (Ninh Bình), quân thủy về đóng ở Biện Sơn (Thanh Hóa) lập thành phòng tuyến bảo toàn được lực lượng, đưa tin cấp báo vào Phú Xuyên, đợi lệnh quyết định của Nguyễn Huệ.
Ngày 26/12/1788, quân Thanh vào thành Thăng Long, đóng đại bản doanh tại Cung Tây Long và bố trí một hệ thống phòng thủ dày đặc: Phía Nam là một hệ thống đồn lũy mà cứ điểm then chốt là đồn Ngọc Hồi, số quân đóng có 3 vạn, do Hứa Thế Hanh, Phó tướng của Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.
Phía Tây Nam, một đạo quân khác do Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống chỉ huy, đóng đồn chính ở Khương Thượng (nay thuộc quận Đống Đa). Sau khi chiếm được Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị kiêu căng tự mãn, cho quân mặc sức cướp bóc, hãm hiếp. Cả kinh thành náo loạn.
Lê Chiêu Thống ươn hèn, ngày ngày đến chờ trước đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở Cung Tây Long (nay là khu vực Ngân hàng Nhà nước) để chờ nghe lệnh truyền bảo của tướng giặc. Sách Hoàng Lê Nhất Thống chí còn chép cảnh: “Nước Nam ta từ khi có đế vương đến nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì ghi Càn Long, việc gì cũng do viên Tổng đốc, có khác gì đã phụ thuộc vào Trung Quốc”…
Bộ mặt xâm lược của quân Thanh và bộ mặt phản dân hại nước của Lê Chiêu Thống và bè lũ đã lộ rõ. Sĩ phu và nhân dân Bắc Hà vô cùng thất vọng và căm phẫn, chỉ chờ dịp được lãnh đạo nổi dậy.
Ngày 21/12/1788 (tức 24 tháng 11 âm lịch Mậu Thân) đô đốc Tuyết, tướng lĩnh quân Tây Sơn – tức Nguyễn Văn Tuyết vào cấp báo, đến Phú Xuân (Huế ngày nay).
Ngay ngày hôm sau, 22/12/1788 (tức 25 tháng 11 Mậu Thân), chỉ có 6 ngày sau khi quân Thanh vào chiếm Thăng Long, tại Phú Xuân (Huế) Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung, lập tức chỉnh đốn binh mã lên đường ra Bắc tiêu diệt quân ngoại xâm.
Người hiến kế giúp vua Quang Trung phá quân Thanh
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng.
Khi tranh thủ tuyển quân ở Nghệ An, vua Quang Trung mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tới hội kiến, bàn kế đánh giặc. Tại đây, Nguyễn Thiếp đã hiến những mưu kế, giúp vua Quang Trung có cái nhìn đúng đắn về tình hình quân địch, cũng như chiến lược đại phá quân Thanh.
Nguyễn Thiếp nhận định số quân của vua Quang Trung kéo từ miền trong ra chưa đủ để chống đối với giặc, mà trở lại chiêu mộ thêm binh lính thì thời gian không cho phép. Vậy, vua phải tuyển mộ ngay quân lính ở đất Thanh Nghệ, “vì nơi đây là đất thượng võ xưa nay, anh hùng nhiều, mà hảo hán cũng nhiều”.
Bàn về chiến thuật đánh quân Thanh, Nguyễn Thiếp cho rằng: “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Nó có bụng khinh địch. Nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút khó lòng mà được”.
Những ý kiến của Nguyễn Thiếp đều được vua Quang Trung đánh giá cao, với khẳng định “lời tiên sinh nói rất hợp ý trẫm”. Những ý kiến nhận xét của La Sơn phu tử giúp vua Quang Trung củng cố niềm tin chắc thắng vào chiến thuật đánh thần tốc của mình.
Để có thêm quân đánh Thanh, vua Quang Trung thi hành chính sách tòng quân. Trong 10 ngày tuyển quân, Quang Trung đã có thêm khoảng mấy vạn quân, nâng tổng quân số lên tới 10 vạn.
Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, số quân cũ và mới của Quang Trung là 10 vạn, được tổ chức thành 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến.
Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
Các giáo sỹ phương Tây ghi rằng quân của Quang Trung “tiến nhanh như vũ bão… từ Thanh Hoá ra Ninh Bình chỉ mất có một ngày, không quản đường xa khó nhọc đã làm chết nhiều ngựa voi của ông, trong khi người khác phải mất ba bốn ngày”.
Đại phá quân Thanh giải phóng Thăng Long
Ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân (tứ 15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.
Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long (tức Nguyễn Tăng Long) chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo (tức Đặng Xuân Bảo) tiến đánh các đồn phía nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía nam Thăng Long.
Cánh đô đốc Tuyết (tức tướng Nguyễn Văn Tuyết) và đô đốc Lộc (tức Nguyễn Văn Lộc- ông và đô đốc Tuyết được mệnh danh là Tây Sơn thất hổ tướng) theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi.
Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.
Cuộc hành binh thần tốc ra Bắc đánh tan quan Thanh của Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn. Ảnh: Internet
Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.
Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về.
Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.
Cuối cùng, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan 290.000 quân Thanh. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung tiến quân vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.
Thắng lợi đại phá quân Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, không những giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc mà còn thêm một lần nữa đập tan cuồng vọng xâm lược của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Khải Minh biên tập
Team Uống Trà Thôi sưu tầm