CÁCH KHAI ẤM - DƯỠNG ẤM TỬ SA QUÝ TRÀ NHÂN CẦN LƯU Ý
Cách khai ấm Tử Sa
“Nghề chơi trà cũng lắm công phu” Sau khi mua về, để sử dụng được ấm để pha trà, các trà nhân xin chú ý cần phải “Khai ấm” trước khi sử dụng để đánh thức ấm.
Để có được ấm chuẩn - trà ngon thì chúng tôi xin chia sẻ cách thức khai ấm như sau:
1. Dung Hòa
+ Chuẩn bị nước nóng để rửa bên trong và bên ngoài ấm. Mục đích để rửa sạch bụi bẩn trong quá trình vận chuyển, trưng bày, cầm nắm…
Lưu ý: Không dùng những loại giấy giáp hay cọ xoong để rửa và các loại hóa chất tẩy rửa để rửa ấm.
+ Cho ấm vào nồi, đổ nước ngập hơn 2 lần so với ấm và đun lửa nhỏ trong vòng 2 đến 2 tiếng rưỡi, mục đích giúp thổ khí và hỏa khí của ấm được giảm đi. Đun xong để nguội, vớt ấm ra để ráo nước.
2. Phân Giải
Tiếp theo, cho một miếng đậu phụ vào trong ấm. Cho nước ngập ấm đun trong 1 tiếng, nhỏ lửa. Trong đậu phụ có thành phần Thạch Cao sẽ làm phân giải các chất còn dư trong ấm, để nguội dần, vớt ấm ra rửa sạch, để khô.
3. Nhuận Ấm
Cũng chuẩn bị một nồi nước mới, cho nước ngập ấm. Cho một đoạn mía đường vào nồi đun rồi đun một tiếng nhưng phải nhỏ lửa, chất đường thiên nhiên của mía có thể tư nhuận ấm. Sau khi đun xong, để nguội, vớt ấm ra rửa sạch để ráo nước.
4. Tái sinh
Cuối cùng chuẩn bị nồi nước mới với thể tích như cũ, cho nước ngập gấp 2 lần ấm, chọn loại trà mà mình thích nhất khoảng 0,2 kg đến 0,5 kg tùy từng loại cho vào nồi, cho cả vào trong ấm rồi đun nhỏ lửa trong 1 tiếng. Tốt nhất là Ô Long Đài Loan hoặc Thiết Quan Âm, Long Tỉnh.
Đun xong để nguội tự nhiên sau đó vớt ra và có thể dùng được. Qua bước này, ấm đã hút được tinh hoa của trà sẽ không phải là đồ "vô sinh khí" nữa.
Lưu ý: Khi đã chọn một loại trà chuyên dùng để ấm nhuận hương và vị trà thì KHÔNG NÊN dùng các loại trà khác để pha chung với ấm đó vì như vậy sẽ làm mất đi tinh hoa đã được thẩm thấu trong ấm, hương vị lẫn lộn, hỏng sinh khí của ấm, coi như ấm trở về như ấm bình thường.
Cách khai ấm này rất là cầu kỳ, nhưng đối với những người sành trà và đam mê ấm tử sa thì không thể thiếu được một bước nào cả.
Cách dưỡng Ấm Tử Sa
Sau khi đã khai ấm, trà nhân cũng cần lưu ý dưỡng ấm.
Để ấm có thể sử dụng thì chúng ta cần phải khai ấm, nhưng vì ấm đã có sinh khí nên cần phải có quá trình dưỡng ấm sau khi sử dụng một thời gian. Dưỡng ấm cũng cần đảm bảo đúng quy trình để không làm ảnh hưởng đến ấm. Trái với quá trình khai ấm, quá trình dưỡng ấm cần thời gian dài, yêu cầu sự nhẫn nại. Dưỡng ấm cũng như dưỡng tính. Một chiếc ấm được dưỡng tốt nó phải nổi bật lên màu sắc tiềm ẩn bên trong, độ sáng bóng và màu của đất hội tụ bên trong. Ấm trà Tử sa giống như người quân tử, khiêm tốn và nghiêm khắc với chính mình. Có rất nhiều phương pháp dưỡng ấm khác nhau được mỗi trà nhân áp dụng nhưng đều có các nguyên tắc cơ bản giống nhau gồm 5 điểm cần chú ý:
1. Khi pha trà và thưởng trà cần luôn luôn tưới nước trà (trà chuyên dùng pha ấm đó) lên ấm
2. Khi rửa ấm rửa sạch toàn bộ bên trong và bên ngoài ấm, tuyệt đối không sử dụng các hóa chất tẩy rửa.
3. Khi rửa xong, dùng dẻ sạch lau nhẹ nhàng thân và toàn bộ các bộ phận của ấm.
4. Sau khi lau xong để ấm nơi khô ráo sạch sẽ, không phơi dưới ánh nắng mặt trời.
5. Ấm dùng lâu cần có thời gian nghỉ.
Trong quá trình dưỡng ấm cần thường xuyên chú ý từng giọt nước đọng trên các chi tiết nhỏ của ấm, các vị trí dễ đọng nước nếu không được chú ý sẽ khiến chiếc ấm lên nước không đồng đều thậm chí tạo những vết loang trên thân ấm.
Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi về cách khai và dưỡng ấm sẽ giúp cho quý trà nhân cảm nhận hết được tinh hoa của ấm tử sa trà hảo hạng!
Uống Trà Thôi
Theo trà công phu
“Nghề chơi trà cũng lắm công phu” Sau khi mua về, để sử dụng được ấm để pha trà, các trà nhân xin chú ý cần phải “Khai ấm” trước khi sử dụng để đánh thức ấm.
Để có được ấm chuẩn - trà ngon thì chúng tôi xin chia sẻ cách thức khai ấm như sau:
1. Dung Hòa
+ Chuẩn bị nước nóng để rửa bên trong và bên ngoài ấm. Mục đích để rửa sạch bụi bẩn trong quá trình vận chuyển, trưng bày, cầm nắm…
Lưu ý: Không dùng những loại giấy giáp hay cọ xoong để rửa và các loại hóa chất tẩy rửa để rửa ấm.
+ Cho ấm vào nồi, đổ nước ngập hơn 2 lần so với ấm và đun lửa nhỏ trong vòng 2 đến 2 tiếng rưỡi, mục đích giúp thổ khí và hỏa khí của ấm được giảm đi. Đun xong để nguội, vớt ấm ra để ráo nước.
2. Phân Giải
Tiếp theo, cho một miếng đậu phụ vào trong ấm. Cho nước ngập ấm đun trong 1 tiếng, nhỏ lửa. Trong đậu phụ có thành phần Thạch Cao sẽ làm phân giải các chất còn dư trong ấm, để nguội dần, vớt ấm ra rửa sạch, để khô.
3. Nhuận Ấm
Cũng chuẩn bị một nồi nước mới, cho nước ngập ấm. Cho một đoạn mía đường vào nồi đun rồi đun một tiếng nhưng phải nhỏ lửa, chất đường thiên nhiên của mía có thể tư nhuận ấm. Sau khi đun xong, để nguội, vớt ấm ra rửa sạch để ráo nước.
4. Tái sinh
Cuối cùng chuẩn bị nồi nước mới với thể tích như cũ, cho nước ngập gấp 2 lần ấm, chọn loại trà mà mình thích nhất khoảng 0,2 kg đến 0,5 kg tùy từng loại cho vào nồi, cho cả vào trong ấm rồi đun nhỏ lửa trong 1 tiếng. Tốt nhất là Ô Long Đài Loan hoặc Thiết Quan Âm, Long Tỉnh.
Đun xong để nguội tự nhiên sau đó vớt ra và có thể dùng được. Qua bước này, ấm đã hút được tinh hoa của trà sẽ không phải là đồ "vô sinh khí" nữa.
Lưu ý: Khi đã chọn một loại trà chuyên dùng để ấm nhuận hương và vị trà thì KHÔNG NÊN dùng các loại trà khác để pha chung với ấm đó vì như vậy sẽ làm mất đi tinh hoa đã được thẩm thấu trong ấm, hương vị lẫn lộn, hỏng sinh khí của ấm, coi như ấm trở về như ấm bình thường.
Cách khai ấm này rất là cầu kỳ, nhưng đối với những người sành trà và đam mê ấm tử sa thì không thể thiếu được một bước nào cả.
Cách dưỡng Ấm Tử Sa
Sau khi đã khai ấm, trà nhân cũng cần lưu ý dưỡng ấm.
Để ấm có thể sử dụng thì chúng ta cần phải khai ấm, nhưng vì ấm đã có sinh khí nên cần phải có quá trình dưỡng ấm sau khi sử dụng một thời gian. Dưỡng ấm cũng cần đảm bảo đúng quy trình để không làm ảnh hưởng đến ấm. Trái với quá trình khai ấm, quá trình dưỡng ấm cần thời gian dài, yêu cầu sự nhẫn nại. Dưỡng ấm cũng như dưỡng tính. Một chiếc ấm được dưỡng tốt nó phải nổi bật lên màu sắc tiềm ẩn bên trong, độ sáng bóng và màu của đất hội tụ bên trong. Ấm trà Tử sa giống như người quân tử, khiêm tốn và nghiêm khắc với chính mình. Có rất nhiều phương pháp dưỡng ấm khác nhau được mỗi trà nhân áp dụng nhưng đều có các nguyên tắc cơ bản giống nhau gồm 5 điểm cần chú ý:
1. Khi pha trà và thưởng trà cần luôn luôn tưới nước trà (trà chuyên dùng pha ấm đó) lên ấm
2. Khi rửa ấm rửa sạch toàn bộ bên trong và bên ngoài ấm, tuyệt đối không sử dụng các hóa chất tẩy rửa.
3. Khi rửa xong, dùng dẻ sạch lau nhẹ nhàng thân và toàn bộ các bộ phận của ấm.
4. Sau khi lau xong để ấm nơi khô ráo sạch sẽ, không phơi dưới ánh nắng mặt trời.
5. Ấm dùng lâu cần có thời gian nghỉ.
Trong quá trình dưỡng ấm cần thường xuyên chú ý từng giọt nước đọng trên các chi tiết nhỏ của ấm, các vị trí dễ đọng nước nếu không được chú ý sẽ khiến chiếc ấm lên nước không đồng đều thậm chí tạo những vết loang trên thân ấm.
Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi về cách khai và dưỡng ấm sẽ giúp cho quý trà nhân cảm nhận hết được tinh hoa của ấm tử sa trà hảo hạng!
Uống Trà Thôi
Theo trà công phu