Phân biệt Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công
Ấm Tử Sa được mệnh danh là loại ấm phà trà hoàn hảo nhất từ xưa đến nay, khiến bao trà nhân “say đắm”. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, Ấm Tử Sa cũng trở nên đa dạng với nhiều cách chế tác khác nhau khiến nhiều trà hữu chơi ấm bị nhầm lẫn giữa Ấm Tử Sa thủ công và bán thủ công. Hiểu được mong muốn của những người yêu thích Ấm Tử Sa, hôm nay chúng tôi đặc biệt chia sẻ về cách phân biệt Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công một cách chi tiết. Chắc chắn với những thông tin này, bạn có thể tự tin tìm được cho mình những chiếc ấm tuyệt vời nhất
Phân biệt Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công qua cách tạo hình
Trong chính tên gọi chúng ta cũng có thể dễ dàng hiểu được sự khác nhau cơ bản của Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công.
Ấm Tử Sa thủ công là 100% được chế tác bằng tay và công cụ chuyên dụng (những dụng cụ hỗ trợ hoàn thiện thân ấm). Phần quai ấm sẽ được nặn thủ công, các bộ phận của ấm được liên kết với nhau bằng Chi Nê và cuối cùng là Minh Châm chỉnh lý lại toàn bộ phôi ấm.
Ấm Tử Sa bán thủ công là dùng khuôn trợ giúp cà các công cụ chuyên dụng để làm ấm ( tức là có 1 vài bộ phận của ấm được làm bằng khuôn như: thân ấm hoặc vòi ấm, hoặc quai ấm hoặc nắp ấm..). Người thợ cũng đập đất ra thành dải nhưng thay vì chế tác bằng tay như toàn thủ công mà sẽ đặt vào khuôn thạch cao, ấn từ trong ra ngoài rồi tháo khuôn thạch cao, lấy phôi ấm ra và chỉnh sửa lại.
Dựa vào đặc điểm trên chúng ta có thể biết cách mà những người có kinh nghiệm phân biệt Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công. Đối với Ấm Tử Sa toàn thủ công được định hình bằng tay 100%, còn bán thủ công sẽ thông qua khuôn mẫu để hoàn thiện. Phương pháp chế tạo ấm toàn thủ công sẽ có độ khó cao, mất nhiều thời gian và trí lực hơn so với ấm bán thủ công.
Sự khác nhau giữa Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công
Làm Ấm Tử Sa là cả một quá trình với biết bao tâm huyết của những nghệ nhân. Nếu như ấm toàn thủ công dùng mắt và tay để chuẩn hình ấm thì ấm bán thủ công nhờ trợ khuôn mà thành. Vậy là sự khác nhau cơ bản của hai loại ấm này chính là cách “chuẩn hình” (tức là làm chuẩn dáng ấm) cho Ấm Tử Sa.
Chính bởi cách “chuẩn hình” khác nhau mà tác phẩm cuối cùng cho ra cũng có sự khác nhau:
Về ngoại hình: Ấm Tử Sa toàn thủ thể hiện sự cá tính và nghệ thuật làm ấm của nghệ nhân, có thể nó không được hoàn hảo tuyệt đối. Ấm Tử Sa bán thủ lại đại diện cho những quy chuẩn mẫu mực, chu toàn và chính xác hơn.
Về tính độc nhất: Ấm toàn thủ công thường sẽ không có hai chiếc ấm hoàn toàn giống nhau nhưng ấm bán thủ công thì có thể giống nhau vì sản xuất theo cả lô.
Thời gian thay đổi khi nuôi ấm: Ấm toàn thủ công chịu lực từ ngoài vào, khi chịu lực thì kết cấu hạt bề ngoài ấm sẽ thay đổi. Ấm bán thù công thì chịu lực từ trong ra, khi chịu lực thì kết cấu hạt bên trong ấm sẽ thay đổi. Chính vì vậy trong quá trình nuôi ấm, ấm toàn thủ sẽ lên màu nhanh hơn so với âm bán thủ.
Ấm Tử Sa toàn thủ công có giá trị cao hơn Ấm Tử Sa bán thủ công?
Sau khi hiểu cách phân biệt Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công nhiều người nhận định làm ấm toàn thủ sẽ có giá trị cao hơn ấm bản thủ. Bởi họ nhận thấy làm ấm toàn thủ mất nhiều thời gian, sản lượng cho ra thấp, còn thời gian làm ấm bán thủ làm nhanh, sản lượng tạo ra cao nên giá trị của ấm toàn thủ phải cao hơn ấm bán thủ.
Tuy nhiên, đây là một nhận định chưa chính xác 100% bởi sản lượng không phải là nhân tố quyết định đến giá trị của một chiếc Ấm Tử Sa. Chúng ta biết rằng nếu chỉ làm để cho ra số lượng thì một ngày người làm ấm có thể tạo ra 5 cái thân ấm toàn thủ một cách cẩu thả. Một đại sư để có ý tưởng và tạo ra chiếc khuôn có thể mất vài tháng có thể cả năm, mà có thể chiếc khuôn đó chỉ phục vụ cho việc tạo hình cho 1 chiếc ấm duy nhất.
Sự nhìn nhận chính xác nên như sau: điều quyết định giá trị của một tác phẩm Ấm Tử Sa thì ngoài yếu tố là đất làm ra chiếc ấm thì chính là do quan niệm tạo hình, nhân phẩm nghệ đức của người làm ấm chứ không đến từ phương thức tạo hình. Nếu việc vỗ, đập, nối đất có thể cho ra một tác phẩm đẹp thì hãy phát triển nó. Nếu việc vỗ, đập, nối đất không cho ra được kết quả lý tưởng, thì việc dùng khuôn để phụ trợ cũng không có gì là không tốt.
Uống Trà Thôi
Theo hằng trà
Phân biệt Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công qua cách tạo hình
Trong chính tên gọi chúng ta cũng có thể dễ dàng hiểu được sự khác nhau cơ bản của Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công.
Ấm Tử Sa thủ công là 100% được chế tác bằng tay và công cụ chuyên dụng (những dụng cụ hỗ trợ hoàn thiện thân ấm). Phần quai ấm sẽ được nặn thủ công, các bộ phận của ấm được liên kết với nhau bằng Chi Nê và cuối cùng là Minh Châm chỉnh lý lại toàn bộ phôi ấm.
Ấm Tử Sa bán thủ công là dùng khuôn trợ giúp cà các công cụ chuyên dụng để làm ấm ( tức là có 1 vài bộ phận của ấm được làm bằng khuôn như: thân ấm hoặc vòi ấm, hoặc quai ấm hoặc nắp ấm..). Người thợ cũng đập đất ra thành dải nhưng thay vì chế tác bằng tay như toàn thủ công mà sẽ đặt vào khuôn thạch cao, ấn từ trong ra ngoài rồi tháo khuôn thạch cao, lấy phôi ấm ra và chỉnh sửa lại.
Dựa vào đặc điểm trên chúng ta có thể biết cách mà những người có kinh nghiệm phân biệt Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công. Đối với Ấm Tử Sa toàn thủ công được định hình bằng tay 100%, còn bán thủ công sẽ thông qua khuôn mẫu để hoàn thiện. Phương pháp chế tạo ấm toàn thủ công sẽ có độ khó cao, mất nhiều thời gian và trí lực hơn so với ấm bán thủ công.
Sự khác nhau giữa Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công
Làm Ấm Tử Sa là cả một quá trình với biết bao tâm huyết của những nghệ nhân. Nếu như ấm toàn thủ công dùng mắt và tay để chuẩn hình ấm thì ấm bán thủ công nhờ trợ khuôn mà thành. Vậy là sự khác nhau cơ bản của hai loại ấm này chính là cách “chuẩn hình” (tức là làm chuẩn dáng ấm) cho Ấm Tử Sa.
Chính bởi cách “chuẩn hình” khác nhau mà tác phẩm cuối cùng cho ra cũng có sự khác nhau:
Về ngoại hình: Ấm Tử Sa toàn thủ thể hiện sự cá tính và nghệ thuật làm ấm của nghệ nhân, có thể nó không được hoàn hảo tuyệt đối. Ấm Tử Sa bán thủ lại đại diện cho những quy chuẩn mẫu mực, chu toàn và chính xác hơn.
Về tính độc nhất: Ấm toàn thủ công thường sẽ không có hai chiếc ấm hoàn toàn giống nhau nhưng ấm bán thủ công thì có thể giống nhau vì sản xuất theo cả lô.
Thời gian thay đổi khi nuôi ấm: Ấm toàn thủ công chịu lực từ ngoài vào, khi chịu lực thì kết cấu hạt bề ngoài ấm sẽ thay đổi. Ấm bán thù công thì chịu lực từ trong ra, khi chịu lực thì kết cấu hạt bên trong ấm sẽ thay đổi. Chính vì vậy trong quá trình nuôi ấm, ấm toàn thủ sẽ lên màu nhanh hơn so với âm bán thủ.
Ấm Tử Sa toàn thủ công có giá trị cao hơn Ấm Tử Sa bán thủ công?
Sau khi hiểu cách phân biệt Ấm Tử Sa toàn thủ công và bán thủ công nhiều người nhận định làm ấm toàn thủ sẽ có giá trị cao hơn ấm bản thủ. Bởi họ nhận thấy làm ấm toàn thủ mất nhiều thời gian, sản lượng cho ra thấp, còn thời gian làm ấm bán thủ làm nhanh, sản lượng tạo ra cao nên giá trị của ấm toàn thủ phải cao hơn ấm bán thủ.
Tuy nhiên, đây là một nhận định chưa chính xác 100% bởi sản lượng không phải là nhân tố quyết định đến giá trị của một chiếc Ấm Tử Sa. Chúng ta biết rằng nếu chỉ làm để cho ra số lượng thì một ngày người làm ấm có thể tạo ra 5 cái thân ấm toàn thủ một cách cẩu thả. Một đại sư để có ý tưởng và tạo ra chiếc khuôn có thể mất vài tháng có thể cả năm, mà có thể chiếc khuôn đó chỉ phục vụ cho việc tạo hình cho 1 chiếc ấm duy nhất.
Sự nhìn nhận chính xác nên như sau: điều quyết định giá trị của một tác phẩm Ấm Tử Sa thì ngoài yếu tố là đất làm ra chiếc ấm thì chính là do quan niệm tạo hình, nhân phẩm nghệ đức của người làm ấm chứ không đến từ phương thức tạo hình. Nếu việc vỗ, đập, nối đất có thể cho ra một tác phẩm đẹp thì hãy phát triển nó. Nếu việc vỗ, đập, nối đất không cho ra được kết quả lý tưởng, thì việc dùng khuôn để phụ trợ cũng không có gì là không tốt.
Uống Trà Thôi
Theo hằng trà