Tìm hiểu sự phát triển của trà đen

Nếu trà xanh được ưa chuộng tại phương Đông thì ở phương Tây, trà đen mới là loại trà phổ biến. Trải qua hàng trăm năm giao thoa văn hóa, trà đen (hồng trà) thể hiện được giá trị đặc biệt của mình, trở thành một thức uống quen thuộc được yêu thích trên thế giới.

Trà đen (hồng trà) được làm từ lá cây trà Camellia Sinensis, có nguồn gốc giống với trà xanh, nhưng điều làm nên sự khác biệt là cách chế biến. Trà đen là loại trà được lên men (hay còn gọi là oxy hóa) gần như 100%, nhờ đó lá trà có màu nâu đen, hương vị nồng nàn và đậm đà hơn. Tên gọi hồng trà phổ biến ở các nước phương Đông bắt nguồn từ màu sắc nâu đỏ của nước trà.

Các giống trà Camellia Sinensis ở khu vực địa lý khác nhau và cách chế biến trà đen của từng vùng có thể mang đến nhiều loại trà đen với hương vị khác biệt. Có hai phương pháp sản xuất trà đen chủ yếu là phương pháp chính thống (orthodox) và phương pháp CTC (Crush - Tear - Curl).

Lịch sử của trà đen

Trà được coi là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng đó là loại trà xanh thơm ngon, tinh tế đã trở nên phổ biến trong xã hội phương Đông và vẫn là nền tảng của văn hóa trà ngày nay. Khi văn hóa trà lan rộng và trà được chế biến thương mại, xuất khẩu sang các nước láng giềng và cuối cùng mang đi trên khắp các đại dương, người ta đã phát hiện ra rằng trà đen bị oxy hóa nhiều hơn sẽ giữ được độ tươi và hương vị tốt hơn trong những chuyến đi dài ngày so với trà xanh bị oxy hóa ít. Trong những ngày đầu của thương mại qua biên giới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trà đã được lên men, sấy khô và ép thành từng bánh để sử dụng thay cho tiền tệ. Cho đến ngày nay, hầu hết trà đen sản xuất tại Trung Quốc vẫn được chế biến theo cách này.

Người Hà Lan lần đầu tiên mang trà đến châu Âu vào năm 1610, trà đến Anh vào năm 1658 và sau đó nó trở nên phổ biến ở cá thuộc địa của Anh như Mỹ trong suốt những năm 1700. Nhu cầu về trà đã trải qua những bước nhảy vọt trong suốt thế kỷ 17 khi Anh mở rộng nhập khẩu đường từ các thuộc địa Caribbean của mình. Đến 1800, tính trung bình người Anh đã tiêu thụ hàng năm khoảng 2 pound trà và 17 pound đường trên đầu người. Một số giả thuyết cho rằng chính xu hướng thêm đường vào trà đã làm tăng nhu cầu về trà đen mạnh hơn so với việc nhập khẩu món trà xanh tinh tế hơn.

Bước nhảy vọt tiếp theo trong sản xuất trà đen là vào những năm 1800 khi giống cây trà Camellia sinensis assamica được phát hiện vào năm 1823 ở vùng Assam của Ấn Độ. Giống trà bản địa này phù hợp hơn nhiều cho việc sản xuất các lọai trà đen hương vị đậm đà mà thị trường có nhu cầu cao. Không lâu sau, vào năm 1835, người Anh bắt đầu trồng những vườn trà ở vùng Darjeeling của Ấn Độ, gần Nepal. Vì Ấn Độ là thuộc địa của Anh, những loại trà đen khác nhau này nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu phổ biến sang Anh.

Một ly trà đen đậm đà mạnh mẽ là cách hoàn hảo để lấy lại tinh thần và năng lượng tươi sáng cho ngày dài. Hương vị thơm ngon khó cưỡng tới từ những búp trà tươi thiên nhiên được tuyển chọn từ những cánh đồng trà ngon trên thế giới.

Những lợi ích của trà đen

Trà đen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, mặc dù chứa caffeine nhưng hàm lượng caffeine của nó lại là cách tuyệt vời để bổ sung năng lượng. Kết hợp với đặc tính chống oxy hóa, chất tannin tạo nên sức mạnh hỗ trơ tiêu hóa và tác động tích cực đến sức khỏe của người dùng.

Tăng cường khả năng tập trung: Trà đen chứa một axit amin được gọi là L-theanine, kết hợp với caffeine có thể giúp bạn duy trì trạng thái tỉnh táo cho cơ thể. Một tách trà đen sẽ giúp bạn cân bằng giữa công việc bộn bề tại công ty với công việc nhà, tạo ra sự thoải mái, không phải lo lắng nhiều. Trà đen mang lại sự tỉnh táo cần thiết, giúp bạn tập trung và nắm bắt mọi việc.

Bổ sung nhiều năng lượng: Trà đen được coi là vũ khí bí mật khi chứa nhiều caffeine hơn trà xanh hay trà trắng nhưng lại thấp hơn so với cà phê. Điều đó có nghĩa là trà đen cung cấp năng lượng một cách ổn định hơn các chất kích thích chứa caffeine khác.Trà đen chứa một lượng nhỏ theophylline, một chất kích thích có khả năng làm tăng nhịp tim, giúp bạn cảm thấy minh mẫn, tỉnh táo và giàu năng lượng.

Tốt cho tim mạch: Uống trà đen thường xuyên làm giảm mức cholesterol LDL và các yếu tố nguy cơ khác với bệnh tim. Người uống trà đen cũng có lượng chất chống oxy hóa trong máu cao, có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Tốt cho hệ tiêu hóa: Sức khỏe hệ tiêu hóa rất quan trọng. Trà đen có chứa chất chống oxy hóa polyphenol có thể giúp vi khuẩn tốt phát triển đồng thời giảm thiểu vi khuẩn có hại. Nó giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm viêm, thậm chí hỗ trợ giảm cân.

Cải thiện tóc và làn da: Dùng trà đen thường xuyên có thể giúp làn da sáng hơn và tóc óng ả hơn. Các chất chống oxy hóa, tannin, polyphelnol có trong trà đen giúp da mau lành, giảm bọng thâm mắt. Nhờ khả năng giảm stress, trà đen cũng giúp bạn có làn da rạng rỡ, ngăn ngừa quá trình lão hóa. Đối với những người hay cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, hãy nhớ đến trà đen để cải thiện.

Uống trà đen là trải nghiệm thú vị, có rất nhiều loại trà đen cho bạn thưởng thức. Vì thế, hãy chọn cho mình một loại yêu thích, bởi trà đen tốt cho sức khỏe và không bao giờ khiến bạn thất vọng.

Thời gian thích hợp để uống trà

Đây là loại đồ uống truyền thống cho bữa sáng - trà đánh thức các giác quan, khiến bạn cảm thấy hăng hái và phong độ sau khi lăn ra khỏi giường. Thêm một chút sữa sẽ kích hoạt hương vị đậm đà của trà. Mùi vị đậm đà, hương thơm lôi cuốn làm bạn sảng khoái và sẵn sàng chào đón một ngày mới.

Nên dùng trà bữa sáng với đồ ăn sáng. Dù chỉ là bánh vòng với trứng và thịt xông khói hay một bát to sinh tố đào và bơ siêu "xanh" cho bữa ăn đầu tiên trong ngày thì trà đen là đồ uống tốt nhất giúp tăng cường mọi thứ. Vậy hãy bắc ấm đun nước lên, pha trà và bắt đầu một ngày mới với trà với ly trà đen.

Cách pha trà tốt nhất: Để có chất lượng tốt nhất, ngâm trà trong nước mới sôi cho đến khi trà chuyển sang màu hổ phách đậm. Có thể điều chỉnh theo sở thích về độ đậm - thời gian ngâm lâu hơn sẽ cho hương vị đậm đà hơn. Hoặc chỉ cần thêm sữa là bạn có thể thưởng thức món trà sữa có hương vị đậm đà hòa quyện với sữa mượt mà sóng sánh.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết