Tranh 'Những con cáo' giá hơn 42 triệu euro
Tranh sơn dầu "The Foxes" (Những con cáo) của họa sĩ Franz Marc thắng đấu giá 42,6 triệu euro (47,4 triệu USD).
Con số được chốt trong phiên đấu "Thế kỷ 20/21: Giảm giá buổi tối tại London" của Christie's hôm 1/3 (giờ địa phương), cao gấp ba lần kỷ lục đấu giá trước đó của nghệ sĩ. Năm 2008, bức Weidende Pferde III của ông được Sotheby's bán giá 12,3 triệu euro.
Họa sĩ vẽ tranh năm 1913, sử dụng chất liệu sơn dầu biến những con cáo sang hình ảnh trừu tượng, màu sắc hài hòa. Theo Artnet, tác phẩm gợi liên tưởng đến cửa sổ kính màu trong các nhà thờ thời Trung cổ.
Christie's nhận định The Foxes là một trong những bức tranh hiếm và mang tính biểu tượng của Marc. Keith Gill - người đứng đầu Trường phái Ấn tượng và Nghệ thuật Hiện đại của Christie's London - cho biết: "1913 là năm quan trọng đối với Marc. Ông thử nghiệm ngôn ngữ hình ảnh động vật mới, lấy cảm hứng trường phái lập thể và vị lai. Ngôn ngữ hình ảnh này trở thành bước nhảy vọt của họa sĩ trong lĩnh vực tranh trừu tượng".
Theo Thestatesman, học tập phong cách của họa sĩ người Pháp Robert Delaunay, bảng màu của Marc trở nên sống động hơn. Bức tranh vẽ động vật trở thành tuyệt tác của màu sắc và hình khối. Jussi Pylkkänen - chủ tịch toàn cầu của Christie's - nhận định: "The Foxes gói gọn những gì chúng ta ngưỡng mộ ở Marc: sự năng động, màu sắc hấp dẫn, sự cân bằng đáng kinh ngạc và linh hồn của chủ thể - tức con cáo - khiến người xem hoàn toàn đắm chìm vào tranh".
Tác phẩm được ông chủ ngân hàng đầu tư người Do Thái Kurt Grawi mua năm 1928. Theo Christie's, họa sĩ từng buộc phải bán nó cho đạo diễn người Mỹ gốc Đức William Dieterle năm 1940 để giúp gia đình ông sống sót và chạy trốn khỏi Đức Quốc xã. Năm 1961, tranh được doanh nhân người Đức Helmut Horten mua lại và tặng cho bộ sưu tập nghệ thuật của Düsseldorf, trưng bày tại bảo tàng Kunstpalast.
Năm 2017, những người thừa kế của Kurt Grawi yêu cầu thành phố Dusseldorf hoàn trả bức tranh. Tháng 1/2022, sau thời gian dài giằng co về mặt pháp lý, The Foxes được trao lại cho những người thừa kế của Kurt Grawi và đưa ra đấu giá.
Franz Marc (1880-1916) là họa sĩ nổi tiếng người Đức. Cha ông - Wilhelm Marc - chuyên vẽ phong cảnh. Họa sĩ từng theo học Học viện Mỹ thuật Munich. Năm 1903, ông tới Paris, Pháp tham quan nhiều bảo tàng, phòng trưng bày tại đây và sao chép một số tác phẩm để nghiên cứu, phát triển kỹ thuật. Tại Paris, họa sĩ có cơ hội gặp gỡ nhiều nhân vật nổi tiếng của giới nghệ thuật, trong đó có danh họa Vincent Van Gogh và diễn viên Sarah Bernhardt.
Năm 1911, Marc sáng lập Blaue Reiter (Kỵ mã xanh) - tổ chức của các họa sĩ có đóng góp vào sự phát triển của nghệ thuật trừu tượng tại Đức. Từ đây, ông bị cuốn hút bởi chủ nghĩa lập thể, vị lai và sáng tác loạt tác phẩm mang dấu ấn cá nhân. Ông là một trong những nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa biểu hiện Đức. Tranh của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng lớn trên thế giới.
Phiên đấu giá đầu năm của Christie's quy tụ 64 tác phẩm, thu về 182,7 triệu euro (203,4 triệu USD). Trong đó, mức giá cao thứ hai được trả cho bức Triptych 1986-1987 của họa sĩ người Anh Francis Bacon với 38,4 triệu euro (42,8 triệu USD). Đại diện Christie's nhận định tác phẩm gói trọn suy ngẫm của Bacon về nỗi đau, sự cô độc và cái chết.
Cô gái nhắm mắt (1986-1987), vẽ chân dung nàng thơ, nghệ sĩ, đồng nghiệp Janey Longman của họa sĩ Lucian Freud đứng thứ ba với 15,2 triệu euro (16,9 triệu USD).
Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Con số được chốt trong phiên đấu "Thế kỷ 20/21: Giảm giá buổi tối tại London" của Christie's hôm 1/3 (giờ địa phương), cao gấp ba lần kỷ lục đấu giá trước đó của nghệ sĩ. Năm 2008, bức Weidende Pferde III của ông được Sotheby's bán giá 12,3 triệu euro.
Họa sĩ vẽ tranh năm 1913, sử dụng chất liệu sơn dầu biến những con cáo sang hình ảnh trừu tượng, màu sắc hài hòa. Theo Artnet, tác phẩm gợi liên tưởng đến cửa sổ kính màu trong các nhà thờ thời Trung cổ.
Christie's nhận định The Foxes là một trong những bức tranh hiếm và mang tính biểu tượng của Marc. Keith Gill - người đứng đầu Trường phái Ấn tượng và Nghệ thuật Hiện đại của Christie's London - cho biết: "1913 là năm quan trọng đối với Marc. Ông thử nghiệm ngôn ngữ hình ảnh động vật mới, lấy cảm hứng trường phái lập thể và vị lai. Ngôn ngữ hình ảnh này trở thành bước nhảy vọt của họa sĩ trong lĩnh vực tranh trừu tượng".
Theo Thestatesman, học tập phong cách của họa sĩ người Pháp Robert Delaunay, bảng màu của Marc trở nên sống động hơn. Bức tranh vẽ động vật trở thành tuyệt tác của màu sắc và hình khối. Jussi Pylkkänen - chủ tịch toàn cầu của Christie's - nhận định: "The Foxes gói gọn những gì chúng ta ngưỡng mộ ở Marc: sự năng động, màu sắc hấp dẫn, sự cân bằng đáng kinh ngạc và linh hồn của chủ thể - tức con cáo - khiến người xem hoàn toàn đắm chìm vào tranh".
Tác phẩm được ông chủ ngân hàng đầu tư người Do Thái Kurt Grawi mua năm 1928. Theo Christie's, họa sĩ từng buộc phải bán nó cho đạo diễn người Mỹ gốc Đức William Dieterle năm 1940 để giúp gia đình ông sống sót và chạy trốn khỏi Đức Quốc xã. Năm 1961, tranh được doanh nhân người Đức Helmut Horten mua lại và tặng cho bộ sưu tập nghệ thuật của Düsseldorf, trưng bày tại bảo tàng Kunstpalast.
Năm 2017, những người thừa kế của Kurt Grawi yêu cầu thành phố Dusseldorf hoàn trả bức tranh. Tháng 1/2022, sau thời gian dài giằng co về mặt pháp lý, The Foxes được trao lại cho những người thừa kế của Kurt Grawi và đưa ra đấu giá.
Franz Marc (1880-1916) là họa sĩ nổi tiếng người Đức. Cha ông - Wilhelm Marc - chuyên vẽ phong cảnh. Họa sĩ từng theo học Học viện Mỹ thuật Munich. Năm 1903, ông tới Paris, Pháp tham quan nhiều bảo tàng, phòng trưng bày tại đây và sao chép một số tác phẩm để nghiên cứu, phát triển kỹ thuật. Tại Paris, họa sĩ có cơ hội gặp gỡ nhiều nhân vật nổi tiếng của giới nghệ thuật, trong đó có danh họa Vincent Van Gogh và diễn viên Sarah Bernhardt.
Năm 1911, Marc sáng lập Blaue Reiter (Kỵ mã xanh) - tổ chức của các họa sĩ có đóng góp vào sự phát triển của nghệ thuật trừu tượng tại Đức. Từ đây, ông bị cuốn hút bởi chủ nghĩa lập thể, vị lai và sáng tác loạt tác phẩm mang dấu ấn cá nhân. Ông là một trong những nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa biểu hiện Đức. Tranh của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng lớn trên thế giới.
Phiên đấu giá đầu năm của Christie's quy tụ 64 tác phẩm, thu về 182,7 triệu euro (203,4 triệu USD). Trong đó, mức giá cao thứ hai được trả cho bức Triptych 1986-1987 của họa sĩ người Anh Francis Bacon với 38,4 triệu euro (42,8 triệu USD). Đại diện Christie's nhận định tác phẩm gói trọn suy ngẫm của Bacon về nỗi đau, sự cô độc và cái chết.
Cô gái nhắm mắt (1986-1987), vẽ chân dung nàng thơ, nghệ sĩ, đồng nghiệp Janey Longman của họa sĩ Lucian Freud đứng thứ ba với 15,2 triệu euro (16,9 triệu USD).
Uống Trà Thôi
Theo vnexpress