Sư Ông Làng Mai
Sư Ông Làng Mai
Chất liệu: Gỗ Hương GL
Nghệ nhân: Lã Thành Luân
Hoàn tác: Quý II/2022
Sinh tử
sinh sinh, sinh tử sinh
tử sinh sinh tử sinh
tử sinh sinh, sinh tử
tử sinh tử, sinh sinh
Bài thơ này gồm bốn câu mà chỉ có hai chữ sinh và tử. Chưa có bài dịch ra tiếng Việt. Thầy kể lại là bài thơ này được viết trong một buổi họp giữa các nhà tôn giáo về chuyện “sống chung hoà bình”. Hội nghị này được tổ chức năm 1974 tại Tích Lan. Trong suốt ba ngày đầu của hội nghị thầy không mở miệng phát biểu một lời nào, vì các đại biểu nói lý thuyết nhiều quá mà không chịu đề cập đến những vấn đề thực tế. Các nhà lãnh tụ tôn giáo, nhất là các “giáo sư thần học” phí rất nhiều thì giờ để nói về cái ngã của tôn giáo mình. Luôn ba ngày đêm ngồi nghe chán cả lổ tai, thầy ngồi làm thơ. Đây là một trong những bài thơ làm tại phòng hội nghị. Thầy có dịch bài thơ ra Anh văn chuyển cho hai đại biểu Thái Lan và Bỉ coi. Bản dịch đó đã mất. Tôi xin mạo muội dịch nghĩa bằng tiếng Việt như sau:
Từ bao nhiêu đời rồi, sinh tử phát sinh
sinh tử này kéo theo sự phát sinh của sinh tử khác
khi quan niệm về sinh tử phát sinh thì sinh tử cũng phát sinh
và khi quan niệm về sinh tử mất đi thì sự sống chân thực mới phát sinh ra được
các chữ sinh tử trong bài được phân phối như sau:
Từ bao nhiêu đời rồi (sinh sinh) sinh tử đã phát sinh
(sinh tử sinh)
Sinh tử này (tử sinh) kéo theo sự phát sinh (sinh) của sinh tử khác (tử sinh)
Khi quan niệm về sinh tử phát sinh (tử sinh sinh) thì
đó là sinh tử (sinh tử)
Và khi quan niệm về sinh tử mất (tử sinh tử ) thì sự sống
chân thực mới phát sinh ra được (sinh sinh)
Để tôi ráng làm lục bát xem, xin các bạn chớ cười:
tử sinh có tự bao đời
tử sinh lại cứ đón mời tử sinh
tử sinh do niệm tử sinh
niệm kia một dứt, vô sinh chứng liền.
Trích: Tuyển Tập Thơ Nhất Hạnh
Chất liệu: Gỗ Hương GL
Nghệ nhân: Lã Thành Luân
Hoàn tác: Quý II/2022
Sinh tử
sinh sinh, sinh tử sinh
tử sinh sinh tử sinh
tử sinh sinh, sinh tử
tử sinh tử, sinh sinh
Bài thơ này gồm bốn câu mà chỉ có hai chữ sinh và tử. Chưa có bài dịch ra tiếng Việt. Thầy kể lại là bài thơ này được viết trong một buổi họp giữa các nhà tôn giáo về chuyện “sống chung hoà bình”. Hội nghị này được tổ chức năm 1974 tại Tích Lan. Trong suốt ba ngày đầu của hội nghị thầy không mở miệng phát biểu một lời nào, vì các đại biểu nói lý thuyết nhiều quá mà không chịu đề cập đến những vấn đề thực tế. Các nhà lãnh tụ tôn giáo, nhất là các “giáo sư thần học” phí rất nhiều thì giờ để nói về cái ngã của tôn giáo mình. Luôn ba ngày đêm ngồi nghe chán cả lổ tai, thầy ngồi làm thơ. Đây là một trong những bài thơ làm tại phòng hội nghị. Thầy có dịch bài thơ ra Anh văn chuyển cho hai đại biểu Thái Lan và Bỉ coi. Bản dịch đó đã mất. Tôi xin mạo muội dịch nghĩa bằng tiếng Việt như sau:
Từ bao nhiêu đời rồi, sinh tử phát sinh
sinh tử này kéo theo sự phát sinh của sinh tử khác
khi quan niệm về sinh tử phát sinh thì sinh tử cũng phát sinh
và khi quan niệm về sinh tử mất đi thì sự sống chân thực mới phát sinh ra được
các chữ sinh tử trong bài được phân phối như sau:
Từ bao nhiêu đời rồi (sinh sinh) sinh tử đã phát sinh
(sinh tử sinh)
Sinh tử này (tử sinh) kéo theo sự phát sinh (sinh) của sinh tử khác (tử sinh)
Khi quan niệm về sinh tử phát sinh (tử sinh sinh) thì
đó là sinh tử (sinh tử)
Và khi quan niệm về sinh tử mất (tử sinh tử ) thì sự sống
chân thực mới phát sinh ra được (sinh sinh)
Để tôi ráng làm lục bát xem, xin các bạn chớ cười:
tử sinh có tự bao đời
tử sinh lại cứ đón mời tử sinh
tử sinh do niệm tử sinh
niệm kia một dứt, vô sinh chứng liền.
Trích: Tuyển Tập Thơ Nhất Hạnh