Cảnh giới cao nhất của giáo dục là gì?

Cảnh giới cao nhất của giáo dục là gì?

Có câu chuyện kể về lòng tốt của một cậu bé như thế này. Vào một buổi sáng sớm sau khi cơn bão đi qua, có một người đàn ông đi tản bộ trên bờ biển. Ông ta nhìn thấy rất nhiều con sao biển bị bão táp đêm qua cuốn lên và mắc cạn ở đó, có lẽ đến cả ngàn con. Người đàn ông biết rằng chẳng bao lâu nữa, mặt trời lên và nước sẽ bị cát hút khô, những con sao biển ấy sẽ bị chết hết.

Đang suy nghĩ như vậy, ông ta nhìn thấy trên bờ biển có một cậu bé không ngừng nhặt những con sao biển lên và ném chúng xuống biển. Người đàn ông tiến lại gần đứa trẻ và nói: “Này cậu bé, có hàng trăm, ngàn con, cháu cứu không nổi đâu!”

“Cháu biết điều đó!” Cậu bé không ngừng nhặt và trả lời.

Người đàn ông nói tiếp: “Ồ! Vậy cháu vẫn tiếp tục ném những con sao này xuống biển sao? Có ai quan tâm đâu?”

Cậu bé vẫn không ngừng nhặt và nói: “Nhưng những con sao nhỏ này quan tâm!”

Nhà thơ Tagore từng nói: “Mục đích của giáo dục là phải truyền tải được hơi thở của mạng sống cho con người”. Bởi vậy, “giáo dục” là bắt đầu từ việc tôn trọng sinh mệnh, khiến nhân tính hướng thiện, khiến con người có tấm lòng rộng mở, và càng phải khơi dậy được “thiện căn” tốt đẹp của con người.

Một điều rất hiển nhiên rằng, con người có cả mặt Thiện lẫn mặt Ác. Mục đích của giáo dục là khiến linh hồn của con người được tôi luyện, vượt qua ác tính mà trở nên thuần Thiện. Giáo dục là giáo dục linh hồn con người, chứ không chỉ đơn thuần là nhồi nhét các nhận thức và tri thức lý trí. Mục đích cuối cùng của giáo dục là lâu dài và vĩ đại. Nếu không, tri thức càng nhiều, thì chỉ càng nguy hại đối với nhân loại và đối với sinh mệnh.

Hiện nay, việc giáo dục trong trường học thường không coi trọng việc giáo dưỡng nhân cách cơ bản, đạo đức cơ bản, tình cảm cơ bản của học sinh. Điều đó khiến cho một số học sinh thờ ơ, lãnh đạm với mạng sống của người khác, thờ ơ với thế sự, đến mức lạnh lùng cay nghiệt.

Vậy nên, một vị chuyên gia giáo dục Nhật Bản đã nói một câu như thế này: “Chúng ta cần bồi dưỡng cho học trò đối mặt với một khóm cúc dại mà cảm xúc dâng trào, trống ngực đập thình thịch” . Loại tình cảm này cũng chính là cảm xúc của cậu bé trước những con sao biển bị mắc cạn trên bờ biển ở câu chuyện trên.

Nếu như một người nhìn thấy một con vật hoặc một loài cây cỏ mà không thấy có giá trị gì, sẵn sàng chà đạp, thì cho dù điểm số các môn học ở trường đạt rất cao, cũng đã mất đi giá trị nhân sinh đáng quý trong đời.

Tôn trọng con người, tôn kính vũ trụ, chính là tôn trọng sự tồn tại của sinh mệnh, biết được sinh mệnh là vô cùng trân quý. Con người không được tự dưng cướp đoạt sinh mệnh, cho dù đó là những sinh mệnh thấp thế nào đi nữa.

Là một người mà đối với sinh vật hoặc động vật đều không hề có tình cảm yêu mến, thì có thể hy vọng người đó tôn trọng với sinh mệnh cao hơn hay không? Trái lại, là một người mà trong lòng luôn tràn ngập tình yêu thương, quan tâm tới cây cỏ, hay dù là một con cá nhỏ, thì đối với sinh mệnh cao hơn, đối với tính mạng con người, người đó cũng sẽ tôn trọng.

“Không gì bi thương hơn những ai có trái tim đã chết”. Một người mà lạnh lùng vô cảm đối với thế giới bên ngoài thì chính là một người không còn hy vọng. Một dân tộc thờ ơ coi thường mạng sống của người dân là một dân tộc không có tương lai.

Trong giáo dục, có lẽ có rất nhiều công việc cụ thể phải làm, có rất nhiều việc cụ thể phải nắm bắt. Nhưng cảnh giới giáo dục cao nhất, việc bồi dưỡng học trò tốt nhất, chính là bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng những giá trị nhân văn, trong đó căn bản nhất, quan trọng nhất chính là đánh thức lương tri biết trân quý, tôn trọng sinh mệnh của học trò..

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 12,775 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết