Người biết cho đi tuy phước chưa tới nhưng họa chắc chắn rời xa

Người biết cho đi tuy phước chưa tới nhưng họa chắc chắn rời xa
Người có lòng quảng đại chân thành chắc chắn sẽ có cuộc sống an yên.
Người biết cho đi mà không mong cầu nhận lại, phước tuy chưa tới nhưng họa chắc chắn rời xa.

Cho đi là quyên góp tài chính và vật chất, sức lực của bản thân để giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn. Thậm chí, hiến tặng thời gian, trí tuệ và sử dụng nguồn lực của bản thân để giúp đỡ, giải cứu người khác khỏi khó khăn.

Sự cho đi chân chính là sự tận tâm vô vị lợi, không tìm kiếm bất cứ thứ gì để đền đáp và không tham lam. Cho dù bạn làm tổn thương ai đi chẳng nữa thì cũng chính bạn đã tự làm tổn thương chính mình. Có thể bây giờ chưa thấy hậu quả nhưng sau này sẽ thấy.

Việc bạn làm cho người khác cũng chính là làm cho chính mình. Theo những lời Phật dạy về lòng biết ơn, bất kể bạn làm gì với người khác, người thực sự nhận được “quả” đầu tiên không phải là người ta, mà là chính bạn.

Tương tự như thế, khi bạn cho người khác, người thực sự nhận được lợi không là người khác mà là chính bản thân của bạn. Những gì bạn cho người khác thực tế là cho chính mình.

Hãy viết ơn những cơ hội Hãy biết ơn những người cho bạn cơ hội. Cảm ơn những người cho bạn sự khôn ngoan; Hãy biết ơn những người đã đồng hành cùng bạn trong suốt chặng đường.

Lời Phật dạy về cho và nhận

Trong sáu Ba La Mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ) thì Bố thí đứng đầu, vì nó làm nền tảng cho cả sáu Ba La Mật. Nó bao gồm tiền bạc, trí tuệ, tinh thần của mình.

Bố thí đại khái có thể chia thành 3 loại: Tài khí: tức bố thí tiền, pháp thí: tức bố thí pháp, vô úy thí: tức bố thí sự không sợ hãi. Cả ba loại bố thí đều có mang lại công đức.

Ba món Bố trí mà ta vừa kể trên (Tài, Pháp, Vô úy) thuộc về vật thí. Còn người cho và người nhận, ta đã sơ xuất bỏ qua. Ba yếu tố cho ra sự Bố thí quan trọng lắm, nếu thiếu một trong 3 cái đó thì sẽ không có sự Bố thí.

Đức Phật dạy, nếu ta tham lam, keo kiệt, không bao giờ biết làm phước bố thí cho ai, thì kiếp sau ta sẽ chịu cảnh nghèo khổ, Nếu biết chi đi bằng cái tâm, kiếp sau bạn sẽ tái sinh trong cảnh giàu sang, tiền của đầy đủ.

Khi bố thí nên làm với tâm tư bi, tôn trọng, bình đẳng thì mới có ý nghĩa và giá trị, phần thưởng sau này sẽ vô cùng lớn.

Hiện nay có một số người quyên góp để được nổi tiếng, để công chúng biết rằng họ đang làm việc tốt, quyên góp để được công chúng công nhận.

Cốt lõi cơ bản của bố thí nằm ở “lòng từ bi”. Cái gọi là “đại từ bi và đại bi đối với tất cả chúng sinh, đại hỷ và đại bố thí” là bài học hằng ngày mà người Phật tử phải đọc thuộc lòng, và đó cũng là niềm tin và nguyện vọng không gì lay chuyển được.


Đỗ Thu Nga
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
2 0 15,533 10
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết