Làm người khó nhất là gì?

Làm người khó nhất không phải là giàu có, thành công, nổi danh mà khó nhất lương thiện
Phật dạy, lương thiện là một loại trí tuệ, hơn nữa còn là trí tuệ đỉnh cao. Bởi để thiện cần phải có sự hiểu biết, có đôi mắt sáng để phân biệt đúng sai, có tính kiên nhẫn để kiềm chế bản thân, không để bị hoàn cảnh xung quanh làm khuấy động tâm can.

"Nhân chi sơ, tính bản thiện" - con người sinh ra phẩm chất đầu tiên chính là lương thiện. Thế nhưng, lòng lương thiện có thể dần mất đi nếu chúng ta không biết cách gìn giữ và phát huy.

Đức Phật dạy, lương thiện là đạo đức, nhưng lương thiện cũng là một loại trí tuệ. Người thông minh chưa chắc đã lương thiện, nhưng người lương thiện chắc chắn là người thông minh nhất.

Để làm người lương thiện, chúng sanh nhất định phải "khắc cốt ghi tâm" 3 điểm này:

1. KHÔNG TRANH CÃI VỚI NGƯỜI KHÁC

Trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử có nói: "Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện". Nghĩa là, người thiện thì không tranh cãi, người tranh cãi thì không còn lương thiện nữa.

Người tốt sẽ không nói lời gian dối, người gian dối thì không phải người tốt. Khi có sự việc bất đồng, người lương thiện không tranh giành đúng sai, người lương thiện biết đưa ra quan điểm, biết nhẫn nhịn bỏ qua. Bởi nhẫn nhịn là cảnh giới cao nhất của tu dưỡng.

Người lương thiện không hiếu thắng cãi cố. Người lương thiện chỉ dùng lời nói, hiểu biết của mình để chứng minh mình đúng, không tranh cãi với người khác. Cao hơn nữa là dùng hành động chứng minh, thông qua thực tiễn để làm rõ mọi việc.

Tranh cãi sẽ mất tu dưỡng, cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng, trong lúc cãi vã có thể nảy sinh lòng sân hận, sự thù ghét, kết khẩu nghiệp, mất đi tính đúng đắng của lời nói. Người nói sai ta không nên hùa theo, người nói đúng ta không nên phụ họa cái đúng. Đó là người hiểu biết, lương thiện.

2. KHÔNG DỒN ÉP NGƯỜI KHÁC

Phật dạy làm người quan trọng nhất là có "tâm". Tâm ấy không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh. Người đi tới đường cùng, không nên dồn ép, người đã thấy được cái sai không nên vạch mặt, người đã nhận lỗi không nên hạch sách... Cho người khác 1 con đường, ấy là lương thiện.

Đạo xuất phát từ "tâm", tâm hướng tới người. Có tâm ắt hưởng phúc lành. Vì thế, đạo tốt nhất đẹp nhất cần lấy con người làm trung tâm, có tốt cho người thì làm, không tốt cho người thì tránh.

Cho nhau cơ hội thứ hai, cuộc đời không chỉ thiện hơn mà còn tình hơn, lương thiện và nhân văn, cảm thông và chí tình.

3. KHÔNG NÊN TỰ HÃM BẢN THÂN

Lương thiện là một loại phúc khí mà con người sinh ra đã có trong mình. Bản chất con người là lương thiện, không cần cố gắng cũng lương thiện. Vì thế đừng tự kìm hãm bản tính lương thiện của bản thân lại vì một chút danh, lợi, tiền, tình.

Đạo Phật luôn hướng con người đến sự lương thiện. Tức là giải thoát chúng sinh khỏi ràng buộc khổ đau, trở về với bản ngã nguyên sơ, tốt đẹp buổi ban đầu. Học Phật không hẳn để làm người tốt hơn, học Phật là để tìm ra chính bản thân mình, tìm ra những giá trị chân – thiện – mỹ vốn có.

Thế nên Phật giáo mới chủ trương, trong mỗi con người đều có Phật tính, tu Phật là để phát huy Phật tính đó một cách cao nhất. Trong mỗi người đều có thiện lương, tu dưỡng để phát huy thiện lương một cách cao nhất.

Đừng tự hãm bản thân trong vòng quay của tham, sân, si, của dục vọng và những toan tính, thiện bất cứ khi nào có thể, như bản năng, như điều bình thường nhất của cuộc sống.

Phật dạy, làm người lương thiện là cách hóa giải những muộn phiền tốt nhất trong đời sống này.

Đỗ Thu Nga
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 17,094 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết