Trương Đại Thiên - họa sĩ tỷ USD
Trương Đại Thiên được mệnh danh "Ông hoàng hội họa Trung Quốc" khi các tác phẩm của ông có tổng trị giá hàng tỷ USD.
Hôm 30/4, bức Mô phỏng 'Thiên lý giang sơn' của Vương Hy Mạnh do Trương Đại Thiên (1899-1983) sáng tác được Sotheby's Hong Kong đấu giá ở mức 370 triệu HKD (hơn 47 triệu USD), lập kỷ lục tranh đắt giá nhất của họa sĩ. Theo The Value, sự kiện cho thấy "cơn sốt Trương Đại Thiên" chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tác phẩm của ông vẫn được các nhà sưu tập thèm khát.
Trước đó, năm 2021, hai tác phẩm của Trương Đại Thiên được đấu giá hàng chục triệu USD, gồm Xuân vân hiểu ái (27 triệu USD) và Bích phong cổ tự (25,5 triệu USD). Nghệ sĩ còn có hàng chục tác phẩm đắt giá khác, như Đào nguyên (34,7 triệu USD, được vợ chồng tỷ phú Lưu Ích Khiêm mua năm 2016), Thu Hi (24,8 triệu USD)...
Theo Sohu, từ những năm 1920 đến nay, tác phẩm của Trương Đại Thiên ngày càng được săn đón, giúp nghệ sĩ trở thành "Ông hoàng" làng hội họa Trung Quốc. Theo thống kê của hãng Artprice (Pháp), năm 2016, tổng trị giá tác phẩm được đấu giá của Trương Đại Thiên đạt 350 triệu USD, cao hơn tranh của Picasso trong năm đó. Từ năm 1993 tới 2019, tác phẩm được bán của Trương Đại Thiên đạt tổng trị giá hơn 2,6 tỷ USD.
Trương Đại Thiên sinh năm 1899 ở tỉnh Tứ Xuyên, vào cuối triều đại Thanh. Thuở nhỏ, ông học hội họa từ mẹ và anh trai, Trương Thiện Tử - họa sĩ sở trường vẽ hổ. Thời thanh niên, ông sang Nhật Bản du học, sau đó phiêu bạt nhiều quốc gia. Trương Đại Thiên được gọi là họa sĩ của những chuyến lữ hành. Vì nhiều lý do, nửa cuối đời, ông không quay lại cố hương. Họa sĩ sống tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Argentina, Brazil, Mỹ, Pháp, Đài Loan.
Theo The Value, Trương Đại Thiên trở thành bậc thầy hội họa nhờ phong cách biến hóa, sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật. Ông tinh thông từ vẽ chân dung, chinh muông tới sơn thủy, hoa lá. Nghệ sĩ để lại lượng tác phẩm đồ sộ bởi mỗi năm, ông sáng tác khoảng 500 bức tranh. Dù sinh sống ở hải ngoại, Trương Đại Thiên luôn nói tác phẩm của ông đều bắt nguồn từ nghệ thuật truyền thống Trung Quốc.
Chẳng hạn, bức Mô phỏng 'Thiên lý giang sơn' của Vương Hy Mạnh được lấy cảm hứng từ tranh của họa sĩ thời Bắc Tống Vương Hy Mạnh. Gọi là "mô phỏng" nhưng thực tế, ông mượn ý tứ của tiền nhân để sáng tạo tác phẩm mang phong cách cá nhân. Chẳng hạn, gợn sóng trong tranh Vương Hy Mạnh được vẽ bằng mực đen còn gợn sóng trong tác phẩm của Trương Đại Thiên được tạo thành từ mực đen và các màu lạnh, ấm, tạo thành những đường uốn mềm mại, tạo cảm giác lấp lánh.
Trên New York Times, Timothy Taylor, chủ một phòng tranh ở London, nhận định ngày nay, thiết bị điện tử tạo nên những làn sóng làm thay đổi mạnh mẽ quan niệm văn hóa, thẩm mỹ. Sự đón nhận với tác phẩm của Trương Đại Thiên cho thấy sự tồn tại mãnh liệt của văn hóa truyền thống hàng nghìn năm.
Trương Đại Thiên quảng giao, luôn có bạn bè, học trò vây quanh. Một trong sự kiện được chú ý nhiều nhất trong cuộc đời ông là lần gặp Picasso tại biệt thự của huyền thoại Tây Ban Nha ở thành phố Nice, Pháp ngày 29/7/1956.
Trong lần gặp gỡ, hai họa sĩ trao đổi về nghệ thuật phương Đông và phương Tây. Theo cuốn sách Trương Đại Thiên của Nhà xuất bản Mỹ thuật Hồ Nam năm 2015, bấy giờ, Trương Đại Thiên lật giở tập vẽ của Picasso, ngạc nhiên khi thấy ông học vẽ theo phương pháp của người Trung Quốc. Trương Đại Thiên khâm phục tinh thần học hỏi của Picasso - lúc đó 75 tuổi. Cuộc gặp gỡ được gọi là thời khắc lịch sử trong giao lưu văn hóa Đông - Tây.
Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Hôm 30/4, bức Mô phỏng 'Thiên lý giang sơn' của Vương Hy Mạnh do Trương Đại Thiên (1899-1983) sáng tác được Sotheby's Hong Kong đấu giá ở mức 370 triệu HKD (hơn 47 triệu USD), lập kỷ lục tranh đắt giá nhất của họa sĩ. Theo The Value, sự kiện cho thấy "cơn sốt Trương Đại Thiên" chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tác phẩm của ông vẫn được các nhà sưu tập thèm khát.
Trước đó, năm 2021, hai tác phẩm của Trương Đại Thiên được đấu giá hàng chục triệu USD, gồm Xuân vân hiểu ái (27 triệu USD) và Bích phong cổ tự (25,5 triệu USD). Nghệ sĩ còn có hàng chục tác phẩm đắt giá khác, như Đào nguyên (34,7 triệu USD, được vợ chồng tỷ phú Lưu Ích Khiêm mua năm 2016), Thu Hi (24,8 triệu USD)...
Theo Sohu, từ những năm 1920 đến nay, tác phẩm của Trương Đại Thiên ngày càng được săn đón, giúp nghệ sĩ trở thành "Ông hoàng" làng hội họa Trung Quốc. Theo thống kê của hãng Artprice (Pháp), năm 2016, tổng trị giá tác phẩm được đấu giá của Trương Đại Thiên đạt 350 triệu USD, cao hơn tranh của Picasso trong năm đó. Từ năm 1993 tới 2019, tác phẩm được bán của Trương Đại Thiên đạt tổng trị giá hơn 2,6 tỷ USD.
Trương Đại Thiên sinh năm 1899 ở tỉnh Tứ Xuyên, vào cuối triều đại Thanh. Thuở nhỏ, ông học hội họa từ mẹ và anh trai, Trương Thiện Tử - họa sĩ sở trường vẽ hổ. Thời thanh niên, ông sang Nhật Bản du học, sau đó phiêu bạt nhiều quốc gia. Trương Đại Thiên được gọi là họa sĩ của những chuyến lữ hành. Vì nhiều lý do, nửa cuối đời, ông không quay lại cố hương. Họa sĩ sống tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Argentina, Brazil, Mỹ, Pháp, Đài Loan.
Theo The Value, Trương Đại Thiên trở thành bậc thầy hội họa nhờ phong cách biến hóa, sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật. Ông tinh thông từ vẽ chân dung, chinh muông tới sơn thủy, hoa lá. Nghệ sĩ để lại lượng tác phẩm đồ sộ bởi mỗi năm, ông sáng tác khoảng 500 bức tranh. Dù sinh sống ở hải ngoại, Trương Đại Thiên luôn nói tác phẩm của ông đều bắt nguồn từ nghệ thuật truyền thống Trung Quốc.
Chẳng hạn, bức Mô phỏng 'Thiên lý giang sơn' của Vương Hy Mạnh được lấy cảm hứng từ tranh của họa sĩ thời Bắc Tống Vương Hy Mạnh. Gọi là "mô phỏng" nhưng thực tế, ông mượn ý tứ của tiền nhân để sáng tạo tác phẩm mang phong cách cá nhân. Chẳng hạn, gợn sóng trong tranh Vương Hy Mạnh được vẽ bằng mực đen còn gợn sóng trong tác phẩm của Trương Đại Thiên được tạo thành từ mực đen và các màu lạnh, ấm, tạo thành những đường uốn mềm mại, tạo cảm giác lấp lánh.
Trên New York Times, Timothy Taylor, chủ một phòng tranh ở London, nhận định ngày nay, thiết bị điện tử tạo nên những làn sóng làm thay đổi mạnh mẽ quan niệm văn hóa, thẩm mỹ. Sự đón nhận với tác phẩm của Trương Đại Thiên cho thấy sự tồn tại mãnh liệt của văn hóa truyền thống hàng nghìn năm.
Trương Đại Thiên quảng giao, luôn có bạn bè, học trò vây quanh. Một trong sự kiện được chú ý nhiều nhất trong cuộc đời ông là lần gặp Picasso tại biệt thự của huyền thoại Tây Ban Nha ở thành phố Nice, Pháp ngày 29/7/1956.
Trong lần gặp gỡ, hai họa sĩ trao đổi về nghệ thuật phương Đông và phương Tây. Theo cuốn sách Trương Đại Thiên của Nhà xuất bản Mỹ thuật Hồ Nam năm 2015, bấy giờ, Trương Đại Thiên lật giở tập vẽ của Picasso, ngạc nhiên khi thấy ông học vẽ theo phương pháp của người Trung Quốc. Trương Đại Thiên khâm phục tinh thần học hỏi của Picasso - lúc đó 75 tuổi. Cuộc gặp gỡ được gọi là thời khắc lịch sử trong giao lưu văn hóa Đông - Tây.
Uống Trà Thôi
Theo vnexpress