Nhẫn nhịn

TẠI SAO CÓ LÝ LẠI CÀNG PHẢI NHẪN NHỊN?

“Cô kia, nhanh lại đây!” Khách hàng hét lớn, ông ta chỉ vào chiếc ly trước mặt, hằm hằm nói: “Nhìn đi! Sữa của cô hỏng rồi, nó làm cho tách hồng trà của tôi cũng bị hư theo.”
“Thật xin lỗi!” Cô phục vụ xin lỗi, vừa cười vừa nói: “Tôi sẽ lập tức đổi cho ngài ly khác.”
Tách hồng trà mới nhanh chóng được chuẩn bị, giống với tách trà ban đầu được để cạnh chiếc đĩa, có cho thêm chanh với sữa. Cô gái nhẹ nhàng đặt tách trà trước mặt vị khách, dịu dàng nói: “Tôi có thể góp ý cho ngài không, nếu đã cho chanh vào trà thì không nên cho thêm sữa, bởi vì có lúc độ chua của chanh có thể làm cho sữa vón cục.”
Mặt của vị khách bỗng đỏ lên, ông ta nhanh chóng uống hết tách trà rồi rời khỏi quán.
Có người cười rồi hỏi cô phục vụ: “Rõ ràng là ông ta sai, sao cô không nói thẳng ra? Ông ta gọi cô thô lỗ như vậy, sao sắc mặt cô không có chút thay đổi vậy?”
Bởi vì chính sự thô lỗ của ông ta nên phải dùng biện pháp mềm dẻo để giải quyết: "Bởi vì là lẽ phải nên không cần phải to tiếng.”
Cô gái nói: “Những người không có lý, sẽ thường to tiếng lấn át người khác, những người có lý sẽ dùng cách ôn hòa để kết bạn!”
Mọi người đều gật đầu cười, điều này làm họ càng có ấn tượng tốt với quán ăn. Những ngày sau đó, mỗi lần nhìn thấy cô phục vụ mọi người đều nhớ đến đạo lý “Lấy nhu khắc cương”, chỉ cần nhìn ánh mắt của họ cũng đã chứng minh lời của cô gái trẻ này thật chính xác. Mọi người thường thấy, ông khách từng thô lỗ đó cư xử nhã nhặn và nói chuyện nhẹ nhàng với cô phục vụ.
Bài học rút ra: Chúng ta thường cho rằng “cứng lý thì mạnh miệng” trong giao tiếp, thường bỏ qua cách giao tiếp tuyệt vời “cứng lý mà ôn hòa”. Người ta nói lý lẽ không ở lời nói to hay không, càng huống hồ bạn thật sự có lý? Ngược lại, đối với sự không hiểu biết và thô lỗ của người khác, chúng ta sẽ dùng cách báo thù hay sử dụng biện pháp “lấy nhu khắc cương”? Đừng quên rằng: Phải dùng hòa khí để kết bạn!

Sưu tầm
0 0 15,971 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết